Tết 2023

Ngày đẹp tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ cuối năm

Tỉa chân nhang hay tỉa chân hương, rút chân nhang và dọn dẹp bàn thờ là những việc quan trọng của nhiều gia đình Việt trong dịp cuối năm để chứng tỏ sự tôn kính đối với thần linh và những người đã khuất, đồng thời để cầu mong may mắn, bình an cho một năm mới.

Để mang lại may mắn cho gia đình, nhiều gia chủ thường chọn ngày tốt, giờ đẹp để tỉa chân nhang dọn dẹp bàn thờ.

Bạn đang xem bài: Ngày đẹp tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ cuối năm

Ngày tốt tỉa chân nhang dọn dẹp bàn thờ cuối năm 2021 âm lịch

Ngày đẹp nhất để tỉa chân nhang năm 2021 âm lịch là ngày 22/12 âm lịch, tức 24/1/2022. Bạn nên tranh thủ thời gian để làm các công việc dọn dẹp bàn thờ vào ngày này. 

Nhiều gia đình Việt thường tỉa chân nhang vào ngày 23 tháng Chạp, ngày cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Thời gian cúng ông Táo thường diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Sau khi tiễn ông Táo, mới tiến hành dọn dẹp bàn thờ để không mạo phạm thần linh. Thời gian tốt nhất để thực hiện là từ 8h đến 11h55 hoặc 13h đến 17h55, tránh khoảng thời gian 12-13 giờ.

tia chan nhang 1

Tuy nhiên, một số người cho rằng, việc dọn dẹp bàn thờ là thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, thần linh nên chỉ cần chọn ngày đẹp để thực hiện là được.

Những ngày lành thích hợp để bao sái, tỉa chân nhang bàn thờ cuối năm:

Ngày 24 tháng Chạp tức ngày 26/1/2022. Đây là ngày tốt nhất trong tháng. Bạn có thể chọn ngày này để dọn dẹp bàn thờ tổ tiên vào ngày này sẽ có một năm mới ấm no, hạnh phúc, vạn sự như ý, làm ăn phát đạt. Giờ tốt nhất trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), hoặc giờ Tỵ (9 -11 giờ), và giờ Mùi (13 – 15 giờ).

Ngày 28 tháng Chạp tức ngày 30/1/2022. Đây là ngày tốt để làm những việc lớn, mang đến niềm vui, may mắn, thuận lợi, tài lộc. Giờ tốt nhất để tiến hành lau dọn bàn thờ là 5- 7 giờ (giờ Mão), 9 – 11 giờ (giờ Tỵ), 15 – 17 giờ (giờ Thân), 19- 20 giờ (giờ Tuất).

Ngày 29 tháng Chạp (tức 31/1/2022. Đây cũng là một ngày Hoàng đạo cuối cùng, gia chủ nên nhanh chóng dọn dẹp để tăng khí vượng cho gia đình. Những giờ tốt trong ngày này là giờ Thìn (7 – 9 giờ), giờ Tỵ (9-11 giờ).

Giờ tốt để tiến hành việc tỉa chân nhang là khoảng từ 6h đến hơn 11h hoặc từ 13h đến hơn 17h. Công việc bao sái bàn thờ, tỉa chân hương này phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối, thực hiện xong trong ngày.

Ai là người tỉa chân hương

Việc dọn dẹp bàn thờ và tỉa chân nhang vào các ngày quan trọng như ngày rằm, mùng 1, giỗ, tết… thường được thực hiện bởi người đàn ông trụ cột trong nhà hoặc người đảm đương việc cúng lễ thường ngày như ông bà, bố mẹ.

Trước khi tiến hành bao sái bàn thờ, tỉa chân hương thì người thực hiện cần tắm giặt sạch sẽ, trang phục gọn gàng nghiêm chỉnh.

Các bước lau dọn bàn thờ cuối năm

Bước 1: Chuẩn bị

  • Đĩa cúng hoa quả tuỳ tâm.
  • Rượu gừng.
  • Khăn lau sạch chuyên để lau bàn thờ.

Bước 2: Trước khi dọn dẹp, gia chủ bày hoa quả cúng lên bàn thờ, thắp 1 nén hương và khấn xin phép gia tiên/các quan thần linh để được dọn dẹp bàn thờ.

Văn khấn lau dọn bàn thờ

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ… tại… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm… con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ… chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Bước 3: Khi hương tàn hết thì mới bắt đầu dọn.

Bước 4: Hạ các đồ muốn lau trên bàn thờ xuống để lau. Chú ý, không được hạ và di chuyển bát hương và không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.

Bước 5: Dùng khăn sạch ngâm rượu gừng để lau các đồ thờ, sau đó dùng khăn khô sạch lau lại lần nữa.

Bước 5: Bao sái, rút tỉa chân hương. Chi tiết về nghi lễ này, mời các bạn theo dõi trong bài “Cách tỉa chân nhang (hương) chuẩn chỉ, không lo bị “phạm”.

Bước 6: Đặt lại đồ cúng lên bàn thờ, thay nước, thay chum gạo muối (nếu có).

Bước 7: Khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Thông thường, các gia đình có 2 ban thờ trong nhà là ban thờ Thổ công và ban thờ gia tiên. Với các gia đình kinh doanh có thêm bàn thờ Thần Tài.

Các ban thờ đều có thể tỉa chân hương và cách tiến hành đơn giản như ở trên đã trình bày.

Ngoài ngày tốt để tỉa chân hương ở trên, các bạn có thể truy cập vào mục “Tết 2022” của Quantrimang.com để tìm hiểu thêm những phong tục, công việc cần làm trong dịp tết Nguyên Đán sắp đến như ngày tốt cúng tất niên, cách cúng giao thừa đúng, cúng ông Công ông Táo ngày nào đẹp…

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tết 2023

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button