Giáo dục

Nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển

Đề bài: Nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển

nghi luan ve cau noi thieu suc tuong tuong tri thuc khong co tiem nang phat trien

Bạn đang xem bài: Nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển

Nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển

 

1. Dàn ý Nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển

1. Mở bài

Tri thức chính là nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Bởi vậy mà có người từng nhận định rằng: “Thiếu sức tưởng tượng, tri thức sẽ không có tiềm năng phát triển”.

2. Thân bài

– Cắt nghĩa câu nói:
+ “Tri thức” là những kiến thức mà ta nắm bắt, ta hiểu biết được qua quá trình học tập và lĩnh hội.
+ “Trí tưởng tượng” là khả năng nhìn xa, liên tưởng ra những bước đường, hướng phát triển, hướng vận dụng phù hợp với tri thức.
=> Nếu tri thức là nền tảng thì trí tưởng tượng là cơ sở khơi dậy tiềm năng của trí thức, để nó phát huy hết những tác dụng của chính mình trong đời sống.

– Dẫn chứng về vai trò của trí tưởng tượng:
+ Những giám đốc kinh doanh đều dùng trí tưởng tượng của mình để mở ra những “viễn cảnh” của từng thị trường tiêu thụ → Đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
+ Những nhà sáng tạo, chuyên gia thiết kế cũng dùng trí tưởng tượng của mình để tạo nên những sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Một biên kịch phim muốn có một bộ phim hay phải bằng quan sát, suy nghĩ và tưởng tượng trong từng tình huống, đi theo từng diễn biến, tạo ra những tình tiết hấp dẫn, gay cấn lôi cuốn người xem.

– Vai trò của trí tưởng tượng đối với học sinh:
+ Khi học môn toán, đặc biệt là hình học không gian, chúng ta phải dùng óc tưởng tượng của mình một cách tốt nhất để giải quyết vấn đề
+ Với môn Vật lý, Hoá học, Sinh học chúng ta cũng cần có trí tưởng tượng phong phú để đưa ra các cách giải thích, lý giải các hiện tượng.
+ Với môn văn học, trí tưởng tượng giúp ta thấu hiểu hơn những nỗi đau khổ của nhân vật.
– Không được đánh đồng tưởng tưởng với ảo tượng, xa rời thực tế

3. Kết bài

Muốn phát triển không thể nghèo sức tưởng tượng, muốn giàu có không thể làm những cái mà người khác đã làm, phải khác biệt và duy nhất, phải sáng tạo mới bền vững và tạo sức thu hút, hấp dẫn.
 

2. Bài văn mẫu Nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển

Tri thức chính là nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân và cộng đồng. Tri thức có vai trò rất quan trọng trong mọi thời đại, song , nếu tri thức chỉ dựa trên lý thuyết mà không có sự tưởng tượng, óc sáng tạo thì sẽ không được tận dụng và phát triển tối đa. Bởi vậy mà có người từng nhận định rằng: “Thiếu sức tưởng tượng, tri thức sẽ không có tiềm năng phát triển”.

“Tri thức” là những kiến thức mà ta nắm bắt, ta hiểu biết được qua quá trình học tập và lĩnh hội. “Trí tưởng tượng” là khả năng nhìn xa, liên tưởng ra những bước đường, hướng phát triển, hướng vận dụng phù hợp với tri thức. Trí tưởng tượng giúp tri thức được vận dụng một cách linh hoạt trong từng điều kiện hoàn cảnh phù hợp từ đó ngày càng phát triển nhằm đạt được mục đích cuối cùng của con người. Nếu tri thức là nền tảng thì trí tưởng tượng là cơ sở khơi dậy tiềm năng của trí thức, để nó phát huy hết những tác dụng của chính mình trong đời sống.

Trong thực tế, ta thấy được vai trò của trí tưởng tượng vô cùng lớn. Những giám đốc kinh doanh đều dùng trí tưởng tượng của mình để mở ra những “viễn cảnh” của từng thị trường tiêu thụ, từng mặt hàng, nhu cầu khách hàng để có chiến lược kinh doanh phù hợp. Những nhà sáng tạo, chuyên gia thiết kế cũng dùng trí tưởng tượng của mình để tạo nên những sản phẩm phù hợp và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Dựa trên những hiểu biết có sẵn, trí tưởng tượng giúp con người bay cao hơn trong công việc, vươn tới những chân trời mới của sự sáng tạo, thành công đến nhờ rất nhiều ở khả năng tưởng tượng. Một biên kịch phim muốn có một bộ phim hay phải bằng quan sát, suy nghĩ và tưởng tượng trong từng tình huống, đi theo từng diễn biến, tạo ra những tình tiết hấp dẫn, gay cấn lôi cuốn người xem. Một diễn viên không chỉ cần kỹ năng diễn xuất mà còn phải tưởng tượng, đặt mình vào vai diễn để có những cảm xúc chân thật nhất của nhân vật, cùng khóc cùng cười với cái diễn mới có thể thuyết phục được khán giả xem truyền hình. Một nhà văn, nhà thơ cũng vậy, từ rung động tinh tế với thiên nhiên, vạn vật, với đời sống xã hội.

Bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần phải có trí tưởng tượng phong phú để xử lý những tình huống đặt ra, thậm chí là bất ngờ trong đời sống. Trí tưởng tưởng rất quan trọng và không thể thiếu được. Nếu tri thức được đúc rút từ những gì đã trải qua, từ quá khứ thì trí tưởng tưởng mang đến cho chúng ta cái nhìn xa hơn, cái nhìn của một tương lai sẽ đến, giúp ta định hướng cách giải quyết và lựa chọn con đường phù hợp hơn.

Với mỗi học sinh, trí tưởng tượng càng cần thiết hơn bao giờ hết. Khi học môn toán, đặc biệt là hình học không gian, chúng ta phải dùng óc tưởng tượng của mình một cách tốt nhất để giải quyết vấn đề đặt ra. Với môn Vật lý, Hoá học, Sinh học chúng ta cũng cần có trí tưởng tượng phong phú để đưa ra các cách giải thích, lý giải các hiện tượng, phỏng đoán các hiện tượng xảy ra, để từ đó tiếp nhận và sáng tạo ra những cái hay, cái mới trên cái đã có, đã biệt. Đặc biệt, đối với môn Văn học, trí tưởng tượng giúp bước vào thế giới của các nhân vật, giúp ta thấu hiểu hơn những nỗi đau khổ của nhân vật. Trí tưởng tượng giúp chúng ta cảm thông trước số phận hồng nhan bạc mệnh của nàng Kiều trước nỗi khổ bên tình bên hiếu, chấp nhận bán mình chuộc cha. Ta biết đau đớn trước một Chí Phèo đắng cay như thế nào khi ngày cả cái quyền làm người đơn giản nhất cũng bị xã hội cự tuyệt. Để ta biết đồng cảm với lối sống của nho sĩ xưa với lối sống “nhàn thân mà không nhàn tâm” cùng Nguyễn Khuyến, cảnh sống bình dị của một lão nông tri điền xem danh lợi chỉ như giấc chiêm bao. Phải có trí tưởng tượng phải biết đặt mình vào trong cảnh ngộ của từng nhân vật, trong đời sống và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ khi giá trị còn người bị đồng tiền chà đạp và vùi dập mới đau và thấu hiểu được sự đau khổ tột cùng của từng nhân vật và thẩm thấu được những giá trị nhân văn tốt đẹp mà các tác phẩm mang lại.

Giá trị của tưởng tượng rất lớn trong cuộc sống, tuy nhiên, không được đánh đồng tưởng tưởng với ảo tượng. Nhiều người làm tưởng vào sự tưởng tượng, họ ảo tưởng vào những giá trị của bản thân, ảo tưởng vào những điều xa vời mà không phù hợp, xã rời thực tế để rồi vỡ mộng, gánh chịu hậu quả khôn lường.

Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, thời đại 4.0 lớn mạnh, hơn gì hết, trí tưởng tượng vô cùng cần thiết. Chúng ta không thể mãi mãi ngồi chực chờ tri thức từ người khác, không thể copy sao chép tất cả sự sáng tạo của người khác mà phải nỗ lực sáng tạo, phải có khả năng tưởng tượng dồi dào, linh hoạt và phong phú.

Muốn phát triển không thể nghèo sức tưởng tượng, muốn giàu có không thể làm những cái mà người khác đã làm, phải khác biệt và duy nhất, phải sáng tạo mới bền vững và tạo sức thu hút, hấp dẫn. Nếu đã có trí thức đừng để tri thức ấy “chết” trong mớ lý thuyết suông mà hãy tư duy, tưởng tượng.

——————–HẾT——————–

Nghị luận xã hội là dạng đề quen thuộc trong chương trình Ngữ văn THPT, để rèn luyện kĩ năng viết bài, cùng với Nghị luận về câu nói: Thiếu sức tưởng tượng, tri thức không có tiềm năng phát triển, các em có thể tham khảo thêm: Nghị luận xã hội về thành công qua câu nói:  “Thành công chỉ đến khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện bản thân mình” , Nghị luận về câu nói: Cuộc đời không phải là đường chạy, Nghị luận về câu nói: Con người sống cần phải biết ước mơ, Nghị luận về câu nói: Ở đời không có bước đường cùng.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/nghi-luan-ve-cau-noi-thieu-suc-tuong-tuong-tri-thuc-khong-co-tiem-nang-phat-trien/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button