Giáo dục

Nghị luận về Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống

Đề bài: Nghị luận về Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống

nghi luan ve tinh than tu giac cua con nguoi trong cuoc song

Bạn đang xem bài: Nghị luận về Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống

Nghị luận về Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống

I. Dàn ý Nghị luận về Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống.

2. Thân bài

* Giải thích:
– “Tự giác” là sự chủ động tìm hiểu và làm những công việc thuộc trách nhiệm của bản thân mà không cần ai nhắc nhở, đôn đốc.
– Người có tính tự giác sẽ luôn chủ động hoàn thành tốt công việc của mình mà không bao giờ đùn đẩy công việc của mình cho người khác.
=> Tự giác là một phẩm chất tốt đẹp của con người, nó giúp con người trở nên trách nhiệm, năng động và là yếu tố quan trọng giúp con người thực hiện được những kế hoạch, mục tiêu.

* Bàn luận về vai trò của tinh thần tự giác:
– Tinh thần tự giác giúp chúng ta trở nên nhanh nhạy trong việc nhận thức vấn đề và những yêu cầu trong học tập, công việc.
– Khi có ý thức tự giác, con người sẽ chủ động thực hiện những công việc, kế hoạch cá nhân, nhờ vậy mà mang đến kết quả công việc tốt, hoàn thành những mục tiêu và nâng cao giá trị của bản thân.
– Người sống tự giác cũng sẽ không quản ngại những khó khăn, thách thức bởi họ luôn chủ động trong mọi việc.
– Nhận được sự yêu quý, tín nhiệm của mọi người xung quanh.
– Tinh thần tự giác còn có khả năng lan tỏa rộng rãi, đó là nguồn năng lượng tích cực để mọi người học hỏi, noi theo.
=> Mỗi người trong xã hội đều có tinh thần tự giác sẽ giúp cho xã hội ngày càng phát triển giàu mạnh, văn minh.

* Liên hệ thực tế:
– Dẫn chứng về tinh thần tự giác.
– Vẫn có rất nhiều người thiếu tinh thần tự giác, sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm

* Bài học:
– Ý thức tự giác không phải là năng lực bẩm sinh, nó được hình thành do quá trình rèn luyện lâu dài.
– Là học sinh, chúng ta cần chủ động, tích cực trong học tập, rèn luyện mà không cần ai nhắc nhở, đốc thúc.
– Xây dựng thời gian biểu, kế hoạch học tập hợp lí và cố gắng thực hiện theo những kế hoạch ấy.
– Tôn trọng tập thể, có ý thức trách nhiệm trước những công việc chung.

3. Kết bài

Rút ra kết luận chung

II. Bài văn mẫu Nghị luận về Tinh thần tự giác của con người trong cuộc sống (Chuẩn)

Trong xã hội hiện đại, để có một cuộc sống ý nghĩa và đạt được những thành công, hạnh phúc trong công việc, cuộc sống, bên cạnh việc nỗ lực, cố gắng không ngừng cho những đam mê thì chúng ta còn cần có tinh thần tự giác. Tinh thần tự giác không chỉ giúp chúng ta làm chủ cuộc sống của bản thân mà còn là “chìa khóa” giúp chúng ta mở ra những cơ hội mới.

“Tự giác” là sự chủ động tìm hiểu và làm những công việc thuộc trách nhiệm của bản thân mà không cần ai nhắc nhở, đôn đốc. Người có tính tự giác sẽ luôn chủ động hoàn thành tốt công việc của mình mà không bao giờ đùn đẩy công việc của mình cho người khác, họ cũng là những người có trách nhiệm với bản thân, với công việc và những người xung quanh. Có thể nói tự giác là một phẩm chất tốt đẹp của con người, nó giúp con người trở nên trách nhiệm, năng động và là yếu tố quan trọng giúp con người thực hiện được những kế hoạch, mục tiêu.

Tự giác là kết tinh của ý chí, trách nhiệm và quyết tâm bên trong mỗi con người. Trong cuộc sống, tinh thần tự giác có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tinh thần tự giác giúp chúng ta trở nên nhanh nhạy trong việc nhận thức vấn đề hay những yêu cầu trong học tập, công việc, cuộc sống, từ đó thôi thúc con người thực hiện thông qua những hành động cụ thể. Khi có ý thức tự giác, con người sẽ chủ động thực hiện những công việc, kế hoạch cá nhân, nhờ vậy mà mang đến kết quả công việc tốt, hoàn thành những mục tiêu và nâng cao giá trị của bản thân. Người sống tự giác cũng sẽ không quản ngại những khó khăn, thách thức bởi họ luôn chủ động trong mọi việc, không chỉ trong nhận thức, đánh giá vấn đề mà họ còn tìm ra được những giải pháp tối ưu để khắc phục những khó khăn ấy. Người sống tự giác còn nhận được sự yêu quý, tín nhiệm của mọi người xung quanh. Hơn nữa, tinh thần tự giác còn có khả năng lan tỏa rộng rãi, đó là nguồn năng lượng tích cực để mọi người học hỏi, noi theo.

Mỗi người trong xã hội đều có tinh thần tự giác sẽ giúp cho xã hội ngày càng phát triển giàu mạnh, văn minh. Học sinh tự giác học tập không chỉ mang đến kết quả học tập tốt, giúp người học tiến bộ và hoàn thiện từng ngày mà còn giúp cho thầy cô và bố mẹ vui lòng. Người nông dân tự giác trong hoạt động sản xuất sẽ làm cho năng suất công việc tăng, nâng cao thu nhập cho cá nhân, gia đình. Những người nhân viên văn phòng tự giác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao cũng giúp cho những dự án, kế hoạch thành công với chất lượng và hiệu quả cao.

Ngược lại, nếu không có tinh thần tự giác, con người sẽ trở nên thụ động, sống ích kỉ vô trách nhiệm. Mất đi tinh thần tự giác, con người sẽ bỏ lỡ những cơ hội, thời cơ tốt để phát triển, bởi vậy mà những người không có tinh thần tự giác sẽ khó gặt hái được những thành công. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp rất nhiều những người lười biếng, sống ỷ lại, phụ thuộc vào bố mẹ và mọi người xung quanh, đó còn là những người sống không mục đích, lí tưởng, vô trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Cũng có không ít người thiếu tự giác trong việc thực hiện những công việc chung, đùn đẩy trách nhiệm của mình cho người khác.

Ý thức tự giác không phải là năng lực bẩm sinh, nó được hình thành do quá trình rèn luyện lâu dài. Là học sinh, chúng ta cần chủ động, tích cực trong học tập, rèn luyện mà không cần ai nhắc nhở, đốc thúc. Trong học tập cũng như cuộc sống cần loại bỏ thói quen lười biếng, chần chừ, chúng ta hãy tự tạo cho mình những thói quen tốt bởi “gieo thói quen sẽ gặt tính cách”. Tính tự giác sẽ không tự nhiên có, bởi vậy mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện hàng ngày. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần xây dựng thời gian biểu, kế hoạch học tập hợp lí và cố gắng thực hiện theo những kế hoạch ấy. Bên cạnh đó, chúng ta còn cần tôn trọng tập thể, có ý thức trách nhiệm trước những công việc chung.

Tự giác là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi con người hiện đại chúng ta cần tự trang bị cho mình. Ý thức tự giác không chỉ giúp chúng ta làm chủ cuộc sống mà còn mở ra những cơ hội mới để chúng ta chạm tay đến thành công.

—————-HẾT—————

Bên cạnh Tinh thần tự giác, Thuthuat.Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá còn giới thiệu đến các em rất nhiều những chủ đề nghị luận hay khác như: Nghị luận về tinh thần tương thân tương ái, Nghị luận xã hội 200 chữ về tính lịch sự và tế nhị, Nghị luận xã hội 200 chữ về tình yêu thương, Nghị luận Suy nghĩ về tình bạn. Các em hãy cùng tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết và có kĩ năng viết bài nghị luận thành thạo nhé!

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/nghi-luan-ve-tinh-than-tu-giac-cua-con-nguoi-trong-cuoc-song/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button