Đề bài: Nghị luận về vấn đề: Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị
Bạn đang xem bài: Nghị luận về vấn đề: Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị
Nghị luận về vấn đề: Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị
I. Dàn ý Nghị luận về vấn đề: Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị (Chuẩn)
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị.
2. Thân bài
a. Giải thích vấn đề nghị luận
– Câu nói đã nhấn mạnh sự bình đẳng trong cách đánh giá, nhận thức giá trị tồn tại cốt lõi của con người.
– Giá trị của con người là phạm trù thể hiện ý nghĩa tồn tại và là yếu tố cốt lõi thể hiện nét độc đáo riêng biệt của mỗi một cá thể.
b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
– Con người là sinh vật nhỏ bé giữa những chông gai, thử thách của cuộc đời và không có bất cứ ai sinh ra trong sự toàn vẹn và hoàn hảo.
– Để khẳng định giá trị cốt lõi của bản thân, con người cần trải qua quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng.
– Đồng thời, chúng ta cần tôn trọng giá trị, ý nghĩa tồn tại của những người xung quanh, bởi mỗi một con người khi sinh ra đều mang trong mình những ý nghĩa tồn tại nhất định.
– Lật lại vấn đề: lên án, phê phán những con người có thái độ sống kiêu căng, ngạo mạn hoặc tự ti, mặc cảm.
c. Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức đúng đắn về năng lực của bản thân
– Duy trì, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân.
– Cần tránh xa thái độ sống kiêu căng, tự phụ và sự thu mình, tự ti.
3. Kết bài
Khái quát vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.
II. Bài văn mẫu Nghị luận về vấn đề: Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị (Chuẩn)
“Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu trên mặt đất, in dấu trong tim người khác”. Câu nói trên đã hàm chứa một nội dung sâu sắc về giá trị tồn tại của con người. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị”. Quan điểm thể hiện sự khẳng định vai trò, ý nghĩa của mỗi một con người trong bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ.
Bằng cách nói trực tiếp và sự đối xứng giữa hai vế, câu nói trên đã gợi lên những suy ngẫm sâu sắc về giá trị con người, nhấn mạnh sự bình đẳng trong cách đánh giá, nhận thức giá trị tồn tại cốt lõi của con người. Giá trị của con người là phạm trù thể hiện ý nghĩa tồn tại và là yếu tố cốt lõi thể hiện nét độc đáo riêng biệt của mỗi một cá thể. Như chúng ta đã biết, con người là sinh vật nhỏ bé giữa những chông gai, thử thách của cuộc đời và không có bất cứ ai sinh ra trong sự toàn vẹn và hoàn hảo. Để khẳng định giá trị cốt lõi của bản thân, con người cần trải qua quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng, không ngừng mở mang vốn hiểu biết của bản thân và thực hiện những hoài bão, ước mơ bằng những hành động thiết thực. Đồng thời, chúng ta cần tôn trọng giá trị, ý nghĩa tồn tại của những người xung quanh, bởi “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp”. Mỗi một con người khi sinh ra đều mang trong mình những ý nghĩa tồn tại nhất định. Nếu các thầy cô giáo có công lao to lớn trong sự nghiệp “trồng người” vĩ đại thì những người chiến sĩ ngày đêm vẫn nắm chắc tay súng bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền dân tộc. Nếu các nhà khoa học đem đến những phát minh tiến bộ, hữu ích trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì những người lao công vẫn ngày đêm làm sạch từng con đường, từng tuyến phố,…
Ý thức về giá trị tồn tại của bản thân là điều quan trọng và chi phối quan điểm, thái độ sống và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công, thất bại của mỗi một con người. Tuy nhiên, việc nhận thức đúng và đủ về giá trị cốt lõi của bản thân là điều không hề dễ dàng. Như chúng ta đã biết, trong cuộc sống vẫn tồn tại những người kiêu căng, tự phụ, đề cao năng lực, giá trị của bản thân và coi thường người khác, xuất phát từ việc quá đề cao cái “tôi” cá nhân. Đối lập với sự ngạo mạn, ngông cuồng là lối sống tự ti về giá trị của bản thân. Đó là những con người luôn sống thu mình, khép kín và mang trong mình những mặc cảm của sự tự ti, không nhận thức được điểm mạnh của bản thân để phát huy và cố gắng vươn tới thành công.
Giá trị của bản thân là yếu tố cốt lõi để khẳng định ý nghĩa tồn tại của con người trong cuộc sống. Bởi vậy, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về năng lực của bản thân để duy trì, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân và cố gắng, nỗ lực để vươn tới sự thành công đích thực. Đồng thời, con người cần tránh xa thái độ sống kiêu căng, tự phụ và sự thu mình, tự ti.
Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định ý nghĩa đúng đắn mà câu nói trên thể hiện. Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần xác lập thái độ đúng đắn trong việc đánh giá năng lực của bản thân và người khác, tránh sự kiêu căng ngạo mạn cũng như sự tự ti, mặc cảm.
———————HẾT———————–
Ai sinh ra trên đời cũng sẽ có một sứ mệnh, một giá trị riêng biệt, bài Nghị luận về vấn đề: Không có cuộc đời nào tầm thường, không có ai vô giá trị trên đây đã cùng các em tìm hiểu, bàn luận về vấn đề giá trị sống cũng như thái độ của mỗi người đối với chính bản thân mình. Bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 12 khác như: Nghị luận: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác nữa, Nghị luận xã hội: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp, Nghị luận xã hội: Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn, Nghị luận xã hội Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/nghi-luan-ve-van-de-khong-co-cuoc-doi-nao-tam-thuong-khong-co-ai-vo-gia-tri/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục