Giáo dục

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám

nghi luan xa hoi 200 chu ve hau qua cua loi song an bam

Bạn đang xem bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám

Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám
 

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

a. Giải thích và nêu biểu hiện của lối sống ăn bám
– Giải thích: ăn bám là lối sống phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác
– Biểu hiện: không nỗ lực hoạt động, rèn luyện mà luôn trông chờ vào người khác.

b. Tác hại của lối sống ăn bám
– Dẫn đến sự trì trệ, thụ động trong công việc và cản trở ý chí nỗ lực của con người.
– Tạo nên tâm lí thích hưởng thụ, không có động lực để học hỏi, rèn luyện kĩ năng.
– Con người sẽ trở nên yếu đuối và dễ dàng từ bỏ, thất bại, gục ngã trước những khó khăn thử thách.
– Lối sống ăn bám sẽ biến chúng ta trở thành gánh nặng của người khác và cản trở sự phát triển của xã hội.

c. Nguyên nhân:
Do tâm lí thích hưởng thụ và thói trì trệ của con người

d. Giải pháp
– Xác lập cho bản thân lí tưởng sống đúng đắn, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
– Luôn tích cực, chủ động trong mọi tư duy, hành động và việc làm.

3. Kết bài

Liên hệ bản thân.

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về hậu quả của lối sống ăn bám

Trong xã hội hiện nay, lối sống ăn bám đang trở thành một trong những chủ đề đáng được quan tâm. “Ăn bám” là cụm từ để miêu tả lối sống phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác và không biết tự lực cánh sinh. Lối sống ăn bám được thể hiện qua việc không nỗ lực hoạt động, rèn luyện mà luôn trông chờ, phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ và giúp đỡ của người khác. Thực tế cuộc sống đã chứng minh, đây là lối sống tiêu cực và để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trước hết, lối sống ăn bám sẽ tạo nên sự trì trệ, thụ động trong mọi công việc và cản trở sự phát triển của con người. Thái độ ỷ lại và không biết tự lập chính là nguyên nhân dẫn đến việc con người không có động lực để học hỏi, rèn luyện kĩ năng, từ đó đánh mất giá trị tồn tại của bản thân. Đồng thời, khi trông chờ vào thành quả do người khác tạo ra, con người sẽ trở nên yếu đuối và dễ dàng từ bỏ, thất bại, gục ngã trước những khó khăn thử thách. Mặt khác, lối sống ăn bám sẽ biến chúng ta trở thành gánh nặng của người khác và cản trở sự phát triển của xã hội. Lối sống này xuất phát từ tâm lí hưởng thụ, không muốn nỗ lực, cố gắng của con người. Bởi vậy, chúng ta cần xác lập cho bản thân lí tưởng sống đúng đắn, không dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Đồng thời, luôn tích cực, chủ động trong mọi tư duy, hành động và việc làm. Là học sinh, chúng ta cần nỗ lực trong học tập, lao động và xác lập lối sống tự lập, tự lực.

Lối sống ăn bám không chỉ hạn chế khả năng phát triển, năng lực tự lập của con người mà còn khiến con người trở nên sống thụ động, trở thành gánh nặng cho gia đình, người thân. Bên cạnh lối sống ăn bám, để có thêm những kiến thức phong phú về cuộc sống, xã hội, qua đó giúp cho việc nhận định, nghị luận về một vấn đề xã hội được sâu sắc hơn, các em có thể tham khảo thêm những bài nghị luận đặc sắc khác như: Nghị luận xã hội về lối sống sành điệu của giới trẻ ngày nay, Nghị luận xã hội về lối sống đẹp, Nghị luận xã hội về một quan niệm sống, Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-200-chu-ve-hau-qua-cua-loi-song-an-bam/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button