Giáo dục

Nghị luận xã hội Rừng vàng biển bạc

Đề bài: Nghị luận xã hội Rừng vàng biển bạc

nghi luan xa hoi rung vang bien bac

Bạn đang xem bài: Nghị luận xã hội Rừng vàng biển bạc

Nghị luận xã hội Rừng vàng biển bạc

I. Dàn ý Nghị luận xã hội Rừng vàng biển bạc (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

– Giải thích câu thành ngữ: “Rừng vàng biển bạc” là ý nói về sự giàu có, phong phú và đa dạng của rừng – biển nước ta, đồng thời cũng khẳng định giá trị của hai loại tài nguyên này, tài nguyên rừng được ví như mỏ vàng của nước ta, còn tài nguyên biển được ví như mỏ bạc
– Chứng minh câu thành ngữ:
+ Rừng vàng: diện tích rừng lớn và giàu có, đa dạng về các thành phần loài động – thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới, một số loài nằm trong danh sách đỏ
+ Biển bạc: với đường bờ biển kéo dài 3260 km và vùng biển rộng 1 triệu km2, tài nguyên vùng biển của nước ta rất giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản…(Còn tiếp)

>> Xem Dàn ý Nghị luận xã hội Rừng vàng biển bạc đầy đủ tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Rừng vàng biển bạc (Chuẩn)

Khi nhắc đến đặc điểm tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước Việt Nam ta, chúng ta nhớ đến câu thành ngữ quen thuộc “Rừng vàng biển bạc”. Câu thành ngữ trên không chỉ đề cập đến vấn đề nước ta có rừng, có biển, cũng như nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng của chúng mà bên cạnh đó còn là lời cảnh báo về trách nhiệm của con người trong việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

“Rừng vàng biển bạc” là ý nói về sự giàu có, phong phú và đa dạng của rừng – biển nước ta, đồng thời cũng khẳng định giá trị của hai loại tài nguyên này, tài nguyên rừng được ví như mỏ vàng của nước ta, còn tài nguyên biển được ví như mỏ bạc. Cả hai nguồn tài nguyên đều rất phong phú và giá trị cao, có thể chứng minh qua các số liệu thống kê về hai loại tài nguyên này. Trước hết, nói về “rừng vàng”, Việt Nam có 3⁄4 lãnh thổ chủ yếu là đồi núi tạo ra thế mạnh về nguồn tài nguyên rừng, diện tích rừng lớn và giàu có, đa dạng về các thành phần loài động – thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới, một số loài nằm trong danh sách đỏ.

Tài nguyên rừng còn mang lại sự đa dạng sinh học và đa dạng các hệ sinh thái cho tự nhiên Việt Nam. Như vậy, có thể khẳng định tài nguyên rừng của nước ta mang lại nhiều tiềm năng, đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Nói đến “biển bạc”, với đường bờ biển kéo dài 3260 km và vùng biển rộng 1 triệu km2, tài nguyên vùng biển của nước ta rất giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Trong đó khoáng sản giàu có nhất cả về trữ lượng và giá trị là dầu khí, nghề làm muối phát triển ở vùng ven biển, ngoài ra còn có các bãi cát đẹp phát triển du lịch. Sinh vật biển Đông rất giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao với hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực và hàng nghìn sinh vật sinh vật khác, các rạn san hô. Sự giàu có của tài nguyên biển và rừng chính là đóng góp to lớn nhất cho sự phát triển và vị thế của nền kinh tế nước ta.

Tuy nhiên, bất cứ nguồn tài nguyên nào dù giàu có đến đâu, khai thác nhiều rồi cũng sẽ cạn kiệt, chính vì vậy, bên cạnh việc nhận thức được giá trị của tài nguyên, chúng ta phải chú trọng đến việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên một cách bền vững. Trước giá trị lớn mà nguồn tài nguyên mang lại, con người đang ngày dần khai thác cạn kiệt và khai thác một cách bất chấp. Việc khai thác rừng trái phép cũng như khai thác quá mức khiến cho diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng lớn, nạn phá rừng của lâm tặc ngày càng diễn ra phức tạp, tập quán đốt rừng làm nương rẫy của người dân cũng đe dọa nghiêm trọng tới tài nguyên rừng. Trong khi đó công tác bảo vệ rừng còn quá lỏng lẻo, số rừng được trồng mới quá ít so với số rừng bị khai thác. Nguồn tài nguyên biển cũng đang bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt và ô nhiễm nghiêm trọng. Nạn đánh bắt thủy hải sản bằng bom mìn triệt đường sinh trưởng và phát triển của sinh vật vẫn diễn ra thường xuyên. Chất thải, nước thải từ các hoạt động sống của con người, các nhà máy, xí nghiệp xả trực tiếp ra biển khiến cho môi trường biển dần suy thoái, ô nhiễm nặng nề.

Chúng ta phải kịp thời ngăn chặn các tác động xấu ảnh hưởng đến tài nguyên rừng và biển, đặt vấn đề khai thác phải đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên, hạn chế sự khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường. Bảo vệ nguồn tài nguyên rừng và biển chính là bảo vệ hai mỏ vàng bạc giá trị nhất của nước ta, nhìn nhận ở góc độ phát triển bền vững sử dụng hợp lý vì bảo vệ tài nguyên rừng – biển chính là bảo vệ cuộc sống và tương lai của chính chúng ta.

—————–HẾT——————-

Thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam rất nhiều lợi thế để phát triển đất nước, đó là nguồn tài nguyên vô giá từ rừng và biển. Tìm hiểu về vai trò của rừng và biển, qua đó nhận thức được trách nhiệm của việc bảo vệ thiên nhiên, các em có thể tìm đọc thêm: Nghị luận về biển Đông, Chứng minh “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”, Suy nghĩ về rừng bị tàn phá, Suy nghĩ về câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/nghi-luan-xa-hoi-rung-vang-bien-bac/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button