Giáo dục

Người xưa có câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” em hiểu như thế nào về câu nói trên, nó còn đúng với tình hình hiện nay không?

Người xưa có câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” em hiểu như thế nào về câu nói trên, nó còn đúng với tình hình hiện nay không? là câu hỏi trong môn GDCD lớp 11. Nếu các em chưa biết trả lời sao cho đúng và đủ ý nhất thì hãy tham khảo trong bài học dưới đây do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn nhé.

Em hiểu như thế nào về câu nói Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô

Bạn đang xem bài: Người xưa có câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” em hiểu như thế nào về câu nói trên, nó còn đúng với tình hình hiện nay không?

Câu hỏi: Người xưa có câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” em hiểu như thế nào về câu nói trên, nó còn đúng với tình hình hiện nay không?

=> Tìm hiểu thêm về Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô nghĩa là gì?

Người xưa có câu: "Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô" em hiểu như thế nào về câu nói trên, nó còn đúng với tình hình hiện nay không?
Người xưa có câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” em hiểu như thế nào về câu nói trên, nó còn đúng với tình hình hiện nay không?

Trả lời:

Em hiểu như thế nào về câu nói Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô – Mẫu 1

Trọng nam khinh nữ là một tư tưởng phân biệt về giới tính, trong đó coi nam giới có vai trò quan trọng hơn phụ nữ. Đây từng là một hệ thống tư tưởng tồn tại hầu hết mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là dưới chế độ phong kiến. Mặc dù hiện nay quyền phụ nữ bình đẳng với nam giới được Liên hiệp quốc công nhận nhưng hệ thống pháp luật trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại ở một số nước, đặc biệt là khi nước đó áp dụng các bộ luật tôn giáo (thường là các nước theo đạo Hồi). Ở những nước khác, hệ thống pháp luật ghi nhận nam nữ bình đẳng trước pháp luật, tuy nhiên nhiều người vẫn mang tư tưởng này với nhiều cấp độ khác nhau. Từ thực tế, ta thấy những cá nhân xuất chúng trong xã hội (chính trị gia, tướng lĩnh, các nhà khoa học nổi tiếng, các tỷ phú…) vẫn chiếm đa số là nam giới không phải bởi họ có năng lực thể chất, sự bền bỉ tâm lý và khả năng tư duy logic tốt hơn nữ giới mà do chính suy nghĩ lạc hậu đã khiến họ cho rằng phụ nữ thì thua kém.

Em hiểu như thế nào về câu nói Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô – Mẫu 2

Trong xã hội hiện nay, có thể tình trạng “trọng nam khinh nữ” là vô cùng phổ biến. Tình trạng này xảy ra từ thời kì phong kiến ở nhiều nơi trên thế giới. Ở đất nước ta, việc “trọng nam khinh nữ” là một việc trái với đạo đức, đạo lí làm người. Dù là nam hay nữ thì họ cũng là con người , nhưng tại sao nhiều người lại chỉ yêu quý con trai mà ghét bỏ đứa con gái của mình? Phải chăng con gái không thể làm được việc gì có ích cho gia đình, xã hội chăng? Nhưng không, ta có thể thấy phụ nữ ta xưa và nay cũng không thua kém gì đàn ông. Họ giỏi việc chăm sóc gia đình,… Nhưng có ai tôn trọng công sức của họ không? Nếu không có phụ nữ thì tại sao chúng ta có thể được sinh ra. Việc những gia đình, dòng họ không có con cháu trai nối dõi hiện nay vẫn bị xem là tuyệt tự và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người và nơi thờ cúng là một thực tế. Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn phải cố đẻ cho được con trai. Việc trọng nam khinh nữ không chỉ là việc làm trái với đạo đức mà còn làm rối loạn xã hội, an ninh đất nước. Việc làm này cũng làm phụ nữ tổn thương vô cùng. Vì vậy, chúng ta cần biết tôn trọng những người phụ nữ.

Em hiểu như thế nào về câu nói Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô – Mẫu 3

Hàng nghìn năm qua, người Việt Nam vẫn đau đáu với quan niệm “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” và dường như nó đã ăn sâu vào tâm thức rất nhiều người trong chúng ta. Bởi lẽ đó là nỗi đau của hàng ngàn người cả nam và nữ giới khi không sinh được con trai nối dõi. Quan niệm đó đã đẩy một nữa thế giới – những người phụ nữ đáng được trân trọng, yêu thương vào thế yếu và khiến biết bao người trong số đó trở thành nạn nhân của tư tưởng trọng nam khinh nữ – một tư tưởng phân biệt đối xử theo giới tình, trong đó nam giới được coi trọng hơn nữ giới.

Việt Nam là một nước bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tư tưởng phong kiến và Nho giáo. Nó đã ăn sâu, bén rễ vào đời sống nhiều thế hệ câu nói “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” với ý nghĩa “ Một đứa con trai nói rằng có, mười đứa con gái nói rằng không” thể hiện cách đánh giá nam, nữ trong Nho giáo. Theo đó, các gia đình hay dòng học từ xưa vẫn luôn có tư tưởng coi trọng việc sinh con trai bởi vì học có quan niệm con trai mang tên dòng họ, có trách nhiệm kế thừa và xây dụng truyền thống gia đình.

Với suy nghĩ đó, gia đình nào cũng đặt nặng vấn đề sinh con trai bởi nếu không sẽ bị coi là tuyệt tự, là bất kính với tổ tiên. Tư tưởng này đã được thể hiện rất rõ nét, rất khắc nghiệt khi các bé gái ngay từ lúc sinh ra đã bị đối xử rất hà khắc, không nhận được sự săn sóc, quan tâm và dạy dỗ nhiều như những bé trai, bởi quan niệm con gái sau này sẽ là con người ta.

Ngày nay khi xã hội ngày càng văn minh, những hủ tục lạc hậu đang dần được xóa bỏ nhưng dường như tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong ý thức của rất nhiều người thời hiện đại. Họ vẫn giữ cho mình quan niệm xưa cũ ấy dù bây giờ bình đẳng giới đang dần đi vào thực tiễn cuộc sống, khi phụ nữ đang dần cởi bỏ đi lớp vỏ bọc yếu đuối vẫn được mặc định từ bao lâu nay và góp phần vào sự phát triển của Xã hội.

Thực tế đã chứng minh cho chúng ta thấy ngày càng có nhiều người phụ nữ thành công trên nhiều lĩnh vực mà vốn dĩ vẫn được xem là dành cho đàn ông như bà Nguyễn Thị Định, bà Nguyễn Thị Bình, bà Trương Mỹ Hoa – Nguyên Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam hay gần đây nhất là nữ Chủ tịch Quốc Hội đầu tiên của Việt Nam- bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Phụ nữ đang minh chứng cho cả thế giới thấy rằng trọng nam khinh nữ là một quan niệm đó hoàn toàn sai lầm và chính họ đang ngày đêm góp sức vào công cuộc xây dựng một Xã hội tốt đẹp hơn.

Em hiểu như thế nào về câu nói Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô – Mẫu 4

Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô với ý nghĩa là “một con trai thì là có, nhưng mười con gái vẫn là không có” thể hiện cách đánh giá con là nam hay nữ trong Nho giáo. Theo đó, các gia đình hay dòng họ từ xưa (và thậm chí cả ngày nay) vẫn có tư tưởng coi trọng việc sinh con trai. Nếu không có con cháu trai nối dõi vẫn bị xem là tuyệt tự và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người và nơi thờ cúng. Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn phải cố đẻ cho được con trai. Đây là một câu nói thể hiện quan điểm trọng nam khinh nữ, đặc biệt là trong chế độ phong kiến. Ngày nay, ở những vùng khác, nhiều người vẫn còn mang tư tưởng này với nhiều cấp độ khác nhau.

**********

Trên đây là 4 bài mẫu giúp các em học sinh lớp 11 trả lời cho câu hỏi Người xưa có câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” em hiểu như thế nào về câu nói trên, nó còn đúng với tình hình hiện nay không? Hy vọng sẽ giúp các em đạt điểm số cao nhất.

Đăng bởi: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá

Chuyên mục: Tổng hợp

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/nguoi-xua-co-cau-nhat-nam-viet-huu-thap-nu-viet-vo-em-hieu-nhu-the-nao-ve-cau-noi-tren-no-con-dung-voi-tinh-hinh-hien-nay-khong/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button