Công thức Hóa HọcGiáo dục

NH3 + HCl → NH4Cl

NH3 + HCl → NH4Cl là phương trình phản ứng hóa học giữa NH3 và dung dịch axit HCl đặc thấy khói trắng xuất hiện, do HCl và NH3 là những hợp chất dễ bay hơi nên chúng đã hóa hợp với nhau tạo thành tinh thể muối NH4Cl. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Phương trình phản ứng NH3 tác dụng HCl đặc

NH3 + HCl → NH4Cl

Điều kiện phản ứng NH3 tác dụng HCl đặc

Nhiệt độ thường

NH3 tác dụng HCl đặc có hiện tượng

Khi đặt hai bình mở nút đựng dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 ở gần nhau thì thấy có “khói” màu trắng.

Do HCl và NH3 là những hợp chất dễ bay hơi nên chúng đã hóa hợp với nhau tạo thành tinh thể muối amoni clorua, chính tinh thể này đã tạo nên hiện tượng “khói”.

Ứng dụng của NH4Cl

Dưới đây là những ứng dụng thiết thực nhất của NH4Cl.

Trong sản xuất phân bón

Đây là một trong những công dụng chính, quan trọng nhất của NH4Cl. Nó là nguyên liệu cho sản xuất phân bón (chiếm 90% sản lượng amoni clorua thế giới) đóng vai trò là nguồn nitơ trong ứng dụng này.

Các loại cây trồng sử dụng nguồn nitơ này: lúa ở châu Á, lúa mì, rau, gai…

Trong công nghiệp thực phẩm

Amoni clorua hay sal amoniac được dùng như là một phụ gia thực phẩm dưới E510 số E. Thường sử dụng như một chất dinh dưỡng trong nấm men để nướng bánh mỳ.

Dùng làm chất tăng thêm vị ngọt cho cam thảo mặn và là hương liệu trong Vodka Salmiakki Koskenkorva.

Thức ăn bổ sung cho gia súc và một trong những thành phần trong môi trường dinh dưỡng cho nấm men cùng nhiều vi sinh vật khác.

Trong công nghiệp luyện kim

Sử dụng chất này để làm sạch bề mặt phôi bằng cách cho phản ứng với các oxit kim loại trên bề mặt để tạo nên một clorua kim loại dễ bay hơi. Ngoài ra, nó còn được dùng như chất điện phân trong pin kẽm – cacbon.

Ứng dụng của NH4Cl trong y học

Được sử dụng như một chất long đờm hiệu quả trong thuốc ho. Nhờ vào việc tác động lên niêm mạc phế quản làm long đờm giúp ho ra dễ dàng hơn.

Muối amoni dạng tinh khiết được xem là một chất kích thích vào niêm mạc dạ dày và gây nên triệu chứng buồn nôn, nôn

Ứng dụng khác của hóa chất NH4Cl

NH4Cl khi sử dụng trong dung dịch nước 5% được ứng dụng trên giếng khoan với vấn đề trương nở đất sét.

Cũng có thể tìm thấy chúng trong thành phần của dầu gội đầu, keo dán gỗ ép hay chất làm sạch các thiết bị

Sử dụng trong ngành công nghiệp in, thuộc da, nhuộm và bông clustering

Vào thế kỷ 18, chúng còn được dùng cho sản xuất pháo hoa để tăng cường màu xanh lá cây và xanh da trời.

Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Thực hiện thí nghiệm cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl đặc sau phản ứng có hiện tượng

A. Thu được dung dịch trong suốt

B. Xuất hiện kết tủa trắng

C. Xuất hiện khói trắng

D. Xuất hiện khí có mùi khai

Đáp án C

Câu 2. Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa dung dịch HCl đặc thì phản ứng tạo ra khói trắng. Hợp chất tạo thành có công thức là?

A. N2

B. NH3

C. NH4Cl

D. HCl

Đáp án C

Câu 3. Nhận xét nào sau đây nói về muối amoni là đúng:

A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit

B.Tất cả các muối amoni đều tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.

C. Dung dịch muối amoni tác dụng được với dung dịch kiềm đặc, nóng thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ.

D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra.

Đáp án B

Câu 4. Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa Cl2 thì phản ứng tạo ra khói trắng. Hợp chất tạo thành có công thức là?

A. N2

B. NH3

C. NH4Cl

D. HCl

Đáp án C

Câu 5. Cho 11,2 lít hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nống để tổng hợp NH3 thu được 10,08 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Giá trị của m là

A. 1,3.

B. 2,6.

C. 5,2.

D. 3,9.

Đáp án A

nX = 0,5 mol; nNH3 = nX – nY = 0,5 – 0,45 = 0,05 mol

⇒ nAl(OH)3 = 0,05 /3 ⇒ m = 1,3 g

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng về NH3

(a) Amoni tan tốt trong nước

(b) Là chất khí không màu, không mùi, không vị

(c) Là chất khí không màu, có mùi khai

(d) Amoni có tính bazơ yếu

(e) Amoni là chất khí nhẹ hơn không khí

A. (a); (c); (d); (e)

B. (a); (b); (d); (e)

C. (a); (b); (c); (e)

D. (b); (c); (d); (e)

Đáp án A

Câu 7. Trong các phát biểu dưới đây, chỉ ra phát biểu chưa đúng

A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước

B. Các muối amoni khi tan đều điện li hoàn toàn thành ion

C. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac và Axit

D. Có thể dùng muối amoni để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm

Đáp án C

Câu 8. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng khi chúng ta vào trong phòng thí nghiệm lại quan sát thấy  lọ Axit nitric đặccó màu nâu vàng hoặc nâu là do.

A. Axit nitric oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu

B. Axit nitric tự oxi hóa thành hợp chất có màu

C. Axit nitric bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng

D. Axit nitric hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.

Đáp án D

Câu 9. Hòa tan 25,6 gam bột Cu trong 400 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5M và H2SO4 1M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc là

A. 2,24 lít.

B. 2,99 lít.

C. 4,48 lít.

D. 11,2 lít.

Đáp án C

Câu 10. Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1: 3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là

A. 65%.

B. 60%.

C. 80%.

D. 70%.

Đáp án C

Phương trình phản ứng:

N2 + 3H2 ⇔ 2NH3

Ban đầu: 1 mol 3 mol

Phản ứng: a → 3a → 2a

Dư:     1 – a 3 – 3a 2a

=> nhỗn hợp sau phản ứng = 1 – a + 3 – 3a + 2a = 4 – 2a

nhỗn hợp trước phản ứng = 1 + 3 = 4 mol

Bảo toàn khối lượng: mtrước = msau => Mt.nt = Ms.ns

=>Mt/Ms = ns/nt => (4−2a)/4 = 0,6 => a = 0,8

=> H = 0,8/1.100% = 80%

Trên đây Tmdl.edu.vn vừa giới thiệu tới các bạn bài viết NH3 + HCl → NH4Cl, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Chúc các bạn thành công trong học tập.

Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button