Những loại rau gia vị như hành, tỏi, gừng, húng quế, cần tây,… không chỉ giúp bữa ăn thêm thơm ngon, hấp dẫn mà còn có công dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể và chữa bệnh.
Hãy cùng tìm hiểu một số loại gia vị và tác dụng chữa bệnh của chúng để có cách sử dụng hợp lý trong các bữa cơm hàng ngày cũng như trong dịp Tết Nguyên Đán này nhé.
Bạn đang xem bài: Những gia vị có tác dụng làm thuốc trong mâm cỗ ngày Tết
Gừng
Gừng là loại gia vị khá phổ biến trong nhiều món ăn của người Việt như gà rang gừng, thịt bò kho gừng,… Gừng có vị cay, tính nóng, giúp làm ấm cơ thể và có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
- Kháng khuẩn và ngăn ngừa quá trình oxy hóa.
- Giảm các chứng buồn nôn khi có thai hoặc say tàu xe.
- Giảm đau dạng nhẹ trị đau nhức xương cơ, viêm khớp, chống đau nửa đầu.
- Hỗ trợ hoạt động của đường tiêu hóa, thúc đẩy dịch tiêu hóa, trung hòa axit cũng như làm giảm co thắt ruột.
- Cải thiện tuần hoàn máu, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn.
Tỏi
Tỏi là gia vị được sử dụng hàng ngày trong mỗi bữa ăn của các gia đình. Bên cạnh việc tăng thêm hương vị cho các món ăn, tỏi còn có các công dụng:
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim lên tới 76%.
- Giảm nồng độ cholesterol và tác dụng như chất chống oxy hóa.
- Tăng khả năng đề kháng của cơ thể.
- Ngăn ngừa nguy cơ ung thư đặc biệt là ung thư đại tràng.
Hành lá
Loại rau gia vị này có mặt trong hầu hết các món ăn của người Việt từ xào, nấu, chưng, cho đến nộm, gỏi,… Theo kinh nghiệm dân gian hành lá có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
- Hành lá chứa vitamin K và vitamin C cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khỏe.
- Điều hòa nồng độ đường trong máu.
- Bảo vệ và giúp trái tim khỏe mạnh.
- Chống viêm, giúp tăng cường miễn dịch.
- Tăng cường thị lực do thân cây hành lá chứa rất nhiều vitamin A.
- Giúp thải độc qua tuyến mồ hôi, tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng.
- Giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.
Hành tây
Hành tây thường được sử dụng trong các món xào, nem, nộm,… Hành tây có công dụng:
- Kháng viêm, kháng khuẩn mạnh do trong hành tây có hoạt chất sulfur.
- Giảm cholesterol trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.
- Tốt cho người bị viêm khớp và bệnh gout.
- Có lợi cho đường ruột, giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
Cần tây
Rau cần tây chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
- Giúp hạ đường huyết, ngừa xơ cứng mạch, bảo vệ tuyến tụy, kích thích tiêu hóa, kháng khuẩn.
- Giảm béo, giải nhiệt.
- Chữa thấp khớp và bệnh gút.
- Lợi tiểu, thông mật, kích thích tuyến thượng thận, ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
- Dùng ngoài ngâm chân, chữa nứt nẻ, sạch gầu.
- Dùng nước ép rau cần tây súc miệng hàng ngày chữa lở loét miệng, khan giọng, viêm họng.
Tía tô
Rau tía tô thường dùng để làm gia vị trong các món ăn như ốc, cua, cá,… Tía tô có vị cay, tính ấm có công dụng:
- Lá tía tô chữa cảm mạo, sốt, ho, làm ra mồ hôi và kích thích tiêu hóa.
- Cành tía tô có tác dụng an thai.
- Nước lá tía tô sống hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau chướng bụng, chữa ngộ độc cua cá.
Rau răm
Rau răm được sử dụng phổ biến trong các món ăn như trứng vịt lộn, canh trai hến, muối dưa bắp cải,… Rau răm còn là vị thuốc chữa các bệnh:
- Chữa đau bụng, đầy hơi, say nắng, khát nước, nôn mửa.
- Nước ép rau răm tươi có thể giải nọc độc rắn, đầy hơi chướng bụng, tiêu hóa kém. Dùng ngoài có thể chữa ghẻ lở, hắc lào, tê chân tay.
Rau thì là
Loại rau gia vị này có hương vị tương tự như cam thảo thường được dùng cho các món cá, mực,…
Thì là có chứa tinh dầu monoterpenes giúp tăng nhu động ruột, chống đầy hơi, tốt cho tiêu hóa, tránh ngộ độc thực phẩm, tăng tiết các sắc tố mật và dịch tiêu hóa.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tết 2023