Đề bài: Phân tích cảnh đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê
Bạn đang xem bài: Phân tích cảnh đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê
Phân tích cảnh đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê
I. Dàn ý Phân tích cảnh đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê (Chuẩn)
1. Mở bài
– Một trong những tác phẩm nổi tiếng và làm nên tên tuổi của Xéc-van-tét là tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê, tuy đã ra đời từ rất lâu, thế nhưng những giá trị mà nó để lại còn lưu giữ đến tận bây giờ, được nhiều độc giả yêu thích.
– Một trong những cảnh ấn tượng và đáng nhớ nhất của tác phẩm phải kẻ đến cảnh Đôn-ki-hô-tê, đồng thời là nhân vật chính của tiểu thuyết, đánh nhau với cối xay gió.
2. Thân bài
* Trong trận chiến:
– Đôn Ki-hô-tê hoang tưởng cho rằng cối xay gió, là kẻ thù, là những kẻ khổng lồ cần tiêu diệt.
– Không nghe lời can gián giải thích của Xan-chô mà cứ thế xông vào cối xay gió, vừa phát ra những lời đe dọa như một hiệp sĩ => Bảo thủ đến cùng cực…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích cảnh đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê tại đây.
II. Bài văn mẫu Phân tích cảnh đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê (Chuẩn)
Xéc-van-tét là một trong những nhà văn có sức ảnh hưởng lớn nhất với nền văn học Tây Ban Nha. Một trong những tác phẩm nổi tiếng và làm nên tên tuổi của nhà văn ấy là cuốn tiểu thuyết có nhan đề Đôn Ki-hô-tê. Tuy đã ra đời từ rất lâu, thế nhưng những giá trị mà nó để lại còn lưu giữ đến tận bây giờ, được nhiều độc giả yêu thích. Một trong những cảnh ấn tượng và đáng nhớ nhất của tác phẩm phải kẻ đến cảnh Đôn-ki-hô-tê, đồng thời là nhân vật chính của tiểu thuyết, đánh nhau với cối xay gió.
Thoạt tiên khi nhìn thấy ba bốn chục chiếc cối xay gió, thì lập tức Đôn Ki-hô-tê cho rằng “có đến ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm” và ông ta định quyết chiến với những “tên khổng lồ” ấy để giành chiến lợi phẩm và trở nên giàu có. Đôn-ki-hô-tê còn tưởng tượng ra rằng những cánh quạt của cối xay gió là những “cánh tay dài ngoẵng”. Trong tâm trí người “hiệp sĩ” ấy, những chiếc cối xay gió là kẻ thù của mình.
Nghĩ vậy, Đôn-ki-hô-tê lập tức lên tinh thần của một chiến binh dũng cảm thúc ngựa phi vào những cối xay gió, không quan tâm đến những lời can ngăn của Xan-chô Pan-xa. Mặc dù những lời can gián, nhận thức thực tế của Xan-chô Pan-xa rất chí lý, nhưng trong mắt của Đôn Ki-hô-tê thì đó lại là những lời thiển cận của kẻ bề dưới, ông ta cho rằng: “Xem ra anh chẳng thành thạo gì về chuyện phiêu lưu”. Như vậy có thể thấy được ở nhân vật này một tính cách bảo thủ đến cực đoan, lại thêm việc ông ta mê muội những cuốn tiểu thuyết hão huyền, khiến cuộc sống của mình trở nên hoang đường và nực cười. Quay trở lại với trận chiến, Đôn Ki-hô-tê đã có những lời nói đe dọa: “Chớ có chạy trốn, lũ hèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhất chỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn mi đây”, tuy ngữ khí chắc chắn, rõ ràng mạch lạc, rất có khí chất của một hiệp sĩ, thế nhưng buồn cười ở chỗ Đôn Ki-hô-tê lại đang hoàn toàn chìm trong mộng tưởng và ảo giác do mình nghĩ ra, không phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Thậm chí trong lúc chuẩn bị vào cuộc chiến ông ta lại bắt đầu nhớ về nàng thơ trong mộng của mình là nàng Đuyn-xi-nê-a, không khác gì những hiệp sĩ trong các cuốn tiểu thuyết, phải nói rằng Đôn Ki-hô-tê đã có một ảo tưởng rất thực và ông ta cũng đã diễn rất đạt vai của mình.
Dù mắc chứng hoang tưởng nặng nhưng ta cũng nhận thấy được tinh thần thiện chiến, dũng cảm, lòng tự tin của Đôn Ki-hô-tê, chắc hẳn rằng ông ta đã có một ước mơ thật đẹp về việc thực thi công bằng, chính nghĩa như những hiệp sĩ nhưng đáng tiếc rằng đó mãi chỉ là mộng tưởng của ông ta.
Và dĩ nhiên, ảo tưởng mãi không thể trở thành hiện thực, Đôn Ki-hô-tê cũng chẳng trở thành hiện thực với cái trò điên rồ của mình được, mà ngược lại ông ta đã phải gánh chịu hậu quả vô cùng đau đớn: “ngọn giáo gãy tan tành, kéo theo cả ngựa và người văng ra xa”. Đọc đến đây ta thấy rằng dẫu có làm nên hành động điên rồ, nhưng Đôn Ki-hô-tê cũng thật đáng thương, đáng thương bởi ước mơ chinh chiến, phải chịu đòn đau nhưng vẫn huyễn hoặc bản thân mình đến phút chót. Cú ngã trời giáng khiến ông ta không thể nào động đậy được, thế nhưng nghe Xan-chô Pan-xa xót xa, trách cứ, ông ta lại lập tức phản biện bằng lý lẽ của một hiệp sĩ rằng “chuyện chinh chiến thường biến hóa khôn lường chứ không như những chuyện khác”. Điều đó minh chứng rằng Đôn Ki-hô-tê vẫn chưa hề tỉnh ngộ, vẫn đang chìm trong ảo tưởng và lối suy nghĩ kỳ dị của mình, không lối thoát. Qua sự việc trên có thể nhận ra rằng Đôn Ki-hô-tê là người có suy nghĩ hoang tưởng, hoang đường, dẫn tới những hành động điên rồ, ngược lại bác nông dân Xan-chô Pan-xa lại là người có nhận thức thực tế và tỉnh táo.
Sau trận chiến, hai nhân vật lại tiếp tục trên con đường phiêu lưu, những sự kiện nhỏ diễn ra trong đời sống hằng ngày lại càng làm ta nhận thức rõ tính cách của từng nhân vật, cũng như sự đối lập của cả hai. Ví như Đôn Ki-hô-tê không màng đến chuyện ăn uống, chè chén tầm thường, thì Xan-chô Pan-xa lại hay nghĩ về chuyện ăn uống, trong khi bác nông dân say giấc nồng, thì Đôn Ki-hô-tê lại thức trắng để nhờ về tình nương và suy nghĩ viển vông, đúng chất của một hiệp sĩ, một lãng tử. Sâu xa hơn, ta cũng biết được rằng sự đối lập ấy sở dĩ xuất phát từ xuất thân, một người là quý tộc, một người là nông dân, cuộc sống khác nhau dẫn tới những quan niệm sống cũng khác hẳn. Đôn Ki-hô-tê thì có lý tưởng có khát vọng, luôn trên đường thực hiện hoài bão, ông dũng cảm, hão huyền, còn Xan-chô ngược lại thích cuộc sống yên ả, đời thường, nhát gan nhưng lại được cái thực tế.
Hai nhân vật trong câu chuyện được dựng lên từ những hình tượng hoàn toàn đối lập, tấn công lẫn nhau, Đôn Ki-hô-tê tuy ảo tưởng và điên rồ nhưng lại có những phẩm chất đáng quý, còn Xan-chô tuy tỉnh táo, tốt bụng nhưng lại hướng về những thứ tầm thường, không có hoài bão ước mơ. Đó chính là những mặt tích cực và tiêu cực trong mỗi con người, chúng đã được Xéc-van-tét chia đôi thành hai nhân vật thật thú vị, dễ khiến người đọc liên tưởng và ghi nhớ, đồng thời cũng học được nhiều bài học trong cuộc sống thực tế.
———————-HẾT———————–
Các em vừa tham khảo bài Phân tích cảnh đánh nhau với cối xay gió của Đôn-ki-hô-tê, để có những cảm nhận chi tiết nhất về người “hiệp sĩ” Đôn-ki-hô-tê cùng những suy nghĩ, hành động khác thường, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, Cảm nhận của em khi đọc đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, Phân tích nhân vật Đôn Ki-hô-tê trước khi đánh nhau với cối xay gió, Tóm tắt đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/phan-tich-canh-danh-nhau-voi-coi-xay-gio-cua-don-ki-ho-te/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Mẫu