Giáo dục

Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta

phan tich canh ra ma buoc toi xi ta

3 bài văn mẫu Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta

Bạn đang xem bài: Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta

1. Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta, mẫu 1:

Ra-ma-ya-na là thiên sử thi Ấn Độ nổi tiếng thế giới, ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 3 trước Công Nguyên. Tác phẩm liên tục được nhiều thế hệ tu sĩ – thi nhân bổ sung về nội dung, trau chuốt về nghệ thuật và đạo sĩ Van-mi-ki là người hoàn thiện cuối cùng.

Đoạn trích Ra-ma buộc tội kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm. Vợ chồng gặp lại nhau, Xi-ta vui mừng khôn xiết. Nhưng hoàng tử Ra-ma nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta không thể thanh minh nên đành bước lên dàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình. Qua nội dung đoạn trích, các tác giả đã thể hiện quan điểm về Vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi-ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa.

ó thể nổi Ra-ma là nhân vật hội tụ đẩy đủ những nét tính cách của một vị vua anh hùng như ao ước của dân chúng thời đại đó. Tính cách cao quý của chàng được thể hiện rõ trong mọi tình huống yà tình huống ở đoạn trích này là khá đặc biệt.

Theo quy luật tâm lí thông thường thì lẽ ra gặp lại vợ sau một thời gian dài xa cách Ra-ma phải hết sức vui mừng và niệm vui to lớn ấy sẽ chi phối mọi suy nghĩ cùng hành động của chàng. Thế nhưng Ra-ma lại không như vậy. Chàng nói với Xi ta: Hỡi phu nhân cao quý, Ta đã đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù. Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình. Ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta và cơn giận của ta đã hả. Ngày hôm nay, ai nấy đều đả được chứng kiến tài nghệ của ta. Ta đã làm tròn lời hứa và giờ đây không còn gì vướng mắc với chính mình. Nàng đã bị gã Rắc-sa-xa tâm địa xảo trá bắt cóc khi vắng mặt ta, đó là do số phận của nàng xui nên, nhưng ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống. Kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra trả thù là kẻ tầm thường…

phan tich canh ra ma buoc toi trong doan trich ra ma buoc toi

Phân tích cảnh Ra- ma buộc tội để thấy được vẻ đẹp của các nhân vật trong tình huống thử thách

Rõ ràng là khẩu khí của người anh hùng tài ba và coi trọng danh dự hơn cả mạng sống của bản thân. Ra-ma đã chiến đấu và chiến thắng quỷ vương Ra-va-na trước hết là vì danh dự dòng dõi cao quý của mình, vốn là người thẳng thắn, trung thực, chàng không giấu diếm suy nghĩ về người vợ mà chàng vừa giành lại được từ tay quỷ vương:… Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xóa bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lẫy lừng tiếng tăm của ta. Ta làm điều đó chính là để chứng tỏ ta không thuộc về một gia đình bình thường. Nay ta phải nghi ngờ tư cách của nàng, vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây, nàng đang đứng trước mặt ta, nhưng trông thấy nàng, ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng với người bị đau mắt. Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu thì tuỳ nàng, ta không ưng có nàng nữa. Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thế nào lại lấy về một người vợ từng sống trong nhà kẻ khác, đơn giản chỉ vì mụ ta là một vật để yêu đương ? Nàng đã bị quấy nhiễu khi ở trong vạt áo của Ra-va-na, đôi mắt tội lỗi của hắn đã hau háu nhìn khắp người nàng, vậy làm sao ta có thể nhận nàng về khi nghĩ tới gia đình cao quý đã sinh ra ta ?

Cuộc gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta không chỉ có hai người mà diễn ra trước đông đảo anh em, bạn hữu và dân chúng. Vì thế Ra-ma không thể chỉ cư xử với tự cách của một người chồng mà còn với tư cách của một vị anh hùng vừa chiến thắng kẻ thù một cách vinh quang và cao hơn nữa là tư cách của một đấng quân vương. Do vậy ta không thể trách Ra-ma quá lạnh lùng, tàn nhẫn, vì con người của giai cấp, con người của xã hội trong chàng buộc chàng phải cư xử như vậy với người vợ mà chàng trân trọng gọi là phu nhân cao quý.

Suy nghĩ của hoàng tử Ra-ma tiêu biểu cho quan điểm đạo đức của giai cấp quý tộc Ấn Độ thời đó. Tuy nhiên, nó cũng có những điều gần gũi với suy nghĩ của phần lớn đàn ông trong xã hội phong kiến với rất nhiều ràng buộc khắt khe. Đối với Ra-ma thì danh dự của bản thân, gia đình và dòng tộc là quan trọng nhất, cho nên dẫu yêu thương người vợ hiển thục, xinh đẹp đến mấy đi chăng nữa thì chàng vẫn phải chối từ vì không thể vượt lên trên dư luận.

Những lời nói của hoàng tử Ra-ma khiến Xi-ta tan nát cả cõi lòng; Nàng đau đớn đến nghẹt thở, như một dây leo bị vòi voi quật nát. Nghe những lời tố cáo chưa từng có, trước mặt đông đủ mọi người, Gia-na-ki xấu hổ cho số kiếp cửa nàng. Nàng muốn tự chôn vùi cả hình hài thân xác của mình. Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên. Nước mắt nàng đổ rà như suối. Lấy tà áo lau nước mắt, rồi bằng giọng nghẹn ngào, nức nở, nàng nói: Cớ sao chàng lại dùng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy đối với thiếp, giống như một kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp bèn? Thiếp đâu phải là người như chàng tưởng ! Thiếp có thể lấy tư cách của thiếp ra mà thề, hãy tin vào danh dự của thiếp. Suy từ hành vi của loại phụ nữ thấp hèn, chàng đã ngờ vực tất cả giới phụ nữ, nhưng như thế đâu có phải. Nếu chàng có hiểu biết thiếp chút đỉnh thì xin hãy từ bỏ mối ngờ vực không căn cứ đó đi…

Trong đau đớn và tủi nhục vì bị chổng nghi ngờ và từ bỏ, nàng Xi-ta xinh đẹp vẫn khẳng khái lạ lùng. Giống như hoàng tử Ra-ma, nàng cũng coi danh dự là điều cao quý nhất. Nàng không ngại ngẩn so sánh chàng với những kẻ thấp hèn vì nặng cho rằng chàng không nên nói những lời ngờ vực không căn cứ như vậy với nàng – một con người có dòng dõi cao quý khống kém gì chàng, bởi nàng chính là con gái của thần Đất Mẹ Pri-thi-vi được tôn thờ. Nàng (rách móc Ra-ma: Vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bản chất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới thiếp. Tình yêu của thiếp, lòng trung thành của thiếp nay xem ra hoàn toàn vô ích.

Trong cơn tuyệt vọng trước thái độ khó lay chuyển của hoàng tử Ra-ma Xi-ta chi còn cách duy nhất là nhờ thần Lửa A-nhi minh oan cho mình: Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ cho con. Dứt lời, nàng dũng cảm bước vào ngọn lửa đang rừng rực cháy của giàn hỏa thiêu.

Sự kính phục, ngưỡng mộ và tiếc thương của mọi người chứng kiến cảnh đó được miêu tả rất xúc động: Ai nấy, già cũng như trẻ, đau lòng đứt ruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hỏa. Trước mặt mọi người, trang tuyệt thế giai nhân đó nạp mình cho lửa. Các bậc thánh, các chư thần nhìn Gia-na-ki bước vào lửa, chẳng khác một lễ vật trong lễ tế sinh.

Thấy nàng như vậy, như một thiên thần bị đuổi khỏi trời do một thần chú nguyền rủa, các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rắc-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cùng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó.

Như vậy là đức hạnh trung trinh cùng lòng dũng cảm tuyệt vời của nàng Xi-ta đã làm chấn động cả thần thánh, con người và ma quỷ. Tất thảy đểu rơi lệ trước nỗi oan của nàng. Cuối cùng, đúng như lời cầu xin của Xi-ta, thần Lửa A-nhi đã giải oan và bảo vệ nàng nguyên vẹn.

Đoạn trích Ra-ma buộc tội giống như một màn kịch ngắn mà kịch tính được đẩy lên cao độ. Hai nhân vặt chính là Ra-ma và Xi-ta đều bị đặt trước những thử thách ngặt nghèo, đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc cá tính và bản chất của mình. Hoàng tử Ra-ma đem hết sức mạnh và tài năng để chiến đấu với quỷ vương Ra-va-na để giành lại người vợ yêu quý, nhưng chàng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận của một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Nàng Xi-ta xinh đẹp, trong trắng cũng là hình ảnh của một người phụ nữ lí tưởng. Nàng đã can đảm bước vào lửa để chứng minh tình yêu tha thiết cùng đức hạnh thủy chung của mình đối với hoàng tử Ra-ma cao quý.

———————-HẾT BÀI 1———————-

Trên đây là phần Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta. Ngoài ra, các em cũng nên tìm hiểu thêm một số nội dung soạn bài khác như Soạn bài Rama buộc tội và cùng với phần Soạn bài Tấm Cám để học tốt môn Ngữ Văn hơn.

2. Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta, mẫu 2:

Đoạn “Ra-ma buộc tội” trích trong khúc ca thứ 6, chương 79 sử thi Ra- ma -ya – na. 78 chương trước kể lại dòng dõi, cuộc đời của Ra-ma, 13 năm đi đày và cuộc chiến tranh đánh thắng quỷ vương Ra-va-na để cứu nàng Xi-ta xinh đẹp. Lúc giải phóng đảo Lan-ka, Ra-ma cùng đoàn quân ca khúc khải hoàn thì hạn đi đày 13 năm gần kết thúc. Bỗng Ra-ma nổi cơn ghen tuông dữ dội. Trong chương 79, Ra-ma dùng những lời lẽ nặng nề, gay gắt buộc tội Xi-ta. Nghi ngờ nàng về sự trong trắng, thúy chưng của nàng Xi-ta bước vào giàn lửa của thần An-nhi để chứng minh tất cả… Ra-ma chia tay các chiến hữu. chàng cùng em trai và vợ dùng chiếc thiên xa bay về kinh đô Kô-sa-la..

Chương 79 khắc họa thêm một nét đẹp về con người thiện của đẳng cấp Kơxatrya (vương công, quý tộc, võ sĩ) và đức nghĩa trung hậu, đoan trang của người phụ nữ cao quý.

Ra-ma ghen tuông khi Xi-ta đã khiêm nhường đứng trước Ra-ma, chàng nói với vợ một cách mỉa mai: “Hỡi phu nhân cao quý”. Quan hệ vợ – chồng hầu như không còn nữa. Cuộc giao tranh đã kết thúc, theo Ra-ma đó là nghĩa vụ và tài năng đã hoàn thành: “Ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống” – nghĩa là nàng bị Ra-va-na bắt cóc chứ không phải đi theo hắn, “cơn giận ta đã hả, và cơn ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta”. Ra-ma đã sống vì một nguyên lí đạo đức của đẳng cấp Kơxatrya của mình: “kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ của mình ra để trả thù, là kẻ tầm thường”. Ra-ma cũng dành những lời tốt đẹp nhất để ca ngợi Ha-nu-man và Vi-phi-sa-na – hai chiến hữu tài ba, cao cả của mình.

Trước nhan sắc của Xi-ta: “khuôn mặt bông sen”, “những cuộn tóc cuộn sóng” và những giọt lệ của nàng, lòng Ra-ma “đau như cắt”, nghĩa là chàng vẫn say đắm Xi-ta. Nhưng danh dự là trên hết, là tất cả, bởi lẽ người anh hùng “sợ tai tiếng”. Phải kết thúc chiến tranh là vì nhân phẩm, là để “xóa bò vết ô nhục vì sợ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của mình”.

bai van phan tich canh ra ma buoc toi

Bài văn Phân tích cảnh buộc tội trong Ra-ma buộc tội ngắn gọn

Ra-ma không thế “nhận nàng về”, “không ưng có nàng nữa” vì nàng đã lưu lại tại nhà một kẻ xa lạ, vì Ra-va-na với “đôi mắt tội lỗi… hau háu nhìn khắp người nàng” nghĩa là nàng thất thân với hắn, cho nên Ra-ma phải nghĩ đến “gia đình cao quý” đã sinh ra mình.

Tóm lại, Ra-ma vẫn còn yêu Xi-ta xinh đẹp nhưng vì danh dự, nhân phẩm của người anh hùng, của dòng họ cao quý mà chàng phải buộc tội Xi-ta, chấm dứt quan hệ vợ chồng với nàng: “Vậy ta nói cho nàng hay, nàng muốn đi đâu thì tùy nàng, ta không ưng có nàng nữa”. Ra-ma cảm thấy xấu hố bị xúc phạm; khi trông thấy Xi-ta thì “không chịu nổi”, “chẳng khác ánh sáng với người bị đau mắt”. Ra-ma ghen tuông buộc tội không phải vì mù quáng mà trái lại, ghen tuông và buộc tội vì nhân phẩm, danh dự, một nét tính cách của con người thiện của đẳng cấp Kơxatrya cao quý trong xã hội Ấn Độ thời đại cổ đại.

Nàng Xi-tađược miêu tả trong chiều sâu của bi kịch về tình yêu và danh dự. Nàng đau khổ vì bị oan, bị xúc phạm. Nàng “đau đớn nghẹn thở”. Nàng xấu hổ cho số kiếp của nàng”, nàng muốn chết ngay “muốn tự chôn vùi cả cái hình hài của mình”. Nàng vô cùng đau đớn trước những lời buộc tội của Ra-ma, nàng cảm thấy hình như muôn nghìn mũi tên “xuyên vào trái tim nàng”. Nàng khóc, “nước mắt nàng đổ ra như suối”.

Xi-ta đoan trang và bình tĩnh bác bỏ mọi lời buộc tội của Ra-ma. Nàng khẳng định: “Trái tim thiếp đây, thuộc về chàng”. Chàng chưa hiểu được thiếp qua tình yêu và tâm hồn thiếp. Chàng tự hào về dòng dõi cao quý thì thiếp có kém gì: “đất là mẹ của thiếp”. Nếu Ra-ma mỉa mai gọi Xi-ta là “phu nhân cao quý” thì Xi-ta cũng đàng hoàng đáp lại: “Hỡi đức vua” và trách “cớ sao hồi còn thanh niên chàng đã cưới thiếp?”.

Xi-ta nhảy vào giàn hỏa thiêu là một cảnh vô cùng bi tráng. Ai đã từng mục kích điệu múa “Nàng Xi-ta”? Ra-ma “khủng khiếp như Thần chết!”. Các thánh thần tự hào nhìn Xi-ta nhảy vào lửa “chẳng khác nào một đồ cúng trong lễ tế sinh”. Đông đảo phụ nữ thì “chẳng khác nào một đồ cúng trong lễ tế sinh”. Đông đảo phụ nữ thì “kêu khóc thảm thương”. Loài ma quỷ như Va-na-ra, Paksaxa cũng “kêu khóc vang trời”. Hình ảnh Xi-ta đàng hoàng tự tin. Nàng “lượn quanh” Ra-ma như để chào vĩnh biệt. Nàng lạy chư thần cao quý thiêng liêng. Nàng cất lời nguyền với thần A-nhi: khẳng định mình bị oan, một phụ nữ trinh tiết bị coi như một kẻ gian dối; tự hào về lòng trong trắng thủy chung trong tình yêu; cúi xin Thần “bảo vệ con”, “phù hộ con”. Ta hãy nghe lời nguyện cầu của nàng Xi-ta: “Nếu con trước sau một lòng dạ với Ra-ma thì cúi xin Thần hãy tìm hét cách bảo vệ con. Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối; nhưng nếu con trong trắng xin thần A-nhi phù hộ cho con”.

Đọc sử thi Ra-rna-ya-na ta như thấy ngọn lửa sáng rực bừng ánh mặt trời, nàng Xi-ta lộng lẫy kiều diễm múa như bay theo ánh lửa, thần lửa A-nhi minh chứng và cứu sống nàng. Ra-ma dang đôi cánh tay đón Xi-ta, nước mắt chan hòa sung sướng, vừa ân hận, vừa tự hào.

3. Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta, mẫu 3:

Là một trong những cái nôi văn minh đầu tiên của loài người, nền văn học của Ấn Độ cũng sớm được hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhắc đến văn học Ấn Độ chắc hẳn sẽ có nhiều người nhớ đến hai bộ sử thi nổi tiếng Ramayana và Mahabharara. Trải qua nhiều thế kỉ nhưng những cuốn sử thi này vẫn làm say đắm hàng triệu trái tim của độc giả. Đoạn trích Ra- ma buộc tội là một phần trong cuốn Ramayana.

Bàn về vai trò của sử thi Ramayana đối với đời sống tinh thần của người Ấn Độ đã có lời nhận xét rằng: ” Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana còn làm say lòng người và cứu họ ra khỏi tội lỗi”. Đoạn trích Rama buộc tội là một trích đoạn tiêu biểu của cuốn sử thi này,đoạn trích kể về sự kiện Ra-ma sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na đã cứu được người vợ của mình là Xita, hai người đã có giây phút đoàn tụ với những sự kiện phức tạp đã diễn ra.

Sau những ngày bị chia cắt khi Xi-ta bị quỷ vương bắt đi, hai vợ chồng Ra- ma và Xi-ta đã được đoàn tụ, nhưng đó không phải phút giây hàn nguyên vợ chồng cảm động mà lại là thời điểm giải quyết những mâu thuẫn, xung đột.

Gặp lại chồng, Xi-ta vô cùng vui mừng, thế nhưng đáp lại sự nhớ thương, chờ mong của nàng thì Ra-ma đối xử với nàng vô cùng lạnh lùng bởi trong Ra-ma luôn tồn tại mối nghi ngờ vì Xi-ta đã bị quỷ vương bắt đi một thời gian, liệu nàng có chung chạ chăn gối với hắn ta không là điều không ai biết. Nghi ngờ danh tiết của vợ nên Ra-ma có ý muốn chối bỏ dù rất yêu thương vợ.

Xi-ta đã hết lời thanh minh nhửng Ra-ma vẫn không chịu tin, cuối cùng nàng đã tìm đến Lửa thần A- nhi để nhờ người chứng minh cho tấm lòng trinh bạch, thủy chung cả nàng. Đoạn trích Ra-ma buộc tội đã thể hiện được thái độ và quan điểm của nhà văn về Ra-ma- một vị vua mẫu mực, lí tưởng của đất nước Ấn Độ và hình tượng người phụ nữ Ấn Độ Xi-ta.

phan tich canh ra ma buoc toi xi ta ngan gon

Những bài Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta tuyển chọn

Ra- ma là người quân vương hội tụ được đầy đủ phẩm chất, năng lực của người đứng đầu một nước. Phẩm chất cao quý của chàng được thể hiện rõ nét qua đoạn trích này. Trong cuộc gặp gỡ với Xi- ta dù lòng rất nhớ thương vợ nhưng Ra-ma vẫn tỏ ra lạnh lùng và chối bỏ vợ vì lúc này chàng không chỉ là một người chồng mà nàng còn là một người quân vương, người đứng đầu đất nước, do vậy chàng đã đặt trách nhiệm với quốc gia dân tộc lên trên tình cảm cá nhân, cần suy xét rõ ràng, minh bạch mọi chuyện, dù đó có là vợ mình đi chăng nữa.

Trước đông đảo quần thần và bạn hữu, nếu Ra-ma không xử lí tốt chuyện gia đình thì sẽ gây nên những điều tiếng đáng tiếc, ảnh hưởng đến uy tín của bậc quân vương. Đối với Ra-ma thì uy tín và danh dự của bản thân và gia tộc là điều quan trọng hàng đầu, dù yêu thương vợ nhưng chàng không thể bất chấp tất cả, vượt lên những điều tiếng không hay của dư luận mà đón nàng về cung điện.

Nếu Ra-ma là mẫu quân vương lí tưởng thì Xi-ta lại là hình tượng người phụ nữ lí tưởng của người phụ nữ Ấn Độ xưa, ở nàng hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp: son sắc, thủy chung. Trong cuộc hội ngộ với Ra-ma, không những không có những phút giây đoàn viên hạnh phúc mà nàng đã phải chịu nhiều đau khổ, ê chề từ thái độ lạnh lùng và hành động rũ bỏ của chồng mình là Ra-ma. Trước những lời nói của Ra- ma, Xi- ta đã vô cùng đau lòng, nàng đau đớn đến nghẹt thở, cảm giác như có sợi dây leo thít chặt vào da thịt. Đặc biệt, những lời hàm nghi của Ra- ma lại được nói trước đông đảo dân chúng và bạn hữu, nàng đã tủi thân, xấu hổ cho số phận của mình. Nàng đã cố gắng minh bạch tấm lòng trong sạch của mình nhưng Ra- ma đều nhẫn tâm phũ bỏ tất cả. Cuối cùng, không còn cách nào khác, Xi-ta đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của thần lửa A- nhi, nàng đã bước lên giàn hỏa thiêu để nhờ thần Lửa chứng minh cho sự trung trinh, trong sạch của mình.

Cảm động trước tấm lòng của nàng, thần lửa A- nhi đã xuất hiện mà chứng minh sự trong sạch của Xi-ta trước tất cả dân chúng, quần thần, bạn hữu. Nhờ vậy mà Ra- ma hiểu được tấm lòng và sự thủy chung của vợ, hai người đã được đoàn tụ thực sự mà không có bất kì khoảng cách nào khác. Mọi người có mặt ở đó đều cảm động trước hành động dũng cảm và tấm lòng trong sạch của Xi-ta, những tiếc khóc thương của những người xung quanh chính là sự đồng cảm, tấm lòng cảm động của đông đảo mọi người đối với nàng. Hơn nữa, sự chung thủy, son sắc của Xi-ta đã làm cảm động cả thần lửa A-nhi. Sau bao nhiêu sóng gió, cuối cùng nàng cũng vượt qua và chạm tay vào hạnh phúc thực sự.

Qua đoạn trích Ra- ma ta có thấy được những khát vọng của người Ấn Độ và mẫu hình người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng của thời đại bấy giờ, qua đoạn trích ta cũng hiểu được phần nào vì sao mà sử thi Ramayana lại có thể làm say đắm nhiều thế hệ đến vậy.

———————HẾT——————–

Bài Phân tích cảnh Ra-ma buộc tội Xi-ta đã giúp các em hiểu được thái độ và tình cảm của Ra-ma và Xi-ta trong một hoàn cảnh thử thách. Củng cố thêm kiến thức về đoạn trích đồng thời hoàn thiện vẻ đẹp hình tượng Ra-ma và Xi-ta, các em có thể đọc thêm: Cảm nhận về vẻ đẹp hình tượng nhân vật Xi ta trong đoạn trích Ra- ma buộc tội, Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Ra-ma buộc tội, Phân tích nhân vật Ra-ma và Xi-ta trong đoạn trích Ra-ma buộc tội, Tóm tắt đoạn trích Ra-ma buộc tội.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/phan-tich-canh-ra-ma-buoc-toi-xi-ta/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button