Đề bài: Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Bạn đang xem bài: Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
I. Dàn ý Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Chuẩn)
Những hình ảnh trong “Hai đứa trẻ” tuy bình dị, gần gũi mà ẩn chứa những tầng ý nghĩa lớn lao sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh chuyến tàu đêm là gây ấn tượng khó phai khiến ta phải trăn trở, nghĩ suy.
2. Thân bài
a. Chuyến tàu đêm được miêu tả theo trình tự thời gian
– Trước khi tàu đến:
+ Nơi phố huyện ấy chỉ là một không gian đầy rẫy những bóng tối bủa vây
+ Dường như trở nên rộn ràng hơn bởi bóng dáng của vài ba người đi đón bà chủ ở tỉnh về trên tay mang những chiếc đèn lồng sáng hoắc.
+ Tiếng bác Siêu vọng ra đầy hứng khởi.
+ Hai chị em Liên ngóng đợi tàu
– Khi tàu đến:
+ Liên đánh thức em dậy
+ Hai chị em cùng ngồi ngắm nhìn những toa tàu sáng loáng đèn…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ tại đây
II. Bài văn mẫu Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ (Chuẩn)
“Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chúng. Bằng chất văn nhẹ nhàng mà tinh tế, truyện mang đến cho người đọc những xúc cảm về một hiện thực nghèo nàn nơi phố huyện với những kiếp người tàn sống trong bóng tối u uất. Những hình ảnh trong tác phẩm tuy bình dị, gần gũi mà ẩn chứa những tầng ý nghĩa lớn lao sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh chuyến tàu đêm là gây ấn tượng khó phai khiến ta phải trăn trở, nghĩ suy.
Chuyến tàu đêm xuất hiện trên phố huyện nghèo được miêu tả rất tỉ mỉ theo trình tự thời gian. Đó là một chuyến tàu bình thường như bao ngày, nó quen thuộc với mỗi người dân nơi phố huyện nghèo, nhưng hình ảnh và âm thanh của chuyến tàu quen thuộc ấy vẫn mang đến những bồi hồi, mong chờ cho hai chị em An và Liên. Trước khi tàu đến, nơi phố huyện ấy chỉ là một không gian đầy rẫy những bóng tối bủa vây, cuộc sống thường ngày vẫn cứ thế diễn ra theo thời gian. Vợ chồng bác Xẩm đánh lên tiếng đàn bầu cùng thằng con bò dưới đất, quán hàng nước của chị Tí có hai bác phu ngồi hút thuốc và uống nước, trống cầm canh cũng đã điểm, ánh sáng nhập nhòe của những con đom đóm nhạt nhoà giữa màn đêm rộng lớn. Và khi tàu gần đến, phố huyện dường như trở nên rộn ràng hơn bởi bóng dáng của vài ba người đi đón bà chủ ở tỉnh về trên tay mang những chiếc đèn lồng sáng hoắc. Tiếng bác Siêu vọng ra đầy hứng khởi:
– Đèn ghi đã ra kia rồi
Và có ngọn lửa xanh biếc mà trong ánh mắt của Liên thoáng thấy như con ma trơi bắt đầu xuất hiện thì cũng là lúc tiếng còi tàu vang lại trong gió xa. Giữa đêm khuya tĩnh mịch, tiếng còi tàu như một chất xúc tác thức tỉnh con người vậy. Tàu đến, Liên đánh thức em dậy, hai chị em cùng ngồi ngắm nhìn những toa tàu sáng loáng đèn. Tiếng những hành khách bắt đầu ồn ào, vồn vã. Đoàn tàu vụt qua mang theo những ánh sáng chiếu xuống một vùng xua đi vẻ tăm tối vốn có, những đồng kèn lấp lánh ở các địa hạng sang thu hút ánh mắt chị em Liên. Cuối cùng, tàu tạm biệt phố huyện rồi lặng lẽ đi xa, khuất mình sau rặng tre già. Tàu hôm ấy không đông như bao chuyến tàu trước nhưng vẫn mang đến cho tâm hồn những đứa trẻ kia bao cảm xúc xốn xang, bởi lẽ, đó là ước mơ, là khao khát nhỏ nhoi về những điều đẹp đẽ, nhưng hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn những gì nơi tăm tối, tàn tạ chốn phố huyện nghèo. Hai chị em Liên cố thức đợi tàu không chỉ là như lời mẹ dặn, đoàn tàu đến may ra bán được chút ít gì hàng hoá mà còn là sự ngóng đợi sâu thẳm trong tâm hồn của chị em Liên. Chuyến tàu mang theo những ánh sáng ước vọng và cả những kí ức trẻ thơ, khiến Liên nhớ về những ngày ở Hà Nội thật tươi đẹp, và cả những mộng tưởng xa xôi về một Hà Nội rạo rực, sôi động, huyên náo và vui vẻ. Còn tàu đêm đã mang đến một thế giới khác hẳn với những kiếp người tàn tụi, nghèo khổ nơi đây. Sự tương phản ấy không chỉ phản ánh được hiện thực mà còn cho thấy được tâm hồn luôn vươn tới ánh sáng, trân trọng và mơ ước về điều tốt đẹp trong tương lai của những con người nơi đây.
Tàu đêm đến, là lúc những người buôn bán, hàng quán có dịp để bán thêm cho những vị hành khách trên chuyến tàu kia những vật phẩm cần thiết. Dù đã về khuya ,họ vẫn thức để đợi tàu hòng bán hàng kiếm tiền mưu sinh dẫu chỉ là vài ba bao thuốc, bánh xà phòng, vài hộp cơm,….Chuyến tàu đêm được miêu tả thật đa sắc, qua hình ảnh chuyến tàu, hiện thực kiếp sống nghèo khổ lại được hiện lên trần trụi đến xót xa. Có chút gì đó khiến ta thổn thức, thương cảm trước cuộc sống đầy những lắng lo tủn mủn, thiếu ánh sáng hy vọng quá những kiếp người nghèo khổ nhạt nhoà, mông lung, vô định. Thạch Lam đã rất thành công trong việc miêu tả chuyến tàu đêm lồng ghép trong sự phát triển tâm lí nhân vật, đó là hai chị em Liên. Dù rất buồn ngủ song hai chị em vẫn đón đợi đoàn tàu, tiếng An thủ thỉ bên tai chị:
– Tàu đến, chị thức em đấy nhé!
Khiến ta không khỏi tò mò vẻ sự thú vị của đoàn tàu sắp cập gà kia có gì mà khiến cậu bé kia mong chờ đến vậy. Khi tàu đi, nó cũng để lại trong lòng hai nhân vật những tiếc nuối khó tả. Hai chị em cứ trông theo những đốm than đỏ trên đường và cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng của con tàu. Dù đã đi xa, tiếng còi vẫn vang động để lại dư âm khó phai trong lòng nhân vật và cả trong lòng mỗi người.
Qua hình ảnh chuyến tàu đêm, ta thấy được tấm lòng thiết tha của tác giả đối với những con người nghèo khổ. Với Thạch Lam, ông đã dành một tình cảm đầy yêu thương của trân trọng thật nhiều cho những người lao động khốn khó, nghèo nàn về vật chất nhưng tình thân lớn lao, vẫn chăm chỉ, cần mẫn với lao động, giàu lòng yêu thương, gắn bó. Ở họ, sâu thẳm trong tâm hồn còn chất chứa những niềm tin, những hy vọng , dù gian nan, vất vả vất không ngưng nuôi mơ ước, hướng vẻ những điều đẹp đẽ.
———————-HẾT———————–
Chuyến tàu đêm là một chi tiết đặc sắc trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, tìm hiểu chi tiết về truyện ngắn này, bên cạnh bài Phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, các em có thể tìm đọc: Phân tích chất lãng mạn trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Phân tích bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong Hai đứa trẻ, Thông điệp và ý nghĩa cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ, Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ để chứng minh nhận định.
Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích tác phẩm