Giáo dục

Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư

Đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư

phan tich kho tho dau bai tuong tu

Bạn đang xem bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư

Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư
 

I. Dàn ý Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư (Chuẩn)

1. Mở bài

Bài thơ “Tương tư “trích trong tập “Lỡ bước sang ngang” của Nguyễn Bính cũng mang màu nỗi nhớ trong tình yêu. Khổ thơ đầu của bài thơ là những câu thơ hay và gợi cảm nhất.

2. Thân bài

+ Nỗi nhớ bình dị, thân thương được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ thôn Đông-thôn Đoài.
+ Niềm mong, niềm nhớ luôn chiếm lấy trái tim và tâm hồn của nhân vật trữ tình” chín nhớ mười mong”…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư tại đây

 

II. Bài văn mẫu Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư (Chuẩn)

Tình yêu luôn mang đến cho tâm hồn mỗi kẻ đang yêu những cung bậc cảm xúc khó tả. Đó là những hạnh phúc, yêu thương, những vui buồn, những ghen tuông, hờn giận vô cớ. Đó là sự vị tha, cao thượng. Và đó còn là nỗi nhớ, nỗi mong chờ, ngóng trông thường trực trong trái tim kẻ si tình. Bởi vậy mà biết bao hồn thơ tình thấm đẫm thứ gia vị thiêng liêng ấy luôn được viết nên bằng chính những cảm xúc đầy chân thành, thiết tha như thế. Bài thơ “Tương tư “trích trong tập “Lỡ bước sang ngang” của Nguyễn Bính cũng mang màu nỗi nhớ như vậy. Khổ thơ đầu của bài thơ là những câu thơ hay và tuyệt mỹ nhất của tác phẩm:

” Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Nắng mưa là chuyện của trời
Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng”

Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình được hoán dụ qua những hình ảnh thân thương bình dị của làng quê. Thôn Đoài nhớ thôn Đông như anh đang nhớ mong em vậy, khoảng không gian không quá xa cũng chẳng phải gần, bao trùm lên chốn không gian ấy là màu nhớ, màu yêu thương của “anh” gửi đến nàng. Nỗi nhớ bình dị, thân thương, nỗi nhớ chứa chan niềm yêu, quá đỗi thiết tha, chân tình. Hai thôn quê như hai đầu nỗi nhớ. Nỗi nhớ được bộc lộ đầy ân cần, tinh tế, không phô trương mà ý nhị, dịu dàng. “Một người chín nhớ mười mong một người” Niềm mong, niềm nhớ luôn chiếm lấy trái tim và tâm hồn của nhân vật trữ tình” chín nhớ mười mong”. Tính yêu nơi phương này của” một người ” luôn đầy ắp , tràn ngập, nỗi nhớ cứ thường trực trong lòng của nhân vật trữ tình khôn nguôi, nỗi nhớ, nỗi mong ấy làm sao có thể đong đếm được. Tác giả đã không gọi tên cụ thể mà đem nỗi nhớ ấy trở thành một điển hình hoá, nghĩa là nỗi nhớ trong tình yêu là luôn luôn có, không phải là của riêng ai, của riêng một mối tình nào mà là niềm chung, là cảm xúc của mỗi người đang sống trong tình yêu.

“Nắng mưa là chuyện của trời
Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng”

Làm sao ai có thể ngăn cản được chuyện của thời tiết, nắng mưa là lẽ tự nhiên. Mà đã là lẽ tự nhiên thì dù có vui hay buồn cũng phải chấp nhận, tìm lấy những niềm đẹp đẽ trong sự đổi thay của thời tiết. Cái ” bệnh” của trời ấy cũng như cái bệnh mà tôi đang có khi gặp gỡ và yêu em. Người ta thường bảo đã là bệnh thì không ai muốn nhưng bây giờ ” tôi” lại lỡ mắc ” bệnh” tương tư khi yêu em mất rồi . Căn bệnh yêu mà không có em, không phải là em thì làm sao cứu chữa được. Nhân vật tôi không than thở, đớn đau khi mắc thứ bệnh lạ lùng ấy mà là giọng thơ đầy sự tự nguyện, đó là một quy luật dễ dàng chấp nhận khi lỡ yêu người. Tình yêu khiến tôi” tương tư” nàng vô bờ, tôi nhớ nhung nàng như thế, yêu thương và ngóng chờ nàng như thế, chỉ mong nàng hiểu được lòng này, trái tim nhỏ bé này mà thôi.

Bằng thể thơ lục bát quen thuộc, ngôn từ hình ảnh bình dị, giọng điệu nhịp nhàng, chân thành thiết tha. Các thành ngữ, hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ khá gần gũi được tác giả thể hiện một cách đầy độc đáo và mang nhiều ý nghĩa. Nỗi nhớ dường như được đong đầy hơn bởi không gian, đằm thắm hơn bởi vị yêu trong cái ” bệnh tương tư’ và dịu ngọt hơn bởi niềm mong có được ” nàng”.

Chỉ với 4 câu thơ thôi nhưng bằng ngòi bút đầy tài năng, Nguyễn Bính là phác hoạ nên nốt nhạc của tình yêu, một câu chuyện tình chốn thôn quê êm ả, gần gũi nhẹ nhàng đi vào lòng người đọc. Cái chất riêng trong hồn thơ Nguyễn Bính cứ thế được phát triển, trở nên thì vị, mang dư âm, dấu ấn khó phai mà khi nhắc đến ông, không ai không nghĩ về làng quê với những yên bình yêu dấu, một nhà thơ ” chân quê” với những đóng góp lớn lao cho nền văn học nước nhà.

——————-HẾT——————–

Tương tư là bài thơ hay nói về nỗi tương tư, nhung nhớ của chàng trai đối với cô gái mà mình thầm yêu. Để thấy được hết những cung bậc cảm xúc của một mối tình đơn phương, bên cạnh bài Phân tích khổ thơ đầu bài Tương tư, các em không nên bỏ qua: Cảm nhận bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính, Bình giảng bài thơ Tương tư, Diễn biến tâm trạng của chàng trai trong bài Tương tư, Phân tích bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/phan-tich-kho-tho-dau-bai-tuong-tu/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button