Phân tích các tác phẩm văn học lớp 9Phân tích tác phẩm

Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tổng hợp tài liệu Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga Nói đến Nguyễn Đình Chiểu không những là nói đến một nhà thơ yêu nước tiêu biểu nhất của thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX mà ông còn được nhân dân biết đến như một nhà thơ lớn, ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, ca ngợi lòng trung hiếu và hành động vị nghĩa của nam giới mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn.

Đề bài: Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Bạn đang xem bài: Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

phan tich nhan vat luc van tien
Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, bài mẫu số 1:

Nói đến Nguyễn Đình Chiểu là nói đến một nhà thơ yêu nước tiêu biểu như của thời kì đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược. Nhưng ông cũng còn được nhân dân biết đến như một nhà thơ lớn ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, ca ngợi lòng trung hiếu và hành động vị nghĩa của nam giới mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn.

Lục Vân Tiên – nhân vật chính của tác phẩm – hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lí tưởng của người anh hùng. Đặc biệt là đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về hình ảnh một trang nghĩa sĩ đánh cướp, cứu người.

Nói theo Hoài Thanh “Trong cuộc đấu tranh giữa cái Thiện và cái Ác trong một xã hội suy tàn, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận cả một đạo quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng” thì thủ lĩnh đạo quân đó phải là Lục Vân Tiên chứ không phải là ai khác.

Chính Lục Vân Tiên tiêu biểu cho lí tưởng sống đạo đức cao đẹp của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chàng là người học rộng, tài cao, văn võ kiêm toàn lại luôn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khi hoạn nạn. Vừa từ tạ tôn sư xuống núi, định về kinh ứng thí, trên đường đi, chợt thấy một đám người khóc than bỏ chạy, chàng liền dừng lại hỏi chuyện mới hay có một bọn cướp dữ vừa cướp phá làng xóm và bắt đi hai cô gái. Lục Vân Tiên không chịu được cảnh bất bình, đã nổi giận:

Vân Tiên nổi trận lôi đình
Hỏi thăm lũ nhỏ còn đình nơi nao
Tôi xin ra sức anh hàn
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.
Thấy người mắc nạn, Lục Vân Tiên liền ra tay:
… ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô.

Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Dẫu chỉ mỗi một mình, bọn cướp thì đông, dầu trước đó dân làng hết sức khuyên chàng tuổi trẻ không nên dính vào việc này e sẽ mang họa vào thân, nhưng Lục Vân Tiên vẫn chủ động đi kiếm lũ cướp, đánh tan chúng, để cứu người yếu đuối. Hành động Bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô của chàng trai này thật đẹp đẽ vì đã khắc họa được hình ảnh của một trang nghĩa sĩ sẵn sàng trừ ác giúp dân.

Bất chấp bọn cướp hung bạo bao vây tứ phía, Lục Vân Tiên đã dũng cảm tả đột hữu xung. Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương.

Ngay phần mở đầu truyện thơ, cụ Đồ Chiểu đã giới thiệu Vân Tiên là người Văn đà khởi phụng đằng giao. Võ thêm tam lược lục thao ai bì. Thì lúc này chính là cơ hội để chàng thi thố tài năng võ nghệ của mình. Hình ảnh Vân Tiên tung hoành chiếc gậy trong tay, tạo được một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mọi thế hệ. Sức mạnh của chàng trai trẻ ấy đã khiến bọn lâu la khiếp sợ:

Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Bọn lâu la phải quăng cả vũ khí để chạy tháo thân. Còn tên đầu đảng, thì:
Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
Thế là, chỉ một mình, Vân Tiên đã dẹp xong lũ cướp.

Nhưng điều đáng quý hơn của chàng nghĩa sĩ này là ngoài bản lĩnh, tài năng, còn có thái độ vô tư. Làm xong việc nghĩa, chàng đã không coi đó là công ơn và khẳng khái từ chối việc đền ơn. Kiều Nguyệt Nga khi thoát nạn, cảm tạ chàng va tự nguyện xin được đền ơn:

Hà Khê qua đó cũng gần
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng
Gặp đây đang lúc giữa đàng
Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không
Tưởng câu báo đức thù công
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi!
Nhưng Lục Vân Tiên đã khẳng khái chối từ mọi sự đền đáp:
Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn…

Nụ cười của tráng nghĩa sĩ này mới đẹp làm sao! Trong nụ cười ấy bao hàm cả sự thông cảm lẫn sự bao dung.

Vân Tiên đã làm việc nghĩa một cách vô điều kiện và coi đó là lẽ tự nhiên; ở đời là phải thế, không thể nào khác hơn được. Với Vân Tiên, cứu người mắc nạn là vị nghĩa. Đó là lí tưởng mà chàng nghĩa sĩ này đã từng ôm ấp và thực hiện:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Tóm lại, Lục Vên Tiên là mẫu người hào hiệp, sẵn mang trong huyết mạch truyền thống trọng nghĩa khinh tài của dân tộc ta. Phẩm chất cao đẹp ấy đáng được người đời sau học tập và phát huy. Lục Vân Tiên cho ta một bài học lớn về tinh thần nghĩa hiệp, không thể làm ngơ trước tai họa và đau khổ của người khác. Trong xã hội ngày nay, mẫu người như thế không phải không có. Đọc báo, nghe đài, ta vẫn gập họ ở chỗ này, chỗ khác. Họ xứng đáng được xã hội biểu dương.

Gấp trang sách lại, hình ảnh hào hùng của chàng nghĩa sĩ sẵn sàng ra tay trừ thói hồ đồ hại dân vẫn cứ còn hiện rõ.

Từng lời thơ mộc mạc của cụ Đồ Chiểu như âm vang mãi, nêu lên cho mọi người chúng ta một tấm gương sáng trong đẹp đẽ. Ngày nay, đâu phải việc “cứu khốn phò nguy” là không còn cần thiết nữa. Lục Vân Tiên, do đó, vẫn góp phần giúp cho chúng ta sống đẹp hơn và xứng đáng hơn với lời tâm niệm:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Bài mẫu số 2: Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ Nam Bộ nổi tiếng thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn chương của Đồ Chiểu chân chất, mộc mạc giản dị nhưng vẫn thấm đượm được hương vị của tình người, thể hiện được những nét đặc trưng trong tính cách của con ngươi Nam Bộ, đọc văn của ông ta thường cảm nhận được cái mộc mạc, chân thực trong từng áng thơ văn. Và một trong những tác phẩm điển hình cho cảm hứng, tư tưởng văn học của cụ Đồ Chiểu ta có thể kể đến ở đây đó chính là tác phẩm Lục Vân Tiên, hình ảnh của Lục Vân Tiên cũng chính là hình ảnh của những con người Nam Bộ đầy nhân nghĩa, mang trong mình những phẩm chất vô cùng đáng quý, ta có thể thấy rất rõ những phẩm chất, tính cách của nhân vật này qua trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Lục Vân Tiên là nhân vật trung tâm của tác phẩm Lục Vân Tiên, đồng thời cũng là nhân vật mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu xây dựng để kí thác những tư tưởng, quan điểm cũng như thể hiện một ước mơ về thế giới công bằng, con người sống với nhau bằng tình nghĩa chứ không phải bằng những thứ vật chất thông thường. Có thể nói trích đoạn “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là trích đoạn thể hiện được rõ nét và sâu sắc nhất được những phẩm chất đáng quý ở Lục Vân Tiên, cũng là một trong những trích đoạn hay nhất của “Lục Vân Tiên”.

Trước hết, hình ảnh của Lục Vân Tiên hiện lên trước mắt của người đọc đó chính là hình dáng của một con người anh hùng, mang trong mình tinh thần chính nghĩa, căm ghét những cái xấu xa làm tổn hại đến cuộc sống của nhân dân, bênh vực, bảo vệ người dân thường vô tội khỏi những thế lực tàn ác:

“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm đàng xông vô
Kêu rằng bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”

Ấn tượng đầu tiên của ta về Lục Vân Tiên đó chính là một con người nhân nghĩa, ngay thẳng cùng với lí tưởng sống đầy cao đẹp. Trên đường đi, Lục Vân Tiên đã chứng kiến cảnh bọn cướp Phong Lai giữa ban ngày hoành hành cướp bóc của người dân vô tội. Chứng kiến cảnh “chướng tai gai mắt” đó, Lục Vân Tiên không thể khoanh tay đứng nhìn, chàng không mảy may suy nghĩ mà bẻ cây bên đường rồi xông vào giữa đám cướp. Hành động bẻ cây bên đường tuy chỉ miêu tả phác qua, ta ngỡ như không có gì đáng nói lắm, nhưng chính những chi tiết nhỏ như vậy lại thể hiện được phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên.

phan tich hinh tuong nhan vat luc van tien trong luc van tien cuu kieu nguyet nga

Phân tích hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tâm lí thông thường của con người đó là thường e ngại trước những việc bao đồng, sợ sẽ ảnh hưởng đến bản thân mình. Nhưng hình ảnh của Lục Vâ Tiên ở đây lại khác hẳn, nhìn thấy lũ cướp hoành hành tác quái, gây đau khổ cho người dân vô tội, chàng không may may suy nghĩ nhiệt hơn dù chỉ một khắc mà bẻ cây làm gậy, hành động có phần vội vàng, nông nổi nhưng lại thể hiện được khí thế quyết liệt và tình thế khẩn trương của sự việc, chàng không ngần ngại xông vào một đám cướp mà tên nào cũng to lớn, khỏa mạnh, hung hãn. Câu nói “Kêu rằng bớ đản hung đồ/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” đã thể hiện được lí tưởng, quan điểm sống của Lục Vân Tiên.

Làm người thì phải mang đến những điều tốt đẹp, phải giúp đỡ những người xung quanh chứ không phải gây ra đau khổ cho họ. Câu nói của Lục Vân Tiên cũng chính là lời tuyên chiến giữa chính nghĩa đối với thế lực phi chính nghĩa. Sau khi dẹp được lũ cướp Phong Lai, Lục Vân Tiên còn vô cùng ân cần, quan tâm đến người bị hại, muốn hỏi thăm, động viên để họ an tâm. Hành động này thể hiện được sự ấm áp trong tính cách, ở tình yêu thương mà Lục Vân Tiên dành cho những người xung quanh mình, vì sự giúp đỡ với chàng không phải là hời hợt, qua loa, mà giúp cho ra giúp:

“Dẹp rồi lũ kiến chòm ong
Hỏi ai than khóc ở trong xe này?”

Nghe tiếng khóc ở trong xe, Vân Tiên đã đến gần để hỏi han quan tâm nhưng cũng là để thông báo cho người nọ yên tâm vì giờ lũ cướp đã bị dẹp tan, không còn mối đe dọa nào có thể đe dọa nữa. Khi nghe Kiều Nguyệt Nga kể về sự tình cũng như thể hiện lòng biết ơn cứu giúp của Lục Vân Tiên đối với mình bằng cách muốn quỳ lạy tạ ơn. Lục Vân Tiên động lòng bởi một cô gái yếu đuối gặp phải chuyện không hay giữa đường, nhưng nghe thấy cô gái muốn ra gặp để lạy tạ ơn thì Lục Vân Tiên lập tức ngăn cản bằng lời nói có phần gấp gáp:

” Khoan khoan ngồi đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
Tiểu thơ con gái nhà ai
Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì”

Như vậy, qua những câu thơ này, ta còn phát hiện ra những phẩm chất đáng quý nữa ở Lục Vân Tiên, đó là một con người coi trọng lễ tiết. Hành động ngăn cản của Lục Vân Tiên đối với Kiều Nguyệt Nga vừa là từ chối việc tạ ơn của nàng. Hơn hết là Lục Vân Tiên đề cao chữ lễ, trong xã hội phong kiến xưa, nam nữ không được tùy tiện gặp mặt, nói chuyện bởi quan điểm “nam nữ thụ thụ bất thân”, đặc biệt với người con gái, sự giao lưu, tiếp xúc với những người nam nhân không phải chồng của mình sẽ bị đánh giá về phẩm chất, từ đó thì cũng không được coi trọng.

Hiểu như vậy ta mới thấy được, Vân Tiên ngăn cản Kiều Nguyệt Nga bước ra hoàn toàn là vì phẩm tiết của nàng, Vân Tiên không muốn làm ảnh hưởng đến danh tiếng của một cô gái, những khuôn phép lễ giáo này đối với chúng ta ngày nay có thể thấy hơi cứng nhắc, nực cười, nhưng trong xã hội xưa lại không vậy. Một con người không chỉ có lòng nhân nghĩa mà còn đề cao những lễ giáo đạo đức thì quả là đáng quý, đáng được trân trọng. Một phẩm chất càng đáng quý hơn nữa, đó chính là quan niệm của chàng về việc nhân nghĩa. Khi nghe Kiều Nguyệt Nga muốn báo đáp ơn cứu mạng thì Lục Vân Tiên khảng khái từ chối và nói ra phương châm sống của mình:

“Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đã rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

Theo quan điểm của mình, Vân Tiên cho rằng làm ơn vốn xuất phát từ tinh thần chính nghĩa tự nguyện đầy chân thành, mong muốn chỉ là giúp người chứ không phải mong báo đáp, hàm ơn. Nay đã biết được rõ đầu đuôi câu chuyện thì cũng không nên tính toán thiệt hơn, bởi quan niệm của Lục Vân Tiên là làm việc nghĩa xuất phát từ tấm lòng, mà kiến nghĩa thì bất vi. Những người làm ơn vì lợi lộc vốn chẳng phải anh hùng.

Như vậy, trên trang văn hình ảnh của Lục Vân Tiên hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng, đó là hình ảnh của một người anh hùng luôn mang tinh thần chính nghĩa, chính trực, trọng lễ tiết và có lí tưởng sống đầy cao đẹp. Chính những phẩm chất ấy đã khiến cho hình ảnh của Lục Vân Tiên hiện lên càng cao đẹp biết bao.

Kết luận:

Trên đây là bài mẫu Phân tích nét nổi bật của tính cách nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn nhằm chuẩn bị trước nội dung bài Lục Vân Tiên gặp nạn Ngữ Văn lớp 9.

Để biết thêm nhiều bài đoạn văn hay hãy tham khảo ở tmdl.edu.vn nhé

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích các tác phẩm văn học lớp 9

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button