Phân tích tác phẩm

Phân tích phần kết Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn

Đề bài: Phân tích phần kết Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn

phan tich phan ket nguoi cam quyen khoi phuc uy quyen tu do neu nhan xet ve nghe thuat lang man

Bạn đang xem bài: Phân tích phần kết Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn

Phân tích phần kết Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn

Bài mẫu: Phân tích phần kết Người cầm quyền khôi phục uy quyền. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật lãng mạn

Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền được trích từ tác phẩm Những người khốn khổ của V. Huy-go, trong ấy gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc chính là khung cảnh truyện sau khi Phăng-tin chết. Không khí tĩnh lặng bao trùm căn phòng và hành động của Giăng Van-giăng khiến người đọc cảm nhận được tình thương bao la cùng sức mạnh của lòng nhân đạo đã khiến một bi kịch cũng trở nên lãng mạn hóa.

Hình ảnh Giăng Van-giăng mạnh mẽ cậy mở bàn tay của Gia-ve đang túm lấy áo ông cho thấy sự nhẫn nhịn của người đàn ông này đã đến cùng cực, và ông đang vùng lên giành lấy lại uy quyền của mình. Và thực sự là Gia-ve cảm thấy sợ hãi, hắn không dám manh động khi chứng kiến Giăng Văn-giăng giựt lấy thanh giường sẵn sàng phản đòn bất cứ lúc nào. Đối với tên ác quỷ Gia-ve là vậy, nhưng khi đối mặt với Phăng-tin, người phụ nữ đáng thương, có cuộc sống tủi nhục bán thân nuôi miệng, đến chết cũng không thể nhắm mắt vì còn có nhiều điều tiếc nuối. Ông dịu dàng săn sóc cho người phụ nữ yếu đuối ấy bằng tất cả sự ân cần, tình thương vô hạn và trân trọng nhất như “người mẹ sửa sang cho con”. Mọi việc diễn ra trong yên lặng, sự yên lặng ấy bao trùm cả căn phòng, không khí đang căng thẳng bỗng trùng xuống và dịu lại, ông thì thầm điều gì đó vào tai Phăng-tin, thật nhẹ nhàng và tình cảm. Chẳng ai biết ông nói gì, kể cả người đã chết liệu có thể nghe thấy không? Nhưng V. Huy-gô đã nói “Có những ảo tưởng cảm động, có thể là những sự thực cao cả”, và qua lời bà sơ Xem-pli-xơ, một nữ tu chẳng biết nói dối bao giờ, bà đã trông thấy nụ cười ngỡ ngàng của Phăng-tin trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm của chị. Vậy rốt cuộc nụ cười ấy có thật không? Không ai chắc nhưng bà sơ sẽ không nói dối. Lúc này đây “Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại”, đối với Phăng-tin chết chưa hẳn là xấu mà có khi đó là một khởi đầu mới, cứu chị ra khỏi nơi tăm tối dơ bẩn, ở thế giới khác chị có lẽ sẽ sống tốt hơn. Khi Giăng Van-giăng quỳ xuống hôn tay của Phăng-tin ta thấy một sự trân trọng, một lời tạm biệt đầy thương mến sâu sắc đến từ người đàn ông có tấm lòng nhân hậu này, liệu ai có đủ lòng bao dung để thương xót cho những con người khốn khổ như Phăng-tin, phải bán thân thể đầy rẻ mạt, có chăng chỉ là sự ghét bỏ khinh miệt. Chính điều ấy đã làm nổi bật lên tấm lòng cao cả, khoan dung vô hạn như một vị thần của Giăng Van-giăng, sẵn sàng bao dung những mảnh đời bất hạnh nhất và chẳng ai màng tới.

Nghệ thuật lãng mạn bắt đầu được xây dựng từ khung cảnh yên ắng của căn phòng, dường như bỏ qua tất cả chỉ còn hai con người đang đối thoại với nhau trong yên lặng, một người sống và một người đã mất. Đặc biệt những hành động thương tiếc đầy trân trọng được thực hiện một cách tuần tự, nhẹ nhàng và tỉ mỉ của Giăng Van-giăng dành cho Phăng-tin, đã thể hiện được nhân cách cao cả của Giăng Van-giăng, hình tượng hóa nhân vật này như đại diện của lòng nhân đạo sâu sắc và niềm xót thương cho những số phận bất hạnh nghiệt ngã. Thêm nữa, cái chết của Phăng-tin vốn tưởng là bi kịch, nhưng Huy-gô đã lãng mạn hóa bằng những triết lý rất sâu sắc, chết không phải là kết thúc, chỉ là chuyển đến một vùng mới, nơi ấy có ánh sáng vĩ đại hơn, gột rửa hết những đen tối của cuộc đời trong kiếp này. Vậy ánh sáng chính là cái thiện chân chính tỏ rõ tâm hồn con người, còn bóng tối là cái ác bao trùm lên cuộc đời làm con người ta lâm vào khốn cùng, suy ra Phăng-tin có lẽ đã đến được nơi cần đến, chấm dứt hết những vết bùn nhơ nhuốc ở hiện tại.

Đoạn trích là một phần khá hay và kịch tính nhất của câu chuyện, trong đó các nhân vật được khắc họa một cách sâu sắc, giữa bên thiện và bên ác có sự đối lập rõ ràng. Và cái xấu bao giờ cũng phải e ngại và chùn bước trước cái thiện, quan điểm trên đã được V. Huy-gô khéo léo lồng ghép vào câu chuyện thông qua nghệ thuật lãng mạn hóa những bi kịch, đồng thời hình tượng hóa nhân vật của mình, mọi chuyện vốn phi thực tế nhưng nhờ vào tấm lòng thương xót cao cả, tất cả bỗng trở thành một sự thực cảm động thông qua đôi mắt của người chứng kiến, đôi mắt của Chúa.

———————HẾT———————

Người cầm quyền khôi phục uy quyền là một trong những đoạn trích đặc sắc nhất trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của V.Huy-go. Để thấy được hình ảnh và tính cách đối lập giữa Giăng van giăng và Gia-ve hay sự đối lập giữa thiện-ác được thể hiện trong đoạn trích, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích hình tượng nhân vật Giăng Van-giăng trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Phân tích đoạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền để làm sáng tỏ nhận định, Phân tích hai tính cách trái ngược của Gia-ve và Giăng Van Giăng trong Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Phân tích nhân vật Phăng-tin trong đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền

 

Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích tác phẩm

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button