Phân tích tác phẩm

Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ

“Đời thừa” là một trong những tác phẩm nổi bật của nhà văn Nam Cao, được sáng tác vào năm 1943. Truyện ngắn phản ánh chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Và Hộ là nhân vật biểu tượng cho trí nghèo đó.

Hãy cùng TMDL đi phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ ở bài viết dưới đây.

→ Tham khảo: 10+ Bài văn mẫu phân tích người lái đò sông Đà hay nhất 2023

Dàn ý chi tiết

Để phân tích tấn bi kịch này, chúng ta phải làm rõ được hoàn cảnh sống và ước mơ cao cả, tốt đẹp của Hộ. Chế độ thực dân thối nát, bế tha đã làm chìm đi những ước mơ của giới tri thức thời bấy giờ nói chung và Hộ nói riêng.

Dưới đây là dàn ý chi tiết phân tích những đặc điểm này, mời các bạn tham khảo:

phan tich tan bi kich cua nguoi tri thuc ngheo trong xa hoi cu qua nhan vat ho

A, Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và bao quát tấn bi kịch tình thần của Hộ

  • “Đời thừa” viết về đề tài về người trí thức nghèo. Với ngòi bút phân tích tâm lí thật sâu sắc, Nam Cao đã phản ánh chân thực cảnh nghèo khổ, bế tắc của nhân vật trung tâm: nhà văn Hộ.
  • Bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ đã được nhà văn Nam Cao diễn tả thành công trong tác phẩm “Đời thừa”.

B, Thân bài.

Ở phần thân bài chúng ta phải làm rõ được hoàn cảnh sống, tính cách và tấn bi kịch khi phải giằng xé nội tâm của Hộ. Giằng xé ở đây là ước mơ bị vùi dập bởi hoàn cảnh sống.

Hoàn cảnh, tính cách nhân vật Hộ:

Trước hết Hộ là một nhà văn tự trọng, có ý thức sâu sắc về nghề văn, nên viết thận trọng. Vì Hộ quan niệm rằng sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Cho nên hắn đọc, ngẫm nghị tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán.

Là một nhà văn có ý thức sáng tạo, Hộ cho rằng văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có… Cho nên anh đã từng ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương, và vì nó, Hộ có thể hi sinh tất cả.

“Nghệ thuật là tất cả” không phải sa vào quan điểm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, thoát li đời sống. Mà đây chính là niềm say mê quên mình vì lí tưởng nghệ thuật, vì sự nghiệp văn chương chân chính thấm đẫm tình nhân đạo, như niềm mư ước của Hộ: “Cả một đời tôi, tôi sẽ chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển đó sẽ ăn giải Nô-ben…”.

Đó chính là một tác phẩm văn chương “chứa đựng một cái gì to lớn, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”.

=> Đây cũng không phải là sự thèm khát hư danh, mà xét cho cùng, chính là niềm khao khát tự khẳng định của một cá nhân có ý thức về mình, về giá trị cuộc sống, không muôn sống cuộc đời mờ nhạt, bị lãng quên.

Rất say mê văn chương nhưng Hộ cũng dễ cao hứng, bốc đồng vì chuyện văn chương. Sau một lần lãnh tiền ở tòa báo, định mua thức ăn ngon một bữa cho lũ con đói khát, nhưng khi nghe bàn về một tác phẩm văn chương, Hộ bốc lên, vào quán rượu cùng bạn bè, tiêu sạch tiền, say sưa rồi hối hận…

Hộ vừa chủ quan, kiêu ngạo, vừa bi quan, thiếu tự tin: Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Khi chán nản, hắn thừ mặt ra, như một kẻ phải đi đày (…) “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng đứt rồi!”.

Bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ được thể hiện:

Cái xã hội cũ mà Hộ đang sống chính là xã hội nước ta dưới chế độ thực dân. một xã hội tù đọng, bế tắc đã đày đọa con người khốn cùng, đã vùi dập những ước mơ tốt đẹp của con người.

Tấn bi kịch của một người tri thức nghệ sĩ nghèo luôn giằng xé nội tâm Hộ. Ước mơ đẹp đè của anh phải luôn đối đầu với sự nghèo khó, cực nhọc, với gánh nặng áo cơm.

Cái hoài bão lớn mà Hộ quyết đạt tới bằng một ý chí phi thường từ ngày còn trẻ đã không thực hiện được. Chỉ vì những bận rộn tẹp nhẹp, vô nghĩa lí của cả một gia đình mà Hộ phải chăm lo.

Hộ không còn cách nào khác là phải kiếm cho ra tiền. Hắn phải cho in nhiều cuốn cần viết vội vàng. Điều đau đớn và nhục nhã của Hộ là cứ viết toàn những cái vô vị, nhạt phèo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ cần bằng phẳng và quá ư dễ dãi.

Sự túng quẫn đã giày vò nhân vật nhà văn Hộ đến cực điểm. Hắn trở nên cau có và gắt gỏng và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước mắt, mật hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn.

Nhiều lúc nỗi niềm đau khổ, thất vọng làm anh trở nên u uất đến thương cảm. Hộ như đã đến quán rượu để tìm sự quên lãng. Trong cơn say, Hộ lại trút nỗi uất hận vào vợ con mà có lúc anh tưởng là nguyên nhân trực tiếp của tình cảm bế tắc của mình. Rồi khi tỉnh rượu, anh nhớ lại những hành vi thô bạo, tồi tệ của mình và nhà văn Hộ vô cùng hối hận, tự xỉ vả mình là một thằng… khốn nạn.

Dường như cái vòng luẩn quẩn vì nghèo túng nên viết cẩu thả để kiếm tiền rồi tự giày vò, làm khổ vợ con, lại hối hận, đau khổ.. đã thể hiện cái bi kịch đời sống của nhân vật.

Đời thừa như đã đặt ra vấn đề sống còn và quan trọng của nghệ thuật chân chính với lí tưởng nhân đạo cao cả đối mặt trước thử thách nghiệt ngã của khốn cùng, của gánh nặng áo cơm mà người sáng tạo nghệ thuật phải gánh chịu.

C, Kết bài.

Diễn tả quá trình phát triển tâm lí thật tinh tế và mới lạ, khám phá tâm hồn con người bằng giọng văn miêu tả, tự sự lạnh lùng có sắc thái khinh bạc chuyển sang giọng trữ tình sôi nổi, thiết tha, Nam Cao tưởng như đã xoáy sâu vào tận bi kịch của một nhà văn nghèo khó đến bi kịch trong xã hội cũ qua truyện ngắn “Đời thừa”.

Tác phẩm còn toát lên lời kết án cái xã hội nặng nề ngột ngạt đã tước đoạt giá trị của cuộc sống, phá hoại nhân cách của con người, nhất là người trí thức nghệ sĩ có hoài bão cao đẹp, muốn sống tử tế và muốn cống hiến nhiều cho xã hội và học đã bị rơi vào bi kịch.

Bài văn mẫu Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ

Nam Cao là một trong số những cây bút xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Những tác phẩm của ông tập trung vào hai đề tài lớn là người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Và truyện ngắn Đời thừa là một trong số những sáng tác tiêu biểu của đề tài người trí thức. Đọc truyện ngắn Đời thừa, người đọc sẽ không thể nào quên tấn bi kịch của nhân vật Hộ.

Trước hết, bi kịch của nhân vật Hộ là bi kịch giấc mộng văn chương. Hộ là một nhà văn và với Hộ, nghệ thuật là tất cả, “ngoài nghệ thuật ra không có gì đáng quan tâm nữa”. Hộ xem viết văn là sứ mệnh của cuộc đời mình và không có điều gì quan trọng hơn việc viết văn, anh luôn mang trong mình khao khát, ước muốn được trở thành một nhà văn chân chính, có thể viết được một tác phẩm mà “tác phẩm đó sẽ làm mờ hết các tác phẩm cùng ra khác ra cùng một thời.” Và cùng với niềm khao khát ấy, Hộ luôn mang theo bên mình một quan niệm đích thực, giàu giá trị về văn chương và nghề viết văn. Hộ luôn quan niệm rằng “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện.” Thêm vào đó, với Hộ “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có…” Nhưng hiện thực cuộc sống với gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền, Hộ phải lo cho cuộc sống của cả gia đình, phải chăm lo người vợ đau yếu và đàn con nhỏ, đã khiến cho Hộ không thể nào thực hiện được ước muốn cao cả của mình. Hộ không thể viết “một tác phẩm làm mờ nhạt những tác phẩm ra cùng thời” mà thay vào đó Hộ “phải in cho nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc”. Và đến cuối cùng, Hộ rơi vào giấc mộng văn chương, giữa một bên là ước muốn cao cả với một bên là hiện thực khốc liệt, với gánh nặng cuộc sống đã buộc Hộ viết những tác phẩm mà bản thân anh cũng không biết nó là cái gì và rồi “sau mỗi lần đọc lại cuốn sách hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn.”

Đồng thời, bi kịch thứ hai của nhân vật Hộ đó chính là bi kịch tình thương. Hộ là một người luôn mang trong mình lẽ sống tình thương. Vì tình thương, “Hộ đã cứu vớt, cưu mang mẹ con Từ khi Từ bị tình phụ, những ngày tháng yêu thương và hạnh phúc…”. Vì tình thương, Hộ đã chăm lo cho cuộc sống của Từ và giúp Từ thoát khỏi những đớn đau, tủi khổ trong cuộc sống. Và cũng chính bởi tình thương, Hộ luôn mong muốn mang lại cho vợ con một cuộc sống không đói rét, khổ sở, để rồi Hộ quyết định “đành phí đi một vài năm để kiếm tiền tiêu”, để lo cho gia đình. Nhưng để rồi, đến cuối cùng, Hộ lại vi phạm vào lẽ sống tình thương ấy, đã giẫm đạp lên lẽ sống tình thương mà hắn suốt đời hắn theo đuổi. Hộ “trở nên cau có và gắt gỏng. Hắn gắt gỏng với con, với vợ, với bất cứ ai và với chính mình. Và nhiều khi, không còn chịu nổi cái không khí bực tức ở trong nhà, hắn đang ngồi bỗng đứng phắt lên, mắt chan chứa nước, mặt hầm hầm, vùng vằng đi ra phố, vừa đi vừa nuốt nghẹn.” Thêm vào đó, Hộ đắm mình trong những cơn say và trong những cơn say ấy, Hộ “đánh Từ, đuổi cả Từ đi”. Để rồi, đến lúc tỉnh rượu, Hộ lại thấy ăn năn, thấy thương vợ con nhiều quá. Và như vậy, Hộ đã rơi vào bi kịch lẽ sống tình thương, Hộ xem tình thương là trên hết nhưng cuối cùng Hộ đã có những hành động đi ngược lại lẽ sống ấy của mình.

Tóm lại, nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa mang hai bi kịch lớn là bi kịch giấc mộng văn chương và bi kịch lẽ sống tình thương. Đồng thời, qua tấn bi kịch của nhân vật Hộ, chúng ta thấy rõ được tấm lòng nhân đạo, tài năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của nhà văn Nam Cao.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về giới trí thức nghèo nói chung và tấn bi kịch tinh thần của nhân vật Hộ nói riêng trong tác phẩn “Đời thừa”. Để biết thêm nhiều tác phẩm văn học khác xin truy cập: tmdl.edu.vn.

Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button