Đề bài: Phân tích truyện Cây bút thần
Bạn đang xem bài: Phân tích truyện Cây bút thần
Phân tích truyện Cây bút thần
I. Dàn ý Phân tích truyện Cây bút thần (Chuẩn)
“Cây bút thần” là một trong những truyện cổ tích đặc sắc của văn học dân gian Trung Quốc, truyện viết về kiểu nhân vật bất hạnh nhưng có tài năng kỳ lạ.
2. Thân bài
* Hoàn cảnh của Mã Lương
– Mồ côi cha mẹ, hàng ngày phải chặt củi, cắt cỏ,…để kiếm tiền nuôi bản thân
– Niềm đam mê vẽ bất tận, vẽ rất đẹp
– Mong ước có đủ tiền mua được cây bút để vẽ.
– Một vị thần thương tình tặng cho Mã Lương cây bút thần quý giá…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích truyện Cây bút thần tại đây
II. Bài văn mẫu Phân tích truyện Cây bút thần (Chuẩn)
“Cây bút thần” là một trong truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng văn học dân gian Trung Quốc, truyện viết về kiểu nhân vật bất hạnh nhưng có tài năng kỳ lạ. Bằng những chi tiết kỳ ảo, đặc sắc, truyện đã phản ánh ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong xã hội và khát khao có những khả năng kỳ diệu của con người.
Mã Lương là một em bé có hoàn cảnh đáng thương. Em mồ côi cha mẹ, hàng ngày phải đốn củi, cắt cỏ,…để kiếm tiền nuôi bản thân. Tuy vất vả song em có một niềm đam mê vẽ bất tận, Mã Lương nuôi dưỡng niềm đam mê của mình bằng cách vẽ vào bất cứ nơi đâu mà em muốn, lúc nào em cũng thích vẽ và mong ước có đủ tiền mua được cây bút để vẽ. Em không chỉ đam mê vẽ mà còn là một em bé tài năng với bộ môn nghệ thuật này, thấy được tấm lòng và tinh thần ham học hỏi của em, một vị thần thương tình tặng cho Mã Lương cây bút thần quý giá. Cây bút thần dành tặng cho người có tài năng, chịu thương, chịu khó là phần thưởng xứng đáng dành cho em.
Từ khi được tặng cây bút thần, em vẽ được nhiều hơn. Trong làng, những ai khó khăn, thiếu vật dụng gì em đều vẽ ra để giúp họ. Em vẽ cuốc, cày cho lao động, vẽ đèn cho ánh sáng để nhân dân sinh hoạt. Nhờ tấm lòng lương thiện và trong sáng của Mã Lương mà ai cũng quý mến em. Những thứ em vẽ cho người quanh mình không phải là vàng bạc, của cải vật chất xa hoa mà là những vật dụng cần thiết trong lao động. Hơn ai hết em hiểu được những người nông dân họ tuy vất vả nhưng không bao giờ chịu nhận lấy những vật chất quý giá không phải tự bàn tay mình làm ra. Em cũng hiểu được rằng chỉ có kiên trì lao động, của cải bằng chính sức mình làm ra mới bền lâu và đáng trân trọng. Tình cảm và tấm lòng của Mã Lương thật đáng quý biết bao. Tuy còn nhỏ nhưng em đã rất hiểu chuyện và thông minh.
Em thấy hạnh phúc vô bờ khi mình có thể giúp đỡ được nhiều người, nhưng câu chuyện về cây bút thần lại không mấy đến tai những kẻ tham lam, quyền quý khiến em gặp không ít rắc rối. Đầu tiên là tên địa chủ hống hách, hắn bắt em vẽ theo ý muốn của hắn để thoả mãn lòng tham không đáy nhưng Mã Lương đâu chịu nhún nhường, cam chịu mà làm theo lời hắn. Em không làm theo ý hắn, quyền uy của hắn không khiến em e dè, sợ hãi mà một mực, kiên quyết không chịu vẽ. Bị bắt giam lại nơi ngục tối, em tìm cách thoát ra ngoài, khi bị sự truy đuổi của tên địa chủ độc ác kia, em dùng bút thần vẽ mũi tên bắn chết hắn. Đó là một sự trừng phạt đích đáng cho kẻ tàn nhẫn, tham lam, coi của cải vật chất trên hết.
Khi đến một thị trấn khác, em bị nhà vua bắt giam. Vừa ép Mã Lương phải vẽ theo những gì mà ông ta muốn và hứa sẽ cho em những vàng bạc, châu báu. Nhưng làm gì em cần những thứ đó, em biết được bản chất độc ác, uy quyền và tham vọng của tên vua kia nên tìm cách trừng phạt hắn. Những gì vua yêu cầu em đều vẽ trái ngược hẳn, vua bảo vẽ rồng thì em vẽ con cóc ghẻ, vừa bắt vẽ phượng em lại vẽ con gà trụi lông, vua bảo vẽ núi vàng em vẽ toàn những tảng đá lớn, vẽ thỏi vàng biến thành con mãng xà lớn, đầy hung dữ. Cuối cùng, em vẽ sóng biển, bão tố, mưa giông, nhấn chìm con thuyền chở tên vua bạo ngược, tham tàn kia.
Từ đó, em đi khắp nơi giúp đỡ dân nghèo, tài năng và cây bút thần quý gia của em được khắp nơi truyền tụng. Tài năng, sự thông minh, tấm lòng lương thiện đã hội tụ ở con người Mã Lương. Em chính là biểu tượng của cái thiện lương, tấm lòng tốt đẹp đồng thời cũng là nhân vật mà tác giả dân gian gửi gắm khát khao về công lí, lẽ phải và những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Truyện cổ tích “Cây bút thần” đã để lại trong em nhiều bài học quý giá. Đó là bài học về sự chăm chỉ, kiên trì rèn luyện, bài học về lòng đam mê và nuôi dưỡng đam mê. Đó còn là bài học về đạo lý sống tốt đẹp, biết yêu thương và đồng cảm, biết giúp đỡ những người có số phận bất hạnh và khó khăn hơn mình. Đó còn là bài học về lối sống khiêm tốn, biết bằng lòng với những gì mình đang có, tránh tham lam, ích kỉ, ác độc.
——————–HẾT———————
Bên cạnh bài Phân tích truyện Cây bút thần, các em có thể tìm hiểu thêm: Cảm nhận khi đọc Cây bút thần, Soạn bài Cây bút thần, Kể lại câu chuyện Cây bút thần theo lời kể của em, Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Cây bút thần
tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/phan-tich-truyen-cay-but-than/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục