Dưới đây là Phân tích từ ngữ, hình ảnh về biến chuyển của trời đất lúc giao mùa trong bài Sang thu. Sang thu đã cho ta thấy sự vận động của cuộc sống quanh ta mà bấy lâu nay ta không hề biết tới. Càng yêu thơ thu ta càng trân trọng và cảm phục tâm hồn thi sĩ của Hữu Thỉnh và biết yêu quý hơn cuộc sống này. Cùng TMDL tham khảo các bài mẫu phía dưới nhé
Đề bài: Phân tích từ ngữ, hình ảnh về biến chuyển của trời đất lúc giao mùa trong bài Sang thu
Bạn đang xem bài: Phân tích từ ngữ, hình ảnh về biến chuyển của trời đất lúc giao mùa trong bài Sang thu
Phân tích từ ngữ, hình ảnh về biến chuyển của trời đất lúc giao mùa trong bài Sang thu (Chuẩn)
Hạ đi thu đến, đó là vòng tuần hoàn của trời đất. Nhưng trong khoảng giao mùa ấy biết bao những biến chuyển của đất trời làm lòng người xao xuyến. Những câu thơ trong khổ thơ thứ 2 và thứ 3 trích ” Sang thu” đã được Hữu Thỉnh thể hiện điều đó.
Nếu như mùa hạ dòng sông sẽ chảy cuồn cuộn, dữ dội vì mưa lũ thì thu đến, “sông được lúc dềnh dành”. Từ láy “dềnh dàng” mang tính chất gợi hình kết hợp với biện pháp nhân hóa để giúp người đọc hình dung được dòng sông mùa thu đang trôi thong thả, chậm rãi như đang suy nghĩ trầm tư. Đối lập với hình ảnh “sông dềnh dành” đó là hình ảnh “chim vội vã”.
Từ láy “vội vã” lại mang tính chất gợi cảm, nhưng vẫn là biện pháp nhân hóa đã khiến cho đàn chim có tâm trạng đang vội vã, khẩn trương bay về phương nam tránh rét. Hình ảnh ” đám mây mùa hạ/ vắt nửa mình sang thu” mới thực sự là đặc sắc. Đám mây mùa hạ vẫn còn sót lại trên bầu trời, từ ngữ ” vắt nửa mình” đã thể hiện được hai nửa của đám mây thuộc về hai mùa. Đám mây mỏng này như một dải lụa treo trên bầu trời vì chỉ có dải lụa thì tác giả Hữu Thỉnh mới dùng từ “vắt”. Vắt nửa mình chứ không phải vắt hết ấy đã tạo nên ranh giới cho đám mây nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. Không hẳn là vẻ đẹp của mùa hạ cũng không hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của sự giao mùa được cảm nhận thật tinh tế bởi Hữu Thỉnh.
Bốn câu thơ cuối cũng là những biến chuyển ầm thầm của tạo vật để từ đó nhà thơ rút ra được một triết lí về đời người:
” Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Những hình ảnh như “nắng, mưa, sấm” đều là những nét đặc trưng của mùa hạ. Nhưng khi mùa thu dần đến thì những hình ảnh thiên nhiên ấy bỗng chốc chỉ còn mờ nhạt dần hơn. Những từ ngữ chỉ mức độ như là “vẫn còn, đã vơi dần, bớt” đã thể hiện điều đó. Hình ảnh “Sấm bất ngờ/ hàng cây đứng tuổi” vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ. Sang thu sấm thưa dần, nhỏ dần không đủ sức để lay động hàng cây đã bao mùa thay lá. Biện pháp nhân hóa “bất ngờ, đứng tuổi” đều chỉ trạng thái của con người. Nhưng đằng sau nghĩa tả thực đó chính là một triết lí về đời người mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến người đọc. Con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những sóng gió, thử thách của đời người. Khi con người có sự trải nghiệm nhiều hơn, hiểu mình hơn, hiểu đời hơn. Lúc đó, người ta sẽ sẵn sàng đón nhận những biến cố và vượt qua được nó.
Có thể nói, chỉ với hai khổ thơ nhưng tác giả Hữu Thỉnh đã cho chúng ta thấy được những biến chuyển của đất trời đang ngả dần sang thu. Các từ láy sử dụng thật điêu luyện, cũng với hình ảnh thơ đặc trưng của mùa hạ, mùa thu. Ông đã có một cảm nhận nhiều tầng bậc, sâu sắc, tinh tế và thể hiện cảm xúc ngây ngất trước sự vận động đó.
Kết luận:
Trên đây là Phân tích từ ngữ, hình ảnh về biến chuyển của trời đất lúc giao mùa trong bài Sang thu được chọn lọc hay nhất. Cảm ơn các bạn đã tham khảo.
Để biết thêm nhiều bài đoạn văn hay hãy tham khảo ở tmdl.edu.vn nhé.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích các tác phẩm văn học lớp 9