Giáo dục

Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù

Đề bài: Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù

phan tich va chung minh chat thep trong tap tho nhat ki trong tu

Bài văn mẫu Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù

Bạn đang xem bài: Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù

Bài mẫu: Phân tích và chứng minh chất thép trong tập thơ Nhật kí trong tù

Nhà thơ Hoàng Trung Thông khi nhận xét về thơ ca của Hồ Chí Minh từng khẳng định:

“Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”.

Thật vậy, thơ của Người từ trước đến nay luôn khắc họa bức chân dung tinh thần tự họa của người chiến sĩ cộng sản vừa phi thường, cao cả, lại vừa rất đỗi bình thường, giản dị. Chất thép phi thường là yếu tố không thể thiếu trong thơ của Bác. Đặc biệt tập thơ “Nhật kí trong tù” đã kết tinh đầy đủ chất thép vững vàng của người chiến sĩ anh hùng ấy.

Chất thép là hình ảnh ẩn dụ để chỉ tinh thần chiến đấu kiên cường của người chiến sĩ cộng sản. Sự xuất hiện của “chất thép” bắt nguồn từ thực tế đời sống chiến đấu chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Trong hoàn cảnh chiến đấu nhiều khó khăn, thơ ca phải đặt nhiệm vụ dân tộc và thời đại lên hàng đầu, cái tôi hòa vào với cái ta anh hùng. Bác cũng từng cho rằng: “Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Bởi vậy, thơ ca có xu hướng ca ngợi vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ: ý chí nghị lực vượt lên mọi khó khăn thử thách; phong thái ung dung, lạc quan hướng về tương lai. Đó chính là chất thép trong phẩm chất kiên định theo đuổi lí tưởng cách mạng của người chiến sĩ.

Trước tiên, nói “Nhật kí trong tù” là tập thơ hàm chứa đầy đủ chất thép là bởi những bài thơ đều được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị tù đày.Tháng 8 – 1942, khi sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ quốc tế thì Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt mười ba tháng ở tù, tuy bị đày ải vô cùng cực khổ nhưng Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Tập “Nhật kí trong tù” ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt đó. Những bài thơ thể hiện ý chí cứng cỏi, sắt đá của Người được sáng tác trong khi bị đày đọa vô cùng đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần.

Biểu hiện của chất thép được thể hiện qua cả nội dung và nghệ thuậtcủa từng bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù”.Về nội dung, chất thép được biểu hiện rất đa dạng. Trong thơ Bác có rất nhiều bài thơ thể hiện ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt, qua đó phác họa bức chân dung tinh thần kiên cường của Người. Với bài thơ “Bốn tháng rồi”, dù:

“Bốn tháng cơm không no

Bốn tháng đêm thiếu ngủ

Bốn tháng áo không thay

Bốn tháng không giặt giũ”

nhưng ở Bác, ta vẫn thấy được tinh thần không hề nao núng trước hoàn cảnh ngặt nghèo:

“Kiên trì và nhẫn nại

Không chịu lui một phân”.

Bởi thế, trong “Tự khuyên mình”, Người luôn tự căn dặn bản thân rằng nhờ có đắng cay thì con người mới có thể mạnh mẽ đối đầu với tất cả:

” Nghĩ mình trong bước gian truân

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”.

Bên cạnh đó, những vần thơ mang nặng chất thép của Người còn toát lên từ phong thái ung dung, lạc quan. Dù bị tù đày nhưng Bác vẫnsay sưa ngắm cảnh thiên nhiên:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

Tâm hồn lãng mạn, bay bổng của Người đã vượt ra khỏi song sắt nhà lao, tìm đến với người bạn tri âm là vầng trăng tròn vành vạnh. Không còn là người tù bị đày đọa đau khổ, Bác trở thành thi nhân đồng điệu với vầng trăng tri kỉ, không nói mà như đang chất chứa đến vạn lời. Không chỉ trong nhà lao mà ngay cả trên đường chuyển ngục với xiềng xích gông cùm, tâm hồn Người vẫn lạc quan, ung dung tự tại. Trong bài thơ “Chiều tối”, Bác đã hướng tầm mắt của mình lên trời cao để cảm nhận bức tranh thiên nhiên với:

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”.

Đặc biệt, hình ảnh “lò than hồng” xuất hiện trong hai câu thơ cuối:

“Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng”

trở thành nhãn tự của cả bài thơ. Đó không đơn thuần là hình ảnh diễn tả bước chuyển mình của thời gian mà còn là biểu tượng của ánh sáng và hơi ấm, xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối của núi rừng. Dường như trong bất cứ hoàn cảnh nào, tâm hồn nhà cách mạng Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng về phía ánh sáng, phía sự sống.

Chất thép trong “Nhật kí trong tù” còn ẩn sau những vần thơ đả kích, châm biếm sâu cay kẻ thù. Trong “Lai Tân”, Hồ Chí Minh đã vẽ một bức tranh về hiện trạng bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch:

” Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người, cảnh trưởng kiếm ăn quanh

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc,

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Tất cả các nhân vật được nhắc đến trong bài thơ đều không làm đúng chức trách của mình. Ban trưởng là người có chức vụ quản lí phạm nhân nhưng lại đánh bạc công khai, cảnh trưởng kiếm ăn nhờ việc đút lót, còn huyện trưởng chong đèn phải chăng là để làm việc hay là để hút thuốc phiện? Bộ máy nhà tù nhũng nhiễu và thối nát kia là đại diện cho cả một xã hội. Lúc này, thái độ châm biếm của Bác bộc lộ một cách gián tiếp qua câu thơ cuối. Sự “thái bình” kia chỉ là ngụy trang cho một xã hội bên trong đã mục ruỗng. Qua những vần thơ trên, người đọc nhận thấy Hồ Chí Minh có cái nhìn vô cùng sắc sảo đối với các hiện tượng xã hội. Dám mỉa mai, dám vạch trần bộ mặt thật của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch, đó chính là chất thép sáng ngời toát lên từ những vần thơ hàm súc của Bác.

Về nghệ thuật thể hiện, giọng điệu là cách thức chuyển tải chất thép cho những vần thơ của Bác một cách trực tiếp. Khi nói về ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn, Bác thường sử dụng giọng điệu mang tính chất ca ngợi, cổ vũ và có khi là hóm hỉnh, hài hước. Khi muốn vạch trần bộ mặt xỏa trá của kẻ thù, Người lại sử dụng giọng điệu mỉa mai, châm biếm. Giọng điệu có vai trò vô cùng to lớn góp phần làm nên những bài thơ đậm chất sắc sảo của một bản lĩnh kiên cường.

“Nhật kí trong tù” đã khắc họa tinh thần kiên cường, chất thép sáng ngời trong phong cách Hồ Chí Minh. Đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn, tư thế của một người: “Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao”.

Xem thêm các bài viết cùng chủ để trên Taimienphi.vn

– Phân tích và chứng minh thiên nhiên trong Nhật kí trong tù
– Cảm nhận thiên nhiên trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh
– Phân tích và chứng minh tính nhân đạo trong Nhật kí trong tù

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/phan-tich-va-chung-minh-chat-thep-trong-tap-tho-nhat-ki-trong-tu/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button