Đề bài: Phân tích vẻ đẹp thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư
Bạn đang xem bài: Phân tích vẻ đẹp thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư
Phân tích vẻ đẹp thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư
I. Dàn ý Phân tích vẻ đẹp thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Chuẩn)
1. Mở bài
– Giới thiệu Lí Bạch
– Bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là một bài thơ miêu tả thiên nhiên đặc sắc.
2. Thân bài
– Phân tích nhan đề, thể thơ.
– Vẻ đẹp thác núi Lư:
+ Núi Hương Lô- sinh khói tía: Lung linh, huyền ảo, rực rỡ trong làn khói tía.
Ánh nắng chiếu vào dãy núi sinh ra làn khói tía, đó là bức tranh lung linh của tạo hóa, có chút gì đó đan xen giữa thực và ảo.
–> Hương Lô hiện lên như cái lư bát khổng lồ tỏa khói nghi ngút giữa núi non hùng vĩ…(Còn tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích vẻ đẹp thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư tại đây.
II. Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Chuẩn)
Lí Bạch- người được mệnh danh là “tiên thơ”, là nhà thơ mang tâm hồn tự do, hào phóng. Thơ của Lí Bạch phong phú về đề tài, trong đó thiên nhiên là cảm hứng bất tận và thể hiện hết được phong cách của nhà thơ. “Xa ngắm thác núi Lư” là bài thơ khắc họa vẻ đẹp kì vĩ của ngọn núi Hương Lô.
Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” có tên tiếng Hán là “Vọng Lư sơn bộc bố”, bài thơ được viết bằng chữ Hán, theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật . Đây là bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của Lí Bạch. Nhan đề bài thơ gợi ra điểm nhìn của tác giả, nhà thơ đang ở phía xa để ngắm thác núi, từ đó tác giả có cơ hội nhìn toàn cảnh núi Lư hùng vĩ. Mở đầu bài thơ, Lí Bạch đã khắc họa bức tranh dãy Hương Lô:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên
( Nắng rọi Hương Lô khói tía bay)
Câu thơ đầu tiên gợi ra không gian và thời gian khi tác giả đưa độc giả dạo chơi ở núi Hương Lô. Đây là một phần của dãy núi Lư. Vẻ đẹp của Hương Lô được tái hiện vào một buổi chiều tà. Lúc xế chiều, ánh nắng chiếu vào dãy núi sinh ra làn khói tía, đó là bức tranh lung linh của tạo hóa, có chút gì đó đan xen giữa thực và ảo. Dưới ánh mặt trời, làn khói tía được sinh ra phải chăng là sự giao hòa của đất trời. Cách tác giả dung từ “sinh” thật đặc biệt, phải chăng sự lung linh ấy là sản phẩm giao thoa của vũ trụ. Qua việc miêu tả dãy Hương Lô, tác giả muốn nói đến rộng hơn đó là sự bao trùm của cảnh vật ở dãy núi Lư kì vĩ: huyền ảo, rực rỡ, Hương Lô hiện lên như cái lư bát khổng lồ tỏa khói nghi ngút giữa núi non hùng vĩ.
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên
(Xa trông dòng thác trước sông này)
Ở câu thơ thứ hai, người đọc nhận ra sự xuất hiện của dòng thác. Dòng thác được tác giả sử dụng bằng từ “quải”- đó có nghĩa là treo, dòng thác được treo lơ lửng trước dòng sông như một tấm vải gợi ra cho người đọc thấy được sự mềm mại của thác nước. Từ câu thơ, ta thấy được trí tưởng tượng của tác giả thật phong phú. Giữa dãy núi Lư kì vĩ, dòng thác của núi Hương Lô treo thẳng đứng gợi ra không gian rộng lớn, bao la của ngọn núi. Câu thơ vừa thể hiện sự mềm mại của dòng thác, vừa thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên. Ở câu thơ thứ ba, Lí Bạch đã miêu tả dòng thác một cách chi tiết hơn:
Phi lưu trực há tam thiên xích
(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)
Bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng trong thơ cổ điển được tác giả sử dụng thật linh hoạt trong câu thơ này. Dòng “thác chảy như bay đổ thẳng xuống” thể hiện tốc độ chảy mạnh mẽ của thác nước. Từ nơi ba nghìn thước cao vời vợi, dòng nước tuôn trào từ đỉnh Hương Lô đã khiến người đọc thấy được sự khốc liệt của dòng nước: tốc độ và sức chảy ghê gớm. Như vậy, không còn là sự mềm mại, huyền ảo từ sự thơ mộng của làn khói tía nữa mà đó còn ẩn chứa sự mạnh mẽ, mãnh liệt không gì cản nổi mà tạo hóa đã tạo nên. Đọc đến đây, cảnh thác núi Lư phần nào đã hiện rõ nét hơn và như để khẳng định khoảnh khắc ấy, tác giả đã thể hiện:
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên
(Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)
Sông Ngân Hà tuy chỉ là dòng sông trong tâm tưởng của tác giả, dòng sông đó thật đẹp nhưng không có thực. Sông Ngân chỉ là cách mà tác giả đang trừu tượng hóa khiến cho người đọc nhận ra vẻ đẹp huyền ảo, mê hoặc xứng tầm vũ trụ của phong cảnh thác núi Lư. Thế nhưng, nhờ đó mà chúng ta nhận ra thác nước đó thật đẹp, như kì quan tự nhiên. Câu thơ khiến ta thấy được sự bay bổng trong tâm hồn của nhà thơ Lí Bạch, phong cách thơ lãng mạn, mạnh mẽ và phóng khoáng.
Bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” đã phần nào khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên qua đôi mắt của nhà thơ Lí Bạch: đẹp, nên thơ nhưng không kém phần kì vĩ, lớn lao. Qua bài thơ, phần nào ta đã thấy được sự táo bạo, dứt khoát trong cách miêu tả tình yêu với thiên nhiên mà nhà thơ đã xây dựng, nó tương đồng với phong cách thơ mà Lí Bạch xây dựng để thuyết phục độc giả bằng tài năng thi phú của mình.
——————-HẾT———————
Các em vừa cùng khám phá vẻ đẹp của thác núi Lư qua bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, để thấy hết được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, các em hãy cùng tham khảo thêm: Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư, Phân tích bài thơ Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố), Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ trong bài Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ của em về bài thơ Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/phan-tich-ve-dep-thac-nui-lu-qua-bai-tho-xa-ngam-thac-nui-lu/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục