Trẻ chậm nói tức là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm và kém hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ nhỏ. Nhiều gia đình chủ quan nhưng cũng có nhiều gia đình lại lo lắng quá mức…
Trẻ chậm nói có hai khả năng: Trẻ chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ – chứng tự kỷ. Việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải xác định tình trạng của bé ở mức nào, do nguyên nhân nào gây nên đã nhé!
Bạn đang xem bài: PHƯƠNG PHÁP DẠY TRẺ TỰ KỶ CHẬM NÓI
Vì sao trẻ chậm nói?
Có hai nhóm nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói bao gồm: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể:
– Nguyên nhân thực thể: xuất phát từ những vấn đề tại các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi..hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não hoặc các trục trặc tại não ( khiếm khuyến trong sự phát triển não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…)
– Nguyên nhân tâm lý: do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.
Một số dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói
Cha mẹ cần phải nắm được các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con mình để có sự can thiệp sớm.Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:
- Trẻ không phản ứng lại với giọng nói hay âm thanh to khi trẻ từ sáu đến 8 tuần tuổi.
- Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không có phản ứng mặc dù đã 2 tháng tuổi
- Thờ ơ với người và mọi vật xung quanh khi 3 tháng tuổi.
- Không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra lúc trẻ 4 tháng.
- Không biết tự cười mặc dù đã 6 tháng tuổi.
- Không bập bẹ, ê a được từ nào lúc 8 tháng.
- Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi.
- Không thể nói được những câu đơn giản khi đã 3 tuổi.
Nếu như trẻ phát triển hoàn toàn bình thường về thể chất, tinh thần sẽ trải qua các thời kỳ phát triển ngôn ngữ sau:
Từ 3 – 6 tháng tuổi
3 tháng tuổi trẻ biết khóc, phát ra một âm nào đó hoặc là gừ…gừ….trong cổ họng, biết cười, làm cử động, phát âm với giọng nhẹ khi được người khác nói chuyện. Trẻ sẽ hướng về phía mọi người đang nói chuyện và chăm chú lắng nghe. Ở độ tuổi 5-6 tháng trẻ cũng có thể phát ra các âm thanh như ê , a, ba, bà….Phát một âm tiết gồm một phụ âm đầu và một nguyên âm, phát ra những âm khác nhau thể hiện cảm xúc khác nhau…
Từ 6 – 9 tháng tuổi
Trẻ có thể phát âm được những từ có 2 âm tiết đơn giản như ba ba , ma ma…. Bập bẹ nói chuyện với người quen, bắt chước làm lại âm thanh mà trẻ đã làm khi nghe người lớn phát ra âm đó hoặc bắt chước hành động đi kèm âm thanh đơn giản được lặp đi lặp lại nhiều lần.
Từ 9 – 12 tháng tuổi
Trẻ có thể phát âm được nhũng câu dài giống người lớn nhưng câu từ không rõ ràng mà chỉ bao gồm những tiếng ê, a hoặc phát ra âm có ngữ điệu để thể hiện ý muốn trao đổi thông tin nào đó… Một số trẻ phát triển nhanh thì đã có thể nói được khoảng 3 từ như mẹ, bố, bà. Trẻ thường bắt chước các cử động của miệng, các hành động kèm theo phát âm như vừa vỗ bụng vừa kêu bum….bum
Từ 12 – 15 tháng tuổi
Trẻ có thể phát âm những âm thanh có tiết tấu giống với âm nhạc, bé đã có thể nói được câu dài 4 từ. Ở tầm tuổi này bé đã tự biết cách ghép các từ lại với nhau thành câu và sắp xếp các từ cho đúng trật tự. Đồng thời trẻ cũng phân biệt được các bộ phận của cơ thể, các hình con vật khác nhau…
Trẻ 2 tuổi chậm nói
Vốn từ của trẻ đang trên đà phát triển nhanh chóng, bé 2 tuổi biết khoảng 50 đến 75 từ và bắt đầu biết xâu chuỗi lại với nhau thành cụm từ và câu, biết chào mọi người theo đúng tên, biết từ chối khi không thích. Trẻ đã có vốn từ vựng như một “cuốn từ điển nhỏ”. Giai đoạn này, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mẹ nên kiên nhẫn trong cách chỉnh lỗi ngữ pháp và bổ sung từ vựng cho trẻ.
Đây là mốc rất quan trọng, bởi vậy các cha mẹ tập cho con mở rộng cụm từ trong lúc giao tiếp, ví dụ: Thay vì “con mang vớ nhé” thì hãy “Con muốn mẹ giúp con mang vớ phải không?” hoặc thay vì nói “chúng ta chơi bóng nhé” thì hãy nói dài hơn “Được rồi, ba sẽ chơi bóng với con nhé”. Tuy nhiên cha mẹ không nên nhấn mạnh và bắt trẻ lặp lại ngay một câu đầy đủ như: “Con hãy nói: Mẹ giúp con mang vớ”, điều này chỉ khiến bé con thất vọng và phá vỡ sự phát triển bình thường của trẻ. Hãy giao tiếp thật nhiều để trẻ tự tiếp thu những câu nói mở rộng của chúng ta.
Không nên chỉnh ngữ pháp của trẻ vì vẫn còn quá sớm để chỉ ra lỗi ở thời điểm này, bạn chỉ nên tình cờ lặp lại câu trẻ vừa nói và dùng đúng từ. Trong lúc đọc sách cho trẻ nghe chúng ta hãy tương tác với trẻ, hỏi trẻ những gì trẻ thấy trong sách hoặc đố trẻ những gì sẽ xảy ra tiếp theo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Từ 2,5 – 4 tuổi
Trẻ 2,5-4 tuổi bước sang một giai đoạn mới trong việc phát triển ngôn ngữ của mình, vốn từ mở rộng thêm và khả năng sử dụng ngữ pháp đáng ngạc nhiên khiến bạn có thể hiểu được hơn 3 hoặc 4 từ trong những gì trẻ nói. Bé thường sử dụng những câu dài hơn, thường trên 3 từ, và phát triển nhiều hơn về từ vựng, từ 300 đến 1.000 từ hoặc nhiều hơn. Các bé 3 tuổi rất thích nói và hát. Cách diễn đạt dài dòng cũng là một dấu hiệu của tuổi này. Trẻ có thể trả lời những câu hỏi đơn giản hoặc đặt câu hỏi với bạn. Đôi khi, trẻ chỉ nói liên miên không ngừng chứ không mấy để ý đến câu trả lời. Trẻ cũng bắt đầu mô tả những gì trẻ nhìn thấy hoặc đang làm và bắt đầu tìm từ ngữ để giải thích cho những chuyện đó. Bạn nên chỉ cho trẻ cách sử dụng tính từ nhiều hơn, ví dụ: chiếc xe hơi to màu đỏ, và dùng đúng động từ trong mỗi hoàn cảnh.
Trẻ chậm nói phải làm sao?
Cha mẹ hay người chăm sóc bé cần phải chủ động thúc đẩy cho quá trình học nói của bé phù hợp với lứa tuổi sao cho đạt mốc triển ngôn ngữ tự nhiên. Bởi lẽ não của trẻ phát triển nhanh nhất là ở giai đoạn trước 3 tuổi sau đó chậm hơn từ 3 – 6 tuổi. Sau 6 tuổi các can thiệp tập nói sẽ có kết quả hạn chế nhất định.
Phương pháp dạy trẻ chậm nói
Chậm nói ở trẻ đang là một trong những vấn đề cần được quan tâm ở thời hiện đại này, bởi số lượng trẻ mắc chứng chậm nói đang ngày càng tăng nhanh. Nếu nhìn thấy con có những biểu hiện của trẻ chậm nói, chắc chắn ba mẹ nào cũng sẽ vô cùng lo lắng và không biết phải làm gì, phải bắt đầu từ đâu để giúp con… Tuy nhiên, bạn đừng quá lo bởi nếu biết cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả thì bé vẫn có thể lớn lên khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác.
Dạy trẻ chậm nói tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không có cách dạy cũng như phương pháp đúng thì sẽ không đem lại hiệu quả cao. Có nhiều phương cách dạy trẻ chậm nói, mỗi cách sẽ mang lại một hiệu quả riêng. Nhưng nhìn chung, tất cả đều đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại của ba mẹ. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả được các chuyên gia nhi khoa khuyên dùng để bạn áp dụng giúp cho bé nhanh biết nói nhé.
Hãy luôn trả lời bé
Bé không nói nhưng giao tiếp với bạn bằng thái độ, bằng cử chỉ, điệu bộ cơ thể, hãy trẻ lời bé bằng cách giải quyết những thái độ đó: Bé đưa cho bạn 1 đồ vật, hãy đón nhận lấy, bé muốn lấy đồ vật, hãy khuyến khích bé hành động để có được nó. Đây là cách dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Dạy trẻ những từ ngữ đơn giản trước
Tốt nhất nên bắt đầu từ những từ ngữ liên quan đến những tình huống giao tiếp hàng ngày. Bạn có thể sử dụng hình ảnh và điệu bộ để dạy con giao tiếp trước, đây sẽ là tiền đề giúp con học nói rất tốt. Bên cạnh đó cha mẹ cần kiểm soát thời gian xem ti vi của con, nếu cho con xem tivi thì cố gắng ngồi cạnh con để bàn luận về những tình huống trên tivi để tạo thói quen giao tiếp hai chiều với trẻ.
Nói chuyện với trẻ nhiều hơn
Để cải thiện khả năng nói của của trẻ, cách tốt nhất là bạn hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ, ngay cả khi trẻ không nói được. Với trẻ sơ sinh mới bắt đầu tập nói hay còn gọi là “hóng chuyện”, bạn có thể sử dụng những âm thanh đơn giản như ba, má…, dần dần trẻ sẽ bắt chước và nói lại theo bạn. Hãy luôn khen ngợi con khi con đáp lại, còn nếu trẻ không nói được, hãy kiên nhẫn lặp lại từ đó nhiều lần và khuyến khích con tiếp tục phát âm nữa nhé.
Trẻ lớn hơn chút khi trò chuyện với trẻ, bạn nên cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ một. Cha mẹ không nói ngọng kiểu “nựng“ bé sẽ khiến bé khó phát âm khi bắt chước. Khi nói, bạn có thể kết hợp sử dụng các động tác tay, chẳng hạn như vẫy tay chào khi tạm biệt, nhận quà bằng 2 tay… Hãy nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, khi cho trẻ ăn, khi tắm cho trẻ, khi ru trẻ ngủ… Sau một thời gian, bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt.
Sử dụng hình ảnh trực quan
Một trong những cách hiệu quả để dạy trẻ chậm nói tại nhà là sử dụng hình ảnh trực quan. Khi bé nhìn thấy sự vật gì hoặc làm hành động gì thì bố mẹ nên miêu tả sự việc bằng 1 hoặc 2 từ đơn giản để giúp bé nhớ từ vựng và học cách phát âm.
Nói với trẻ những gì bạn đang làm
Việc giải thích cho trẻ biết bạn đang làm gì sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và biết gắn kết các từ với đồ vật lại với nhau. Ví dụ, bạn có thể nói: “Mẹ lấy cơm cho Thỏ ăn nhé!”, “Bây giờ mẹ con mình cùng mang giày nha. Giày to của mẹ, giày nhỏ của Thỏ”… Lặp lại như vậy hàng ngày, một ngày nào đó bạn sẽ bất ngờ vì số lượng từ mà trẻ học được đấy.
Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
Mặc dù trẻ chậm nói không thể giao tiếp bằng lời nói nhưng trẻ có thể giao tiếp bằng thái độ, cử chỉ và điệu bộ cơ thể. Nếu trẻ muốn một điều gì đó, bạn hãy để trẻ tự làm. Ví dụ, nếu trẻ muốn lấy một đồ vật nào đó, hãy để con tự tìm cách chứ không thực hiện thay con. Đây là cách dạy con tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Trong một số trường hợp, nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do các vấn đề về thính giác, thăng lưỡi thì ba mẹ cũng không nên quá lo. Trước 5 tuổi, việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Nếu trường hợp xấu nhất con không nghe được thì bạn có thể cho trẻ sử dụng máy trợ thính.
Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ
Lúc trẻ mới bắt đầu tập nói, thường trẻ sẽ phát âm không chuẩn, đôi khi còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Do đó, bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy con. Điều này có thể hình thành những thói quen khó sửa, khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn.
Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói của mình
Tivi, điện thoại không thể giúp trẻ nói chuyện mà chỉ có những người bạn cùng trang lứa mới có thể giúp trẻ làm được điều đó. Vì vậy, bạn nên tạo điều kiện để trẻ có thể chơi với các bạn cùng tuổi nhiều hơn như cho trẻ đi lớp, chơi chung với những đứa trẻ trong xóm hoặc tổ chức đi dã ngoại với những người bạn có con gần bằng tuổi với trẻ… Khi được tiếp xúc với bạn bè, trẻ sẽ trở nên dạn dĩ, nhanh nhẹn, không sợ sệt và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.
Đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe
Sách luôn là liều thuốc thần kỳ đối với trẻ chậm nói. Khi ôm con trong lòng, cầm trên tay cuốn truyện tranh, đọc cho con nghe những vần thơ ngộ nghĩnh, bạn sẽ giúp con làm quen được với những từ mới, những vần điệu mới, để con có thể hiểu rõ hơn về cách mà mọi người nói. Khi đọc sách cho con, bạn nên chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng để trẻ cảm thấy thích thú hơn nhé.
Hát cho con nghe
Thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi là cách tốt nhất để giúp trẻ ghi nhớ từ mới. Ngoài ra, nhịp điệu vui tươi của bài hát cũng sẽ giúp trẻ dễ học từ mới và cảm thấy vui vẻ hơn khi học. Đây là một cách dạy trẻ chậm nói khá đơn giản nhưng lại rất hiệu quả mà các chuyên gia nhi khuyến cáo bạn nên sử dụng.
Trong quá trình dạy con, bạn không nên ép trẻ khi trẻ không thích nhưng cũng đừng quên khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do các vấn đề tâm lý, bạn nên đưa trẻ đi khám để chẩn đoán và điều trị sớm.
Hạn chế cho bé xem ti vi, điện thoại
Sử dụng điện thoại và tivi sẽ hạn chế khả năng giao tiếp của bé vì chúng chỉ cho phép tương tác 1 chiều. Bố mẹ nên tích cực nói chuyện, tương tác với bé để giảm sự nhàm chán của bé.
Sử dụng ngón trỏ
Ba mẹ có thể chơi chi chi chành chành để tăng khả năng giao tiếp cùng khả năng tương tác của bé. Có thể dùng ngón trỏ chỉ vào các hình ảnh con vật, đồ dùng, sơ đồ cơ thể, đồng thời cung cấp từ vựng cho bé.
Những bài tập bắt chước
- Bài tập ngôn ngữ cơ bản: giúp bé nâng cao từ vựng bằng những thẻ chữ cơ bản
- Bắt chước khuôn mặt và âm thanh: ba mẹ làm mặt xấu cùng các âm thanh vui nhộn và đơn giản cho bé bắt chước theo (Aaaa, Uuuuu, Baaaa,…).
- Bắt chước tác động với đồ vật: ba mẹ có thể làm những động tác tương tác với đồ vật và khuyến khích bé bắt chước theo. VD: xúc cơm, cho bút màu vào hộp…vv
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/phuong-phap-day-tre-tu-ky-cham-noi/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục