Cách xác định phương thức biểu đạt
Các phương thức biểu đạt trong văn bản
Phương thức biểu đạt là một nội dung quan trọng học sinh cần nắm kỹ khi đưa vào sử dụng trong văn bản. Vậy phương thức biểu đạt là gì? Có mấy loại phương thức biểu đạt? Làm thế nào để xác định được phương thức biểu đạt của văn bản? Trong bài viết này Tmdl.edu.vn xin chia sẻ hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt, mời các bạn cùng tham khảo trong nội dung bên dưới.
Bạn đang xem bài: Phương thức biểu đạt là gì?
1. Khái niệm về phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt là cách mà người viết, người nói truyền tải những thông điệp đến với người đọc, người nghe nhằm thể hiện những tâm tư, những suy nghĩ, tình cảm của chính người nói, người viết.
2. Có mấy loại phương thức biểu đạt
Có 6 loại phương thức biểu đạt chính:
STT |
Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt |
Mục đích giao tiếp |
Ví dụ |
1 |
Tự sự |
Trình bày diễn biến sự việc |
Truyện: “Tấm Cám”, “An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy |
2 |
Miêu tả |
Tái hiện trạng thái sự vật, con người |
Miêu tả cảnh các em học sinh trong buổi lễ Khai giảng đầu năm học |
3 |
Biểu cảm |
Bày tỏ tình cảm, cảm xúc |
Bày tỏ lòng yêu mến thầy cô, bạn bè |
4 |
Nghị luận |
Nêu ý kiến đánh giá, bình luận |
Ca dao “Thân em như tấm lụa đào Phát phơ giữa chợ biết vào tay ai” |
5 |
Thuyết minh |
Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp |
Thuyết minh về hoa đào, thuyết minh về con trâu… |
6 |
Hành chính – công vụ |
Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người |
Đơn từ báo cáo, thông báo, giấy mời như: Đơn xin nghỉ học, giấy mời họp… |
2.1 Phương thức biểu đạt Tự sự
Tự sự là phương thức dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc có trình tự và dẫn tới kết thúc. Bên cạnh truyền tải nội dung câu chuyện, tự sự còn khắc hoạ tính cách nhân vật. Thông qua đó, chúng ta còn cảm nhận được những bài học, thông điệp sâu sắc, mới mẻ về con người, cuộc sống.
2.2 Phương thức biểu đạt Miêu tả
Miêu tả là phương thức dùng ngôn ngữ nhằm khiến cho người nghe, người đọc có thể hình dung cụ thể sự vật, sự việc được nhắc đến. Thông qua cách nói, cách viết miêu tả, người nghe, người đọc hình dung sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt.
Miêu tả không chỉ hướng tới những thứ bên ngoài, mà còn lột tả được thế giới nội tâm bên trong.
2.3 Phương thức biểu đạt Biểu cảm
Biểu cảm là phương thức lồng ghép, thể hiện cảm xúc của người nói, người nghe về thế giới xung quanh. Mục đích của phương thức này là khiến người ta rung động, đồng cảm với cảm xúc của người viết, người nói.
2.4 Phương thức biểu đạt Thuyết minh
Thuyết minh là phương thức cung cấp, giới thiệu, giảng giải về 1 sự vật, hiện tượng nào đó. Khác với những phương thức khác, văn bản thuyết minh chỉ đơn thuần cung cấp tri thức chính xác.
2.5 Phương thức biểu đạt Nghị luận
Nghị luận là phương thức được dùng để bàn luận về 1 vấn đề nào đó. Nghị luận cho chúng ta biết được quan điểm về vấn đề đúng – sai như thế nào. Bên cạnh đó, phương thức này còn bộc lộ ý kiến và thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm đó.
2.6 Phương thức biểu đạt Hành chính – công
Hành chính – công là phương thức mang tính trịnh trọng, chính xác. Những văn bản hành chính – công đơn thuần để thông báo, cam kết, yêu cầu tuân thủ các quy định.
Phương thức này được sử dụng để giao tiếp giữa các cơ quan, Nhà nước và nhân dân, các quốc gia,…
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học