Tổng hợp

Sĩ quan là gì? Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan

Sĩ quan là gì?

Sĩ quan là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng, quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.

Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội. Sĩ quan là Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, luôn một lòng trung thành với Đảng, hoạt động và chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bạn đang xem bài: Sĩ quan là gì? Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của sĩ quan

Sĩ quan đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ chế độ chính trị và cùng nhân dân xây dựng và phát triển đất nước, luôn bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Sĩ quan tùy theo tính chất nhiệm vụ, tùy vào từng quốc gia thường được phân ra làm hai ngạch: Sĩ quan tại ngũ và Sĩ quan Dự bị.

Tại nhiều quốc gia, dưới cấp sĩ quan thường có cấp Hạ sĩ quan, Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

Hàm sĩ quan và những chức vụ lãnh đạo, quản li hoặc chỉ huy của sĩ quan được quy định phù hợp với ” đặc thù của tổ chức quân sự, cảnh sát và với truyền thống của lực lượng vũ trang mỗi nước.

Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam năm 2000 quy định về sĩ quan như sau: sĩ quan là công dân Việt Nam (Điều 4), hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá và cấp Tướng (Điều 1), đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lí hoặc trực tiếp tham gia một số nhiệm vụ khác (Điều 2). Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam ngay từ khi thành lập (1944) luôn là một lực lượng tin cậy của Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Luật sĩ quan cũng xác định sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam là người cán bộ của Đảng cộng sản và của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều1).

Hiện nay, áp dụng Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam đã qua nhiều lần sửa đổi và đang áp dụng bản sửa đổi gần nhất năm 2014 (Bản tổng hợp được áp dụng trong Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH hợp nhất Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam do Văn phòng Quốc hội ban hành)

Sĩ quan là gì?
Sĩ quan là gì?

Vị trí, chức năng của sĩ quan

Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan

Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều kiện tuyển chọn đào tạo sĩ quan

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khỏe và tuổi đời; có nguyện vọng và khả năng hoạt động trong lĩnh vực quân sự thì có thể được tuyển chọn đào tạo sĩ quan.

Nguồn bổ sung sĩ quan tại ngũ

Những người sau đây được tuyển chọn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan tại ngũ:

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo sĩ quan hoặc các trường đại học ngoài quân đội;

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu;

3. Quân nhân chuyên nghiệp và công chức quốc phòng tại ngũ tốt nghiệp đại học trở lên đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

4. Cán bộ, công chức ngoài quân đội và những người tốt nghiệp đại học trở lên được điều động vào phục vụ trong quân đội đã được đào tạo, bồi dưỡng chương trình quân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

5. Sĩ quan dự bị.

Điều kiện trở thành sĩ quan?

Luật sĩ quan Quân đội nhân dân sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định

Điều 12. Tiêu chuẩn của sĩ quan

1. Tiêu chuẩn chung:

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với Nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

Điều 13. Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan

1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:

Cấp Úy: nam 46, nữ 46;

Thiếu tá: nam 48, nữ 48;

Trung tá: nam 51, nữ 51;

Thượng tá: nam 54, nữ 54;

Đại tá: nam 57, nữ 55;

Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.

2. Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất về chính trị, đạo đức, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe tốt và tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại khoản 1 Điều này không quá 5 năm; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn.

3. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều này.

Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến sĩ quan, nghĩa vụ quân sự quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp Luật sư tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài điện thoại, gọi ngay: 1900.6162để được hỗ trợ trực tuyến.

Sĩ quan có những nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
Sĩ quan có những nghĩa vụ và trách nhiệm gì?

Trách nhiệm và nghĩa vụ của Sĩ quan

Sĩ quan có các trách nhiệm như sau:

+ Luôn trong tư thế sắn sàng, chiến đấu vì độc lập, tự do, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, bảo vệ Đảng và Nhà nước. Sĩ quan phải tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ tài sản và lợi ích của Nhà Nước và bảo vệ người dân.

+ Luôn trau dồi và rèn luyện bản thân, học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, kiến thức chính trị văn hóa quân sự nhằm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà được Đảng và nhân dân giao phó.

+ Tuyệt đối phục tùng cấp trên, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội; giữ bí mật quân sự, bí mật quốc gia;

+ Thường xuyên chăm lo cho lợi ích vật chất và tinh thần của bộ đội;

+ Phải luôn gương mẫu chấp hành và vận động người dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; luôn hết lòng phục vụ nhân dân.

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về những mệnh lệnh của mình, về việc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và việc thừa hành nhiệm vụ của cấp dưới thuộc quyền;

+ Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện mọi nhiệm vụ của đơn vị theo chức trách được giao; bảo đảm cho đơn vị chấp hành triệt để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào;

+ Khi nhận mệnh lệnh của người chỉ huy, nếu sĩ quan có căn cứ cho là mệnh lệnh đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trong trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời lên cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó

Tuổi phục vụ của sĩ quan

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị được quy định như sau:

Theo cấp bậc quân hàm:

Cấp Uý: tại ngũ 44, dự bị hạng một 46, dự bị hạng hai 48;

Thiếu tá: tại ngũ 46, dự bị hạng một 49, dự bị hạng hai 52;

Trung tá: tại ngũ 49, dự bị hạng một 52, dự bị hạng hai 55;

Thượng tá: tại ngũ 52, dự bị hạng một 55, dự bị hạng hai 58;

Đại tá: tại ngũ 55, dự bị hạng một 58, dự bị hạng hai 60;

Cấp Tướng: tại ngũ 60, dự bị hạng một 63, dự bị hạng hai 65.

Theo chức vụ chỉ huy đơn vị:

Trung đội trưởng 30;

Đại đội trưởng 35;

Tiểu đoàn trưởng 40;

Trung đoàn trưởng 45;

Lữ đoàn trưởng 48;

Sư đoàn trưởng 50;

Tư lệnh Quân đoàn 55;

Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng 60.

Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong các đơn vị kỹ thuật, chuyên môn, quân sự địa phương và dự bị động viên có thể cao hơn hạn tuổi cao nhất của chức vụ tương ứng quy định tại khoản này nhưng không quá 5 tuổi.

Khi quân đội có nhu cầu, sĩ quan có đủ phẩm chất, năng lực, sức khoẻ và tự nguyện thì có thể được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ đến hết hạn tuổi dự bị hạng một; sĩ quan làm công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở nhà trường có thể được kéo dài đến hết hạn tuổi dự bị hạng hai; trường hợp đặc biệt có thể được kéo dài trên hạn tuổi dự bị hạng hai.

Những quyền lợi của sĩ quan khi nghỉ hưu

Căn cứ khoản 1 điều 37 Văn bản hợp nhất 24 VBHN-VPQH quy định về quyền lợi của sĩ quan khi nghỉ hưu như sau:

1. Sĩ quan nghỉ hưu được hưởng quyền lợi sau đây:

a) Lương hưu tính trên cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này;

b) Nếu nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm tại khoản 1 Điều 13 của Luật này, do thay đổi tổ chức, biên chế hoặc hết hạn tuổi giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị mà quân đội không còn nhu cầu sử dụng thì ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần theo quy định của Chính phủ;

c) Sử dụng quân phục, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu trong những ngày lễ và những cuộc hội họp, những buổi giao lưu truyền thống của quân đội;

d) Đ­ược chính quyền địa ph­ương nơi sĩ quan cư­ trú hợp pháp đăng ký hộ khẩu, tạo điều kiện để làm ăn sinh sống; trư­ờng hợp ch­ưa có nhà ở thì đ­ược bảo đảm nhà ở hoặc đất ở theo quy định của Chính phủ;

đ) Khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế tại các cơ sở quân y và dân y.

Ngạch sĩ quan là gì?

Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.

Ngạch sĩ quan tại ngũ là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phá

Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ

Quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở đối với Sĩ quan tại ngũ Chế độ tiền lương, phụ cấp, nhà ở của Sĩ quan tại ngũ được quy định tại Điều 31, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2019. Theo đó: Chế độ tiền lương và phụ cấp của Sĩ quan do Chính phủ quy định. Bằng lương của Sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm, chức vụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội. Thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá 4 năm trở lên mà chưa được thăng quân hàm cấp Tướng thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của Sĩ quan. Nếu giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất. Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ. Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới. Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.

So sánh Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp
So sánh Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp

Phân biệt sĩ quan quân đội và quân nhân chuyên nghiệp?

Điểm giống nhau

– Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

– Được hưởng Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức, viên chức có cùng điều kiện làm việc; Phụ cấp, trợ cấp phù hợp với tính chất hoạt động đặc thù quân sự.

Điểm khác nhau

Tiêu chí Quân nhân chuyên nghiệp Sĩ quan
Căn cứ Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức Quốc phòng năm 2015 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Định nghĩa Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Uý, cấp Tá, cấp Tướng.
Vị trí – Là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý;

– Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội.

– Là lực lượng nòng cốt của quân đội;

– Là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

Tiêu chuẩn tuyển chọn a) Phẩm chất chính trị, đạo đức thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA); Điều 10 Thông tư số 263/2013/TT-BQP ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu, cơ mật trong Quân đội (sau đây gọi chung là Thông tư số 263/2013/TT-BQP) và các quy định sau:

– Có bản lĩnh chính trị kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

– Có năng lực, trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, sẵn sàng chiến đấu hy sinh bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia.

– Ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, ý thức cảnh giác cách mạng cao, giữ gìn và bảo vệ bí mật quân sự, bí mật nhà nước.

b) Sức khỏe:

Đủ tiêu chuẩn sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP).

c) Trình độ đào tạo: Tốt nghiệp đào tạo từ sơ cấp trở lên.

2. Không tuyển chọn quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với người thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA; Điều 11 Thông tư số 263/2013/TT-BQP

a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;

b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với Nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;

c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;

d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.

2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.

 

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/si-quan-la-gi-quyen-nghia-vu-va-trach-nhiem-cua-si-quan/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button