Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Chiều tối của Hồ Chí Minh với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao
*********
Bạn đang xem bài: Sơ đồ tư duy Chiều tối – Hồ Chí Minh
Sơ đồ tư duy Chiều tối
Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Chiều tối
Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên chiều tối trên đường chuyển lao.
Luận điểm 2: Bức tranh đời sống sinh hoạt của con người.
Sự vật như nối tiếp theo dòng chảy thời gian mà xuất hiện: Khi ngô xay xong than đã rực hồng, sáng bừng lên, vô cùng ấm áp. Khi màn đêm đã bao mịt mùng, lò than đỏ rực lên, cảnh vật ấy thu hút tâm trí người tù đang bị giải đi. Buồn biết bao cảnh bếp lạnh tro tàn! ấm áp biết bao một ngọn đèn, một bếp hồng trong đêm lạnh. Hình ảnh thiếu nữ xóm núi xay ngô và lò than rực hồng tượng trưng cho một mái ấm đoàn tụ gia đình, nó đã làm vợi đi bao nỗi cô đơn tĩnh mịch. Hướng về một cảnh sinh hoạt dân dã bình dị: thiếu nữ xay ngô, dõi nhìn bếp lửa, lò than rực hồng, khi chân tay mang nặng xiềng xích, bị giải đi trong chiều tối, Bác đã tìm thấy nơi nương lựa tâm hồn mình. Hình như nỗi cô đơn, lẻ loi, lạnh lẽo bị xua tan. Một thoáng ước mơ thầm kín về một mái ấm gia đình đã đến với nhà thơ trên con đường đi đày xa xứ trong màn đêm buông xuống. Cảm hứng thơ dào dạt chất nhân bản. Cái bình dị mà đầy chất thơ. Chất thơ ấy là hồn người và tình người. Hai nét vẽ về thiếu nữ xay ngô và lò than rực hồng là hai nét vẽ bình dị, ấm áp, khoẻ và trẻ trung, làm thơ Bác có sự hoà hợp giữa màu sắc cổ điển và chất hiện đại vẻ trung bình dị.
>>> Xem chi tiết dàn ý và các bài văn mẫu phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh
Sơ đồ tư duy cảm nhận bài Chiều tối
Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn nhưng vắng vẻ, cô quạnh
Luận điểm 2: Hình tượng con người với sức sống mãnh liệt, ung dung, tự tại giữa gông cùm, xiềng xích.
Luận điểm 3: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ và nét cổ điển xen lẫn hiện đại của tác giả
Không gian sinh hoạt mở ra thật giản dị. Người con gái xay ngô giữa bầu trời đêm bình yên đến lạ kì. Giữa bao nhiêu cái kì vĩ, lớn lao khác, Bác lại nhìn về cảnh lao động – xay ngô tối. Chắc hẳn, Bác đã rất trân trọng cái khoảnh khắc này, trân trọng sức lao động của con người trong mỗi khoảnh khắc của thời gian. Phải có một tâm hồn tinh tế, nhà thơ mới có thể nhận ra được vẻ đẹp rất đỗi bình dị trong đời sống như thế. Đó là vẻ đẹp của con người giữa cuộc đời thiếu thốn, tuy vất vả mà rất đỗi ấm cúng, đáng quý, đáng yêu. Hình ảnh con người lao động hoà hợp với vẻ đẹp thiên nhiên làm cho bức tranh chiều tối dường như ấm áp hơn, sinh động hơn. Đem đến sức sống cho cảnh núi rừng, dù buồn nhưng tràn trề nhựa sống. Dường như, đó là khát khao hướng tới sự sống, hướng tới những điều tốt đẹp, ước mơ vươn tới tự do cho muôn người, sống trong gian khổ tù đày ta lại càng trân trọng cuộc sống lao động. Từ “hồng” trở thành nhãn tự, là trung tâm của bài thơ. Ngọn lửa không đơn thuần chỉ là một sự vật, mà nó là biểu tượng cho ngọn lửa của cách mạng, ngọn lửa của tình yêu hoà bình. Ngọn lửa xua tan đi màn đêm lạnh giá, xua tan đi những nỗi mệt mỏi của ngày dài, xưa tan nỗi trầm tư trong lòng người tù cách mạng. Ngọn lửa hồng thắp lên niềm tin vào một tương lai tốt đẹp cho dân tộc, hơn hết là sự bình yên trong lao động của nhân dân.
Xem chi tiết: Cảm nhận về bài thơ Chiều tối
Sơ đồ tư duy cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối
Luận điểm 1: Tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên say đắm
Luận điểm 2: Tình yêu thương con người sâu sắc
Luận điểm 3: Tinh thần sống lạc quan, ý chí kiên cường, sắt đá.
Đan xen giữa những câu thơ như một mạch cảm xúc ngầm chính là khát vọng thầm kín và đầy tính nhân văn của Bác. Người tù Cách mạng dù kiên cường, dũng cảm đến đâu cũng luôn mơ ước, khát khao về một tổ ấm, quây quần bên bếp lửa gia đình. Hình ảnh cánh chim về rừng như đang tìm về tổ ấm của mình, cô thôn nữ xay ngô bên lò than rực hồng, tất cả làm hiện lên khung cảnh bình dị mà ấm cúng nơi quê hương, nơi mái nhà sum vầy, đoàn tụ. Nghĩ về những hình ảnh đời thường, yên bình ấy, ta có thể thấy được chất “người” vô cùng nhân bản trong Bác.
Câu thơ kết thúc bằng ngọn lửa hồng và cảnh bình minh mang lại cảm giác phấn chấn, lạc quan. Có thể nói, chữ “hồng” ở cuối bài thơ đã tạo ra một luồng sáng chói rọi ngược trở lại làm sáng rực bài thơ, làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, sự vội vã, nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời. Những hình ảnh đối lập giữa niềm vui và nỗi cô đơn, buồn bã, giữa chiều tối và bình minh, mặt trời hồng đã thể hiện một phong cách thơ Hồ Chí Minh đầy tinh tế và nhạy cảm, một sự kết hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại.
Tham khảo thêm: Cảm nhận nhân vật trữ tình trong bài thơ Chiều tối
Tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Chiều tối
I. Tác giả Hồ Chí Minh
– Hồ Chí Minh (1890 – 1969) xuất thân trong gia đình nhà nho yêu nước
– Thuở bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp, rất am hiểu văn hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) ⇒ hai dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương.
– Quá trình hoạt động cách mạng:
+ 1911: ra đi tìm đường cứu nước.
+ 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
+ 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
+ 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.
+ 2- 9 – 1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…
⇒ Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.
– Các tác phẩm chính:
+ văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do (1966)…
+ truyện và kí: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trog lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925)…
+ thơ ca: tập thơ Nhật kí trong tù và nhiều bài thơ sáng tác tại Việt Bắc
– Phong cách nghệ thuật
+ Hồ Chí Minh xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp Cách mạng
+ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức
+ Hồ Chí Minh luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật.
+ Hồ Chí Minh đòi hỏi nhà văn phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề.
II. Tác phẩm Chiều tối
A. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ rút ra từ tập thơ Nhật kí trong tù, tập thơ sáng tác khi tác giả bị chính quyền Tưởng Gới Thạch bắt giam trong suốt 13 tháng
– Cảm hứng được gợi lên bởi cuộc chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo
2. Bố cục
– Phần 1 (hai câu đầu): bức tranh thiên nhiên
– Phần 2 (hai câu cuối): bức tranh đời sống con người
3. Giá trị nội dung
– Bài thơ Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh
4. Giá trị nghệ thuật
– Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại
B. Tìm hiểu chi tiết
1. Bức tranh thiên nhiên
– Hình ảnh cánh chim
+ ý nghĩa tả thực: cánh chim chiều nên dáng bay mệt mỏi nhưng hướng bay có mục đích: về rừng tìm chốn ngủ. Chiều tối với vạn vật là sự trở về nghỉ ngơi. Hoạt động của chim có động lực thúc đẩy
+ ý nghĩa liên tưởng:
• giữa chủ thể trữ tình và hình ảnh cánh chim có nét tương đồng là đều mệt mỏi, chim bay liên tục, người tù cũng đi liên tục
• nét khác biệt: chim cố gắng bay về tổ ấm còn người tù tiếp tục đi cũng chỉ đến một nhà lao khác; nếu chim có động lực thúc đẩy thì người tù chẳng có động lực nào cả
• ẩn sấu trong đó còn là nỗi nhớ nhà, nhớ nước của người con bị tù đày ở nơi xa xứ
– Hình ảnh chòm mây:
+ ý nghĩa tả thực: chòm mây lẻ loi trôi lững lờ giữa tầng không
+ ý nghĩa liên tưởng: đám mây lẻ loi giữa bầu trời cũng như sự lẻ loi cô đơn của người tù giữa núi rừng bao la
– Thiên nhiên được miêu tả bằng bút pháp cổ điển
+ bút pháp ước lệ (hình ảnh chim bay về núi chỉ thời gian chiều tối)
+ hình ảnh chọn lọc nói lên cái đẹp của cảnh nhưng tĩnh lặng, u buồn
+ tả cảnh ngụ tình
2. Bức tranh đời sống con người
– Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh. Đó là vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động. Sự xuất hiện của thiếu nữ xay ngô khiến bài thơ có tiến triển mới:
+ thiên nhiên đi vào nghỉ ngơi nhưng nhịp sống con người vẫn dẻo dai
+ cảnh trong hai câu đầu rất tĩnh còn ở hai câu cuối này nhờ hoạt động con người mà trở nên sinh động hơn
+ hình ảnh lò than rực hồng trong đêm tối như đang nhem nhóm lên niềm vui, niềm lạc quan, xua tan đi cảm giác lạnh lẽo, cô dơn trong lòng người xa xứ
– Hai câu thơ cuối tả người bằng tinh thần hiện đại:
+ hình tượng thơ có sự vận động tích cực
+ bài thơ kết thúc ở màu hồng
+ đằng sau cặp mắt quan sát tinh tế là tâm hồn người cộng sản luôn hướng tới niềm vui, lạc quan tin tưởng bước về phía trước
3. Nghệ thuật
– Đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại
– Ngôn từ tả ít, gợi nhiều, ý tồn tại ngoài lời
Xem thêm một số tài liệu tham khảo về bài thơ Chiều tối:
- Tuyển tập các mở bài và kết bài Chiều tối hay
- Nghệ thuật và biện pháp tu từ trong Chiều tối
- Các câu hỏi liên quan và các đề văn cho bài Chiều tối
**********
Trên đây là sơ đồ tư duy Chiều tối của Hồ Chí Minh do Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 được cập nhật đầy đủ tại Trường TCSP Mẫu giáo – Nhà trẻ Hà Nội em nhé. Chúc các em luôn học tốt.
Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Chiều tối – Hồ Chí Minh, hệ thống kiến thức về bài Chiều tối ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 11 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.
Bản quyền bài viết thuộc Tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.
Nguồn chia sẻ: Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục