Bạn đang tìm kiếm một tài liệu tổng hợp kiến thức về bài Đò Lèn hay tổng hợp sơ đồ tư duy Đò Lèn theo các đầy đủ, khoa học? Bài viết dưới đây bao gồm tất cả những gì mà bạn cần, bao gồm những kiến thức cơ bản cần nắm và sơ đồ tư duy về tác phẩm Đò Lèn của Nguyễn Duy, giúp các bạn học sinh lớp 12 học tập tốt hơn.
*******
Bạn đang xem bài: Sơ đồ tư duy Đò Lèn – Nguyễn Duy
Tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Đò Lèn
I. Tác giả Nguyễn Duy
1. Tiểu sử
– Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948.
– Ông sinh năm 1948, quê: Thanh Hoá.
– Ông từng chiến đấu ở chiến trường nổi tiếng ác liệt thời chống Mĩ như Khe Sanh, đường 9 Nam Lào, Quảng trị.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm chính
+ Thơ: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1984), Đãi cát tìm vàng (1987), Mẹ và em (1987),…
+ Tiểu thuyết: Khoảng cách (1986),…
+ Bút kí: Nhìn ra bể rộng trời cao (1986),..
b. Phong cách nghệ thuật
– Thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp hài hòa giữa cái duyên dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc.
– Ông đã góp phần làm mới thể lục bát bằng những tìm tòi theo hướng hiện đại.
II. Bài thơ Đò Lèn
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Bài Đò Lèn được viết năm 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với những hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.
b. Bố cục ( 2 phần)
– Phần 1 (5 khổ đầu): Người cháu nhớ lại hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà.
– Phần 2 (còn lại): Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
– Đò Lèn gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất.
– Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.
b. Giá trị nghệ thuật
– Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.
– Hình ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hỏm hỉnh dân gian.
>>> Tham khảo thêm: Kiến thức bài Đò Lèn – Nguyễn Duy
Sơ đồ tư duy Đò Lèn của Nguyễn Duy
Sơ đồ tư duy phân tích bài thơ Đò Lèn
Luận điểm 1: Hình ảnh người bà tảo tần trong kí ức của người cháu
Luận điểm 2: Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu.
Xem chi tiết: Phân tích bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy
Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh người bàtrong bài thơ Đò Lèn
Luận điểm 1: Người bà hiện lên là một người hết mực yêu thương cháu và một tấm lòng thiện lương
Luận điểm 2: Người bà hiện lên với sự tần tảo, đức hi sinh lớn lao
Luận điểm 3: Hình ảnh người bà hiện lên với sự kiên cường của những bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Xem chi tiết: Phân tích hình ảnh người bà trong bài thơ Đò Lèn
*******
Bạn đang xem bài: Sơ đồ tư duy Đò Lèn – Nguyễn Duy
Trên đây là sơ đồ tư duy Đò Lèn – Nguyễn Duy do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 12 được cập nhật đầy đủ tại Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá em nhé. Chúc các em luôn học tốt.
Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Đò Lèn của Nguyễn Duy, hệ thống kiến thức về bài Đò Lèn ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 12 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/so-do-tu-duy-do-len-nguyen-duy-hay-nhat/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục