Giáo dục

Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ – Thạch Lam

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ của Thạch Lam với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao

*******

Bạn đang xem bài: Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ – Thạch Lam

Sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ – Thạch Lam

Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ

Luận điểm 1: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

Luận điểm 2: Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya

Luận điểm 3: Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An

Sơ đồ tư duy phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ

Xem chi tiết: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ

Sau khi miêu tả từng gương mặt tác giả khái quát lại “Chừng ấy con người trong bóng tối như mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Rõ ràng nhà văn đã thấu hiểu đồng cảm sâu sắc với những cảnh đời trong bóng tối và chính Thạch Lam cũng mong đợi được đổi đời.

Tuy chuyện không nêu nên những vấn đề gay gắt mà tác giả chỉ lặng lẽ vẽ ra bức tranh phố huyện nghèo nhưng người đọc lại cứ bị ám ảnh mãi bởi những hình ảnh con người tác tác giả chọn lựa đưa vào câu chuyện. Tác phẩm đã thể hiện lòng cảm thông của Thạch Lam với những người nghèo, nhà văn trăn trở những khao khát rất bình dị của họ.

Qua tác phẩm, Thạch lam cũng thể hiện niềm tin và sự ca ngợi phẩm chất của người lạo động. Dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn cứ cần cù, cứ lầm lũi sống, cứ âm thầm khao khát cuộc sống tươi sáng cho mình. Tuy tác phẩm nói nhiều về bóng tối nhưng người đọc vẫn thấy ánh lên một niềm tin: những con người ở đây sẽ khống cam chịu sự quẩn quanh, tù túng và họ luôn cố gắng hướng tới cái gì đó tươi sáng hơn.

Sơ đồ tư duy cảm nhận về đoàn tàu trong Hai đứa trẻ

Luận điểm 1: Lí do đợi tàu của người dân phố huyện

Luận điểm 2: Hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện

Cảm nhận về đoàn tàu trong Hai đứa trẻ

Xem chi tiết: Cảm nhận về đoàn tàu trong Hai đứa trẻ

Hình ảnh đoàn tàu là chi tiết nhỏ nhưng đã trở thành điểm sáng tư tưởng cho tác phẩm. Nó thể hiện lòng nhân đạo, niềm xót thương vô hạn đối với những kiếp người tàn lụi, vô vọng và bế tắc. Từ đó Thạch Lam muốn thức tỉnh những con người đang sống trong cái ao đời phẳng lặng, tù đọng một khát vọng sống, khát vọng vượt thoát, khát vọng đổi thay. Chính Thạch Lam cũng khao khát muốn đem đến cho họ tia ánh sáng của sự sống để văn chương trở thành “một thứ khí giới thanh cao và đắc lực”.

Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh đoàn tàu trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Luận điểm 1: Hình ảnh đoàn tàu theo trình tự miêu tả của tác giả

Luận điểm 2: Ý nghĩa của đoàn tàu đêm.

so do tu duy phan tich hinh anh doan tau trong hai dua tre rs650

Chi tiết đoàn tàu xuất hiện đã góp phần soi rõ tâm trạng các nhân vật, đặc biệt là chị em Liên. Hai chị em đã chờ tàu trong niềm thiết tha, khắc khoải rồi đón tàu trong niềm háo hức, say mê, tiễn tàu trong niềm nuối tiếc, bâng khuâng. Chúng chờ tàu không phải vì tò mò, không phải để bán hàng, không đợi người quen mà là để được nghe âm thanh, được nhìn ánh sáng và được sống với một thế giới khác.

Đây còn là chi tiết giàu ý nghĩa biểu tượng, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Đoàn tàu là hình ảnh biểu trưng cho quá khứ. Nó chạy về từ Hà Nội, từ miền kí ức tuổi thơ thể hiện ước mơ và khát vọng của chị em Liên. Đó là ước mơ được quay trở về quá khứ, sống một cuộc sống tươi đẹp như quá khứ đã qua. Khi hiện tại cuộc sống làm con người không thỏa mãn, người ta thường có xu hướng quay trở lại quá khứ, đặc biệt là quá khứ tươi đẹp. Đặt trong mối quan hệ với hiện tại, đoàn tàu là một thế giới khác hẳn với cuộc sống tràn đầy bóng tối, tẻ nhạt, đơn điệu nơi phố huyện nghèo. Thế giới rực rỡ ánh sáng, ngập tràn âm thanh, chứa đựng bao điều mới mẻ, thú vị. Và thế giới ấy còn giúp những người dân nơi phố huyện nhận ra còn có một cuộc sống đáng sống hơn nơi phố huyện nghèo – cái ao đời phẳng lặng kia. Chi tiết đoàn tàu xuất hiện còn khơi dậy khát vọng và ước mơ của chị em Liên, của những người dân phố huyện về một tương lai sáng lạn. Nó đánh thức khát vọng mơ hồ trong cõi vô thức của hai tâm hồn thơ dại: khát vọng vượt thoát, khát vọng đổi thay, khát vọng kiếm tìm. Nhưng rồi đoàn tàu ấy lại biến mất. Ước mơ thoát khỏi hiện tại vốn đã rất mong manh, xa xôi. Hình ảnh đoàn tàu như niềm vui, tia hi vọng chợt lóe lên rồi vụt tắt. Tất cả trở nên mơ hồ hơn và càng khắc sâu vào nỗi khổ của chừng ấy con người nơi phố huyện nghèo.

Chi tiết nhỏ nhưng đã trở thành điểm sáng tư tưởng cho tác phẩm. Nó thể hiện lòng nhân đạo, niềm xót thương vô hạn đối với những kiếp người tàn lụi, vô vọng và bế tắc. Từ đó Thạch Lam muốn thức tỉnh những con người đang sống trong cái ao đời phẳng lặng, tù đọng một khát vọng sống, khát vọng vượt thoát, khát vọng đổi thay.

Sơ đồ tư duy phân tích khung cảnh phố huyện trong Hai đứa trẻ

Luận điểm 1: Cảnh phố huyện lúc chiều tàn

Luận điểm 2: Cảnh phố huyện vào đêm khuya

Sơ đồ tư duy phân tích khung cảnh phố huyện trong Hai đứa trẻ

Xem bài mẫu: Phân tích khung cảnh phố huyện trong Hai đứa trẻ

Thạch Lam đã đưa người đọc tới một miền quê muôn năm không thay đổi. Không gian nơi phố huyện được ví như một mảnh đất chết, một ao đời phẳng lặng. Tiếng trống thu không vang lên từ cái chòi canh phá vỡ không gian tịch mịch. Tiếng trống như chiếc bản lề khép lại thế giới của những kiếp người tàn tạ, đầu tắt mặt tối như mẹ con chị Tí, để mở ra một thế giới mới, thế giới của hi vọng, chờ đợi “một điều gì đó từ trong bóng tối”. Ánh sáng và bóng tối tranh giành nhau từng tấc đất một: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”. Không gian nghèo nàn, tàn tạ, một miền đời quên lãng, trong thời gian buổi chiều tà càng làm cho câu chuyện thêm buồn hơn.

Sơ đồ tư duy phân tích tâm trạng của hai đứa trẻ khi đợi tàu trong Hai đứa trẻ

Luận điểm 1: Tâm trạng của chị em Liên trước cảnh ngày tàn

Luận điểm 2: Tâm trạng của hai đứa trẻ lúc đợi tàu

Luận điểm 3: Tâm trạng của nhân vật Liên khi đoàn tàu đi khỏi

Sơ đồ tư duy phân tích tâm trạng của hai đứa trẻ khi đợi tàu

Thạch Lam đã rất thành công khi khắc họa trạng thái tâm lý của hai đứa trẻ thông qua cảnh chờ đợi chuyến tàu đêm. Kết hợp với giọng văn nhẹ nhàng đậm chất thơ, câu chuyện vẽ nên một bức tranh về hai đứa trẻ và những con người bé nhỏ nơi phố huyện nhưng bị chìm lặng trong bóng tối. Hình ảnh con tàu mang ánh sáng Hà Nội là tấm lòng mà nhà văn dành cho những kiếp người lẻ loi như bị lãng quên. Nhà văn ước muốn đều họ mong mỏi là thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt, u tối. Thông qua chi tiết chờ đợi con tàu, Thạch Lam muốn thức tỉnh lòng khát sống của những tâm hồn đang uể oải vì thời cuộc. Điều đáng sợ không phải là không có gì để hi vọng và chờ đợi mà là không dám hi vọng và chờ đợi.

Kiến thức về tác giả Thạch Lam và tác phẩm Hai đứa trẻ

I.  Tác giả Thạch Lam

– Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân)

– Sinh ra và học tập tại Hà Nội. tử nhỏ cùng chị gái sống ở quê ngoại, kí ức tuổi thơ đã lưu lại những dấu ấn sâu đậm trong sáng tác văn chương của Thạch Lam nhất là trong Hai đứa trẻ

– Bản thân Thạch Lam là con người có tâm hồn nhạy cảm, rất mực đôn hậu giàu lòng trắc ẩn đặc biệt là với người dân nghèo thành thị và những số phận trẻ thơ

– Các tác phẩm chính:

+ các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942)

+ tiểu thuyết Ngày mới (1939)

+ tập tiểu luận Theo dòng (1941)

+ tùy bút Hà Nội ba sáu phố phường (1943)

– Phong cách nghệ thuật

+ là cây bút truyện ngắn tài hoa trong nền văn học Việt Nam hiện đại

+ đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam

• Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật

• Cốt truyện đơn giản thuộc loại truyện không có truyện

• Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật

• Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu chất thơ

• Giọng văn trầm lắng nhỏ nhẹ như lời tâm tình thủ thỉ

• Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình

⇒ Dù chỉ xuất hiện trên thi đàn vẻn vẹn có năm năm nhưng Thạch Lam đã tạo được vị trí không thể nào thay thế

II. Truyện ngắn Hai đứa trẻ

1. Hoàn cảnh sáng tác, vị trí

– Tác phẩm có lẽ được gợi lên từ những câu chuyện cảnh đời nơi phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dương quê ngoại nhà văn với những kỉ niệm tuổi thơ

– Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn tài hoa, độc đáo của Thạch Lam. Ở Hai đứa trẻ chất hiện thực hòa quyện với lãng mạn, tự sự giao duyên với trữ tình

2. Bố cục

– Phần 1(từ đầu đến cười khanh khách): cảnh phố huyện lúc chiều xuống

– Phần 2 (tiếp đến cảm giác mơ hồ không hiểu nổi): cảnh phố huyện về đêm

– Phần 3 (còn lại): cảnh chuyền tàu đêm đi qua phố huyện

3. Tóm tắt

Hai đứa trẻ là câu truyện về hai đứa trẻ Liên và An . Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội. Do gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện – một cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu. Trong một buổi chiều tà, nhìn thấy những đứa trẻ con đi nhặt nhạnh những đồ thừa, Liên cảm thấy lòng man mác buồn. Xung quanh chị em Liên là cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, bác Sẩm…. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng hơn. Mong ước ấy được thể hiện qua việc chờ chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện. Chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dạng, im tiếng trong trời đêm sâu thẳm. Lúc đó người buôn bán ở phố huyện mới dọn hàng sau một tối ế ẩm để trở về nhà. Còn hai đứa trẻ dần dần chìm vào giấc ngủ yên tĩnh.

4. Giá trị nội dung

– Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ

5. Giá trị nghệ thuật

– Sự tinh tế của tác giả khi ông tả tâm trạng và quang cảnh phố huyện qua cách tạo dựng không khí kể chuyện của Thạch Lam

Ngoài các sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ trên đây, em hãy tham khảo thêm một số bài văn mẫu hay dưới đây để phục vụ việc tìm hiểu về tác phẩm này:

  • Ý kiến của em về chủ đề của truyện ngắn Hai đứa trẻ
  • Phân tích bút pháp lãng mạn trong Hai đứa trẻ
  • Phân tích nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

*****

Trên đây là sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ – Thạch Lam do Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 được cập nhật đầy đủ tại Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Tham khảo ngay sơ đồ tư duy Hai đứa trẻ – Thạch Lam, hệ thống kiến thức về bài Hai đứa trẻ ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh lớp 11 học và ôn tập tốt môn Ngữ Văn.

tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/so-do-tu-duy-hai-dua-tre-thach-lam/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button