Giáo dục

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật – Soạn văn 9

Trả lời câu hỏi sách giáo khoa

Câu 1: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?

– Bài thơ có một nhan đề rất độc đáo: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Ngay từ đầu, nhan đề bài thơ đã dự báo một giọng điệu riêng của Phạm Tiến Duật: đề cập đến một đề tài hết sức đời thường, gần gũi với cuộc sống của người lính trên đường ra trận. Đó là chất thơ của hiện thực khắc nghiệt, chất lãng mạn của tuổi trẻ trước vận mệnh vinh qung: chiến đấu để giải phóng quê hương, chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc.

– Hình ảnh chiếc xe không kính vốn không hiếm trong chiến tranh, nhưng phải có hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như của Phạm Tiến Duật mới nhận ra được và đưa nó vào thành hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mĩ. 

Bạn đang xem bài: Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật – Soạn văn 9

Bạn đang xem: Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật
– Soạn văn 9

Câu 2: Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ (chú ý: tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội, ý chí chiến đấu vì miền Nam).

– Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh đoàn xe nối nhau ra trận. Vào cuộc chiến có nghĩa là mất đi rất nhiều, đến chiếc xe cũng phải mất mát, sẻ chia. Câu mở đầu bài thơ rất giản dị mà bất ngờ: “

Không có kính không phải vì xe không có kính”. 

Ba chữ “không” như thể giằng nhau trong một câu thơ, dù chỉ để thông tin về một sự thật “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Có vẻ như nhà thơ đang phân bua một cách nghịch ngợm, cho sự hiện diện không trọn vẹn của chiếc xe:

– Không có kính, rồi xe không có đèn,

– Không có mui xe, thùng xe có xước…

– Nhưng không phải, bởi bù lại cái “sự thiếu hụt” đáng yêu ấy, người lính lại thoả thuê trong những cảm nhận trên đường:

           Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái.

          …Gặp bạn bè suốt dọc đương đi tới       

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

– Đọc đến đây, dường như cảm giác xe “không có kính” bị chìm đi, nhường chỗ cho những thanh âm trong trẻo bình yên ùa vào trong khoảng lặng của cuộc chiến tranh khốc liệt. Cuộc sống của người lính bỗng trở nên thật đẹp. Tâm hồn lãng mạn của họ vẫn dạt dào thăng hoa trong bộn bề gian truân, mất mát. Sao trời vẫn sáng đường chiến dịch, những cánh chim vẫn bền bỉ, “đột ngột” mà không cô đơn. Từ “đột ngột” rất đắt dùng trong câu đảo thành phần này diễn tả một động thái đẹp của thiên nhiên, của cánh chim trời. Cánh chim được tính từ hoá để cuối cùng được người hoá qua hai động từ “ sa, ùa” hết sức tự nhiên. Tất cả những điều ấy đủ nói lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe, thể hiện qua khát vọng sống cao cả và kiên cường. Mặc dù “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” nhưng đây là tư thế của họ:

Ung dung buồng lái ta ngồi

        Nhìn đất, nhìn  trời, nhìn thẳng.

     Tư thế ung dung, lạc quan yêu đời trước hoàn cảnh gian nguy càng tôn thêm phẩm chất của người lính. Mặc kệ “ gió xoa vào mắt đắng”, mặc kệ “mưa tuân ma xối” người lính vẫn nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim, thấy sao trời và đột ngột cánh chim. Một loạt hình ảnh vụt hiện tạo ra những cảm giác, ấn tượng vừa quen, vừa lạ . Đẹp và hiên ngang. Gian khổ nhường ấy, nhưng tinh thần người lính vẫn vượt lên, vẫn yêu đời:

Không có kính, ừ thì có bụi,

           Bụi phun tóc trắng như người già.

                     Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

    Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Những câu thơ đặ tả thực tế, kể cả những tiếng “” rất đời thường và ngang tàng chất lính ấy như thể thách thức cùng gian khó:

          Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Con đường ra trận, trong thơ Phạm Tiến Duật thường có nhiều tiếng hát, từ Trường Sơn đông Trường Sơn tây đến Gửi em cô thanh niên xung phong, và trong bài thơ này, Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Đó là con đường “chạy thẳng vào tim”. Trái tim ấy là miền Nam phía trước. Trái tim mang một hàm nghĩa thiêng liêng. Ngay kể cả khái niệm “gia đình” theo cách diễn đạt của Phạm Tiến Duật thể hiện trong bài thơ cũng mang một nét nghĩa rất mới:

         – Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

       Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

           – Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

              Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

                 Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm

Mục tiêu cao cả là miền Nam phía trước, là giải phóng đất nước quê hương. Chính vì thế:

     Không có kính rồi xe không có đèn

    Không có mui xe, thùng xe có xước

        Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Trái tim ấy là trái tim người lính, là sứ mệnh vinh quang của tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh tiếp nối các thế hệ cha anh đang trên đường ra trận. Câu thơ cuối mang màu sắc triết lí – một triết lí thật đơn sơ nhưng rất đỗi chân thực và mang tầm thời đại. Bức chân dung của người lính lái xe trong bài thơ là bức chân dung tràn đầy sức sống, bức chân dung của niềm tin thắng lợi.

Câu 3: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này? Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn.

Ngôn ngữ và giọng điệu của bài thơ góp phần quan trọng trong việc khắc họa hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn.

– Giọng điệu ngang tàn có chất nghịch ngợm đúng với chất trẻ trung, dũng cảm của những người lính.

– Giọng điệu làm cho câu thơ gắn với lời văn xuôi, tự nhiên gắn với lãng mạn.

Câu 4: Cảm nghĩa của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.

Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ hiện lên với:

– Tư thế ung dung, hiên ngang.

– Tinh thần lạc quan, yêu đời.

– Coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm.

So sánh với bài thơ Đồng chí:

– Giống nhau: Họ đều mang trong mình tình yêu dành cho quê hương đất nước, tinh thần chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp, tinh thần đồng đội gắn bó sâu sắc.

– Khác nhau

1. Đồng chí

– Những người lính ở thời kì kháng chiến chống Pháp.

– Đều là những người xuất thân từ nông dân.

– Ca ngợi tình đồng chí, đồng đội.

2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

– Những người lính kháng chiến chống Mĩ

– Xuất thân chủ yếu từ tầng lớp tri thức.

– Khắc họa hình ảnh người lính lái xe.

-> Cùng với Trường Sơn đông Trường Sơn tây, Gửi em cô thanh niên xung phong, Bài thơ về tiểu đội xe không kính góp phần thể hiện vị trí và khẳng định phong cách nghệ thuật của Phạm Tiến Duật trong thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/soan-bai-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-khong-kinh-pham-tien-duat-soan-van-9/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button