Soạn Cảnh ngày hè
Soạn văn 10 Cảnh ngày hè
Cảnh ngày hè là một trong những bài thơ nổi tiếng của tác giả Nguyễn Trãi được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn lớp 10. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên ngày hè sống động cũng như tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả. Sau đây là mẫu soạn bài Cảnh ngày hè ngắn gọn Tmdl.edu.vn xin chia sẻ các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang xem bài: Soạn bài Cảnh ngày hè ngắn nhất – Soạn Cảnh ngày hè
Với mẫu soạn văn bài Cảnh ngày hè được chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ là gợi ý trả lời các câu hỏi soạn Cảnh ngày hè, giúp các bạn nắm vững được các nội dung chính của tác phẩm.
1. Tác phẩm Cảnh ngày hè
– Quốc âm thi tập gồm 254 bài, là tập thơ Nôm sớm nhất hiện còn. Với tập thơ này, Nguyễn Trãi là một trong những người đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.
– Bài thơ Cảnh ngày hè là bài số 43 trong mục Bảo kính cảnh giới: tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
2. Soạn bài Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi
Câu 1 trang 118 SGK Ngữ văn 10, tập 1
– Động từ: đùn đùn, phun, tiễn.
– Thông qua những động từ này, cảnh được diễn tả trong trạng thái động. Mọi sự vật đều đang chuyển động thể hiện sức sống mãnh liệt đang cuồn cuộn trào dâng.
Câu 2 trang 118 SGK Ngữ văn 10, tập 1
Bức tranh ngày hè có sự kết hợp giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật với con người một cách hài hòa, sinh động. Màu xanh của tán cây hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao của chợ cá hòa lẫn với tiếng ve kêu, trong không gian đầy sức sống ấy, con người (ngư dân làng chài) cũng đang nhộn nhịp với cuộc sống của mình.
Câu 3 trang 118 SGK Ngữ văn 10, tập 1
– Nhà thơ cảm nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác để quan sát màu sắc của cảnh vật, khứu giác để cảm nhận mùi hương của hoa, thính giác để nghe những âm thanh của loài ve.
– Nguyễn Trãi là người có lòng yêu thiên nhiên, nhạy cảm trước những biến chuyển tinh tế của thiên nhiên xung quanh.
Câu 4 trang 118 SGK Ngữ văn 10, tập 1
– Tấm lòng của Nguyễn Trãi: Ước mong nhân dân tất cả các nơi được sống yên no, hạnh phúc =>Tư tưởng nhân nghĩa.
– Âm điệu câu thơ lục ngôn: Số chữ: 6 chữ => phá cách.
+ Âm điệu: đột ngột, ngắn gọn, súc tích =>sự dồn nén cảm xúc của bài thơ.
+ Điểm kết tụ: người dân.
=>Dòng thơ cuối có giọng điệu sâu lắng, tha thiết thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân cùng với hoài bão cao đẹp của nhà thơ.
Câu 5 trang 119 SGK Ngữ văn 10, tập 1
– Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là khát vọng về cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.
– Cảm hứng ấy xuyên suốt bài thơ, thấm đượm trong tình yêu thiên nhiên, thấm đượm trong lòng yêu cuộc sống ở những câu thơ trên và dồn tụ lại thành kết thúc của bài thơ với sự bộc lộ trực tiếp ở hai câu cuối.
Luyện tập
Câu 1 (trang 119 sgk Văn 10 Tập 1):
– Vẻ đẹp thiên nhiên: Thiên nhiên trong bài thơ mang vẻ đẹp tươi sáng, căng tràn sức sống. Mọi sự vật đều đang chuyển động chứ không tĩnh tại. Bức tranh thiên nhiên được tạm nên bởi những gam màu sáng, rực rỡ, ấm áp.
– Tâm hồn Nguyễn Trãi: Tâm hồn nhạy cảm, lãng mạn, chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
– Vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ góp phần khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của tác giả, hai bức tranh ngoại cảnh và nội tâm này có sự hòa quyện, hợp nhất với nhau.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học