Câu 1: Bài thơ là lời hát ru những em bé dân tộc Tà ôi “lớn trên lưng mẹ” ở vùng chiến khu Trị – Thiên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra quyết liệt. Lời ru có ba khúc, mỗi khúc có hai khổ và đều mở đầu bằng hai câu: “Em cu Tai… đừng rời lưng mẹ” rồi kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: “Ngủ ngoan A-kay ơi…” (bốn câu). Từng lời ru trực tiếp của người mẹ được ngắt nhịp đều đặn ở giữa dòng. Theo em, cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế có tác dụng tạo nhịp như thế nào cho lời ru, có liên quan gì đến nội dung tình cảm của bài thơ?
– Cách lặp đi, lặp lại, cách ngắt nhịp như thế tạo âm điệu dìu dắt vấn vương của lời ru, gợi vẻ nhịp nhàng của cánh nôi đưa.
– Từ đó thể hiện tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ giành cho em, mong em lớn khôn, khỏe mạnh, thành công dân tự do của nước nhà độc lập, thống nhất.
Bạn đang xem bài: Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm – Soạn văn 9
Bạn đang xem: Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm
– Soạn văn 9
Câu 2: Phân tích hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ. (Gợi ý: Qua từng đoạn thơ, người mẹ được miêu tả trong những công việc gì, hoàn cảnh nào? TÌm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự vất vả, gian khổ của người mẹ ở chiến khu).
– Hình ảnh người mẹ Tà-ôi trong bài thơ:
+ Người mẹ Tà Ôi vừa ru con ngủ vừa làm công việc của kháng chiến.
+ Mẹ ru con trong khi mẹ giã gạo nuôi bộ đội.
+ Mẹ ru con khi tỉa bắp.
+ Mẹ ru con trong khi chuyển lán, đạp rừng, trực tiếp chống giặc Mĩ.
+ Tình thương con luôn gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng và tình yêu nước.
=> Chính điều đó đã làm nên nét vĩ đại của người mẹ Tà Ôi.
Câu 3: Em hiểu thế nào về hai câu thơ: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”? Phân tích tình cảm của người mẹ đối với con ở câu thơ thứ hai.
– Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, vừa sử dụng phép ẩn dụ.
– Mặt trời của bắp: là mặt trời của vũ trụ đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài.
– “Mặt trời của mẹ” là em: em mang ánh sáng, nguồn sống tinh thần đến cho mẹ.
=> Hình ảnh khắc họa tình cảm sâu đậm của người mẹ đối với con.
Câu 4: Qua khúc hát ru, em cảm nhận tình cảm của người mẹ đối với con như thế nào? Nhận xét về mối quan hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của mẹ qua ba khúc ru.
– Qua khúc hát ru ta thấy tình cảm của mẹ đối với con là tình yêu đằm thắm, lớn lao.
– Mối liên hệ giữa lời ru trực tiếp của người mẹ với hoàn cảnh, công việc mà mẹ đang làm ở từng đoạn thơ, về sự phát triển của tình cảm và ước vọng của mẹ qua ba khúc ru:
+ Mẹ giã gạo nên mẹ mơ con lớn “Vung chầy lún sân” giã những hạt gạo trắng ngần.
+ Mẹ địu con ra trận nên mẹ mơ thấy Bác Hồ, nghĩa là mơ thấy đất nước thống nhất, Bắc Nam sum họp và “Mai sau con lớn làm người tự do”.
-> Tình cảm và khát vọng của người mẹ ngày càng lớn rộng, ngày càng đi từ riêng đến chung, đi từ quê hương tới đất nước.
Câu 5: Em thấy tình yêu thương con của người mẹ gắn với những tình cảm gì? Em hiểu thế nào về những ước mong, ý chí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong các khúc ru?
– Tình yêu con của người mẹ gắn liền với tình yêu bộ đội, yêu buôn làng gian khổ, yêu đất nước.
– Những mong ước của mẹ cũng là mong ước cho con, cho làng, cho đất nước, mong con lớn giã gạo nuôi bộ đội, phát rẫy nuôi làng và cầm súng ra trận, cả gia đình ra trận, cả đất nước ra trận. Tất cả vì độc lập tự do của dân tộc.
Bản quyền bài viết thuộc trường Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: Trường Tmdl.edu.vn (tmdl.edu.vn)
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục