Câu 1. Hoàn cảnh và tâm trạng của An-drây Xô-cô-lôp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào?
Trả lời:
– Hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây Xô-cô-lốp sau chiến tranh:
Bạn đang xem bài: Soạn bài Số phận con người – Soạn văn 12
+ Năm 1944, sau khi thoát khỏi ách nô lệ của tù binh, Xô-cô-lốp được biết một tin đau đớn: tháng 6 năm 1942 vợ và hai con gái anh đă bị bọn phát xít giết hại.
Bạn đang xem: Soạn bài Số phận con người
– Soạn văn 12
+ Sáng ngày 9 tháng 5 ngày chiến thắng, một tên thiện xạ Đức đã giết chết A-na-tô-li, con của Xô-cô-lốp
=> Sau khi lần lượt mất tất cả người thân, Xô-cô-lốp rơi vào nỗi đau cùng cực.
– Bước ra khỏi cuộc chiến không biết đi về đâu, đành về tá túc nhờ nhà người bạn và làm nghề lái xe cho nông trường.
– Xô-cô-lốp tìm đến rượu để dịu bớt nỗi đau: “Phải nói rằng tôi đã thật sự say mê cái món nguy hại ấy”. Xô-cô-lốp biết rõ sự nguy hại của rượu nhưng anh vẫn cứ uống – lời tâm sự ấy hé mở sự bế tắc của anh.
– Anh đã khóc trước mặt của bé Va-ni-a (mồ côi cha mẹ, cũng là nạn nhân của chiến tranh, lang thang, vất vưởng, đói rách, ăn xin, nhưng chú bé vẫn thật hồn nhiên, trong sáng). Nỗi đau của anh không diễn tả được bằng lời mà nó nuốt đắng trong tim nghẹn ngào thành những giọt nước mắt.
=> Hai số phận đau thương nghiệt ngã đặt cạnh nhau, bổ sung cho nhau làm rõ những mất mát không gì bù đắp nổi do chiến tranh gây ra. Ý nghĩa tố cáo chiến tranh toát ra từ đây.
=> Hình ảnh Xô-cô-lốp không những thể hiện khí phách anh hùng của nhân dân, mà còn nói lên cái giá rất đắt của chiến thắng, những đau khổ tột cùng của con người do chiến tranh gây nên – đây là yếu tố tạo nên sức tố cáo chiến tranh phát xít mạnh mẽ của tác phẩm.
Câu 2. Việc An-đrây nhận cậu bé Va-ni-a làm con nuôi có tác động lớn lao đến hai cha con như thế nào? Tâm hồn ngây thơ của bé Va-ni-a, và lòng nhân hậu của An-đrây Xô-cô-lốp được hiểu như thế nào? Điểm nhìn của người kể chuyện có giống điểm nhìn của nhân vật không?
Trả lời:
– Giữa lúc đang làm vào tâm trạng, bế tắc, An-đrây đã gặp bé Va-ni-a cũng là nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Tác giả tả việc Xô-cô-lốp nhận Va-ni-a làm con nuôi rất sâu sắc và cảm động. Việc làm đó đà tác động sâu sắc đến cả hai người:
+ Bé Va ni a có được người chở che, mái ấm gia đình.
+ An-đrây tìm lại được ý nghĩa cuộc sống, tìm được tình yêu thương để xóa mờ nỗi đau chiến tranh.
– Tâm hồn ngây thơ của cậu bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây đã được biểu hiện một cách tương hợp hết sức cảm động:
+ Mặt mũi lấm lem, quần áo bẩn thỉu nhưng đôi mắt rất sáng.
+ Khi được Xô-cô-lốp gọi, leo lên xe hỏi, chờ trả lời.
+ Ngồi trên xe lặng thinh, tư lự, chốc chố nhìn Xô-cô-lốp …
+ Trả lời những câu hỏi một cách hồn nhiên.
+ Nồng nhiệt thể hiện tình cảm, sự ước ao, hi vọng khi được nhận làm con.
– Lòng nhân hậu của Xô cô lốp:
+ Khi gặp Va-ni-a: thấy quý và nhớ.
+ Trước hoàn cảnh đáng thương và tâm hồn ngây thơ của Va-ni-a nên đã nhận bé làm con nuôi => quyết định đột nhiên, xuất phát từ đáy lòng.
+ Khi nghe thấy tiếng thở dài của bé: dùng những hình ảnh nhỏ bé, đáng thương để so sánh với Va-ni-a tội nghiệp.
+ Chăm sóc Vania như con đẻ.
+ Âm thầm chịu đựng những đau khổ vì sợ Vania đau khổ.
=> Giàu tình yêu thương, nhân hậu, giàu trách nhiệm.
– Ở toàn bộ đoạn này, điểm nhìn của tác giả hoàn toàn phù hợp với điểm nhìn của nhân vật, chan chứa tình yêu thương, vì vậy gây được niềm xúc động trực tiếp.
Câu 3. An-đrây Xô-có-lốp đã vượt lên nỗi đau và sự cô đơn như thế nào (khó khăn trong đời thường, chiêm bao ám ảnh và nỗi đau khôn nguôi)?
Trả lời:
– Khó khăn của Xô-cô-lốp khi nhận bé Va-ni-a làm con trong công cuộc thường nhật:
+ Việc nuôi dưỡng chăm sóc, những rủi ro bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra, đặc biệt là việc không thể làm “tổn thương trái tim bé bỏng của Va-ni-a”.
+ Bên cạnh đó là nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức, vết thương tâm hồn vẫn còn đau đớn.
– Xô-cô-lốp không ngừng vươn lên trong ý thức nhưng nỗi đau, vết thương lòng không thể hàn gắn. Đó chính là bi kịch sâu sắc trong số phận của Xô-cô-lốp. Đó cũng là tính chân thật của số phận con người sau chiến tranh.
Câu 4. Nhận xét về thái độ của người kể chuyện. Ý nghĩa lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm.
Trả lời:
– Thể hiện lòng khâm phục, sự quý mến với bản lĩnh kiên cường, lòng nhân hậu của con người Xô viết.
– Tin tưởng vào tương lai qua hình ảnh chú bé Vania.
– Tin tưởng vào sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến thầm lặng mà to lớn của những thế hệ con người Nga trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
– Đoạn cuối: lời kêu gọi, nhắc nhở sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với những con người bất hạnh.
Câu 5. Theo anh (chị) trong đoạn trích này, tác giả đã nghĩ gì về số phận con người?
Trả lời:
Với Sô-lô-khốp: trong cuộc sống, mỗi người có thể sẽ có những số phận khác nhau, con người có thể gặp nhiều nỗi đau, bất hạnh, mất mát, nhưng nhà văn vẫn không đánh mất hi vọng vào niềm tin, niềm hạnh phúc con người. Ông tin tưởng, con người biết dựa vào nhau, chia sẻ, đùm bọc, yêu thương nhau sẽ tạo nên hạnh phúc.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/soan-bai-so-phan-con-nguoi-soan-van-12/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục