Giáo dục

Soạn bài Tam đại con gà – Soạn văn 10

Câu 1: Phân tích mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau:

– “Thầy” liên tiếp bị đặt vào những tình huống nào?

– “Thầy” giải quyết những tình huống đó ra sao?

– Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy” đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào?

Trả lời:

– Miêu tả liên tiếp những tình huống và cách xử trí của anh học trò dốt nát nhưng hay khoe khoang lại liều lĩnh để làm bật lên tiếng cười phê phán.

Bạn đang xem bài: Soạn bài Tam đại con gà – Soạn văn 10

– Cần phải hiểu rằng bản thân cái dốt của học trò không có gì đáng cười. Ở đây là cười kẻ dốt hay khoe, hay nói chữ, cả gan hơn dám nhận đi dạy trẻ. Cái xấu của anh ta không dừng ở lời nói mà đã thành hành động. Cái cười được thể hiện qua nhiều lần:

Bạn đang xem: Soạn bài Tam đại con gà
– Soạn văn 10

+ Lần thứ nhất: Chữ “kê”  thầy không nhận ra mặt chữ. Học trò hỏi gấp, thầy nói liều “Dủ dỉ là con dù dì”. Anh học trò này đã đi đến tận của sự dốt nát thảm hại và liều lĩnh. Cái dốt đã được định hướng. Anh ta vừa dốt kiến thức sách vở, vừa dốt kiến thức thực tế.

+ Lần thứ hai: Ta cười về sự giấu dốt và sĩ diện hão của anh học trò làm thầy dạy học “Thầy xấu hổ mới bảo trò đọc khe khẽ”. Rõ ràng anh học trò làm thầy liều lĩnh bao nhiêu thì lại thận trọng bấy nhiêu trong việc giấu dốt. Anh ta vừa dùng cái láu cá vặt để gỡ bí. Đó là cách giấu đốt.

+ Lần thứ ba: ta cười khi thầy tìm đến Thổ công. Thổ công cũng được “khoèo” vào với anh chàng học trò láu cá này. Cái dốt ngửa ra cả ba đài âm dương. Thầy đắc ý “Bệ vệ ngồi lên giường bảo trẻ đọc to”. Bọn trẻ gào to “Dủ dỉ là con dù dì”. Cái dốt là được khuếch đại và nâng lên.

+ Lần thứ tư: Là sự chạm trán với chủ nhà. Thói giấu dốt bị lật tẩy. Cái dốt của Thổ công được chính thầy nhạo báng “Mình đã dốt, Thổ công nhà nó còn dốt hơn.”  Thầy đã lòi cái đuôi dốt vẫn gượng gạo giấu dốt. “Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà”. Đúng là tam đại con gà. 

-> Ở mỗi tình huống gây cười trên đây, anh học trò làm thầy dạy học giải quyết tình huống anh ta đã tự bộc lộ cái dốt của mình. Mâu thuẫn trái với tự nhiên. “Thầy” dốt nhưng không chịu nhận mình là dốt, cuối cùng vẫn lộ ra là dốt.

Câu 2: Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện. (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không?).

Trả lời:

– Ý nghĩa phê phán của truyện:

+ Qua hình ảnh thầy đồ trong truyện Tam đại con gà, truyện phê phán một tật xấu trong nội bộ nhân dân, phê phán những người dốt mà không chịu học hỏi, dốt mà cứ cố tình che đậy sự dốt nát của mình.

+ Phê phán thói mê tín dị đoan.

+ Tuy nhiên cái cười trong truyện ngắn này chủ yếu vẫn mang tính chất giải trí – cười sự ngây ngô và liều lĩnh của thầy đồ, chứ chưa tới mức cười nhằm đả kích và triệt tiêu đối tượng.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/soan-bai-tam-dai-con-ga-soan-van-10/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button