Văn Học

Soạn Văn lớp 10 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Soạn văn 10 siêu ngắn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm truyền kỳ mạn lục của nhà văn Nguyễn Dữ. Sau đây là gợi ý trả lời câu hỏi soạn văn lớp 10 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 trang 55.

Bạn đang xem bài: Soạn Văn lớp 10 bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Hướng dẫn soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ dưới đây sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về tác phẩm.

1. Đọc – hiểu văn bản Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

1. Giới thiệu về Ngô Tử Văn cùng hành động đốt đền

– Tên: Ngô Tử Văn tên Soạn

– Quê quán: Huyện Yên Dũng đất Lạng Giang

– Tính tình: khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không chịu được

– Hoàn cảnh: cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, bộ tướng của Mộc Thạch có viên Bạch hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu quái trong dân gian.

– Hành động của Tử Văn: tắm rửa sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền.

=> Cách giới thiệu trực tiếp và ngắn gọn.

2. Cuộc nói chuyện của Tử Văn với viên Bạch hộ họ Thôi và Thổ công

* Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn và bách hộ họ Thôi:

– Đốt đền xong, trở về nhà, Tử Văn trở về thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên cơn sốt rét.

– Trong cơn sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ, nói năng và quần áo giống người phương Bắc.

– Lời nói: “Nhà ngươi đã theo nghiệp nho, đọc sách vở thánh hiền… tránh khỏi tai vạ”. Ý mắng mỏ, đe dọa Tử Văn phải lập lại đền.

=> Một kẻ xảo trá, tham lam và hung ác.

– Thái độ của Ngô Tử Văn: Ung dung, mặc kệ vẫn ngôi ngất ngưởng, tự nhiên.

=> Một con người tự tin, không sợ điều xấu.

* Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với thổ công:

– Thổ công kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá tác oai tác quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn.

– Khi Tử Văn hỏi vì sao không kiện lên Diêm Vương, tâu lên Thượng Hoàng thì chỉ bộc lộ sự cam chịu và chấp nhận, không dám đấu tranh để đòi lại công lý.

– Bày cách giúp Tử Văn chống lại tên hung thần.

3. Diễn biến vụ kiện, Tử Văn thắng kiện

* Tử Văn đối đầu với những thử thách:

– Diêm Vương: trách mắng Tử Văn ngoan cố, bướng bỉnh.

– Thái độ của Tử Văn:

Điềm nhiên, không kinh hãi trước cảnh Minh ti rùng rợn.

Một mực kêu oan trước, đem chứng cứ ra để thuyết phục: “Nếu nhà vua không tin lời tôi…”

* Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc:

– Khi tranh cãi, biết mình yếu thế, tên bách hộ Thôi sợ hãi, tỏ vẻ giả nhân giả nghĩa xin giảm án cho Tử Văn.

– Tử Văn không chịu bỏ cuộc, xin Diêm Vương cho người xuống tản Viên chứng thực.

– Diêm Vương: sai người đến đền Tản Viên chứng thực.

– Kết quả: Tên tướng giặc bị chụp lồng sắt vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ vào ngục Cửu U.

=> Ngô Tử Văn đã đòi được công lý cho bản thân, còn bộ mặt xảo trá của kẻ thù bị lật tẩy.

4. Việc Tử Văn trở thành phán sự đền Tản Viên

– Sau một tháng, Tử Văn thấy Thổ công đến, bày tỏ mong muốn ông là phán sự ở đền Tản Viên.

– Tử Văn vui vẻ nhận lời, rồi không bệnh mà mất.

=> Là phần thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn. Đồng thời cũng gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan thanh liêm…

2. Soạn văn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ngắn gọn

Câu 1 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Việc làm của Ngô Tử Văn mang nhiều ý nghĩa.

– Câu trả lời a chỉ đúng một phần vì Ngô Tử Văn chỉ đả phá sự ngu tín của nhân dân khi họ tin vào cả những thần ác, thần bất chính, chứ không đã phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung.

– Câu trả lời c thì hoàn toàn sai vì Tử Văn không đốt đền một cách vô căn cứ.

=> Như vậy, đáp án chính xác là kết hợp cả b và d.

Câu 2 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 2

– Chi tiết này thể hiện niềm tin của người trung đại về một thế giới khác bên cạnh cõi trần.

– Nó cũng đồng thời thể hiện khát vọng công lí chưa thực hiện đượctrong cuộc sống trần thế của người xưa

– Nó cũng mang ý nghĩa khuyên răn, nhằm giáo dục con người nên sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.

Chọn cả a, b, c, d

Câu 3 trang 61 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2

Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên chứng tỏ sự đền đáp xứng đáng với con người dũng cảm đấu tranh chống cái ác. Tử Văn biểu tượng cho công lí là con người cương trực, dũng cảm. Đây cũng là khát vọng công lí của nhân dân. Cũng là sự khích lệ mọi người chống lại cái ác.

Câu 4 trang 60 SGK Ngữ văn 10 tập 2

– Cốt truyện của Nguyễn Dữ giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, logic. Tác giả đã dẫn dắt chuyện vô cùng khéo léo, mở ra bằng một sự việc bất ngờ rồi dẫn dắt dần tới đỉnh điểm của kịch tính và giải quyết một cách hợp lí, thoả đáng.

– Câu chuyện có thắt nút và mở nút tạo sự hứng thú cho người đọc.

Câu 5 trang 61 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2

Chủ đề truyện : Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của Ngô Tử Văn, một người trí thức. Đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

Luyện tập Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Câu 1 trang 61 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2

Ý kiến về đoạn kết truyện :

– Đồng tình vì đó là cái kết đẹp thể hiện được khát vọng công lí của nhân dân: chính nghĩa nhất định chiến thắng gian tà.

– Nếu không đồng tình thì đưa ra một cách kết khác.

Câu 2 trang 61 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Tóm tắt truyện Chức phán sự đền Tản Viên

Ngô Tử Văn vốn là một kẻ sĩ khảng khái, chính trực. Trong làng có một ngôi đền thiêng. Từ khi có một tên tướng giặc nhà Minh tử trận ở gần đền, hồn của hắn tác quái. Tức giận, Tử Văn châm lửa đốt để trừ hại cho dân. Sau khi đốt đền, Tử Văn lên cơn sốt mê man, chàng thấy tên hung thần đòi trả đền và đe dọa bắt chàng xuống âm phủ. Thổ thần bày tỏ thái độ cảm phục trước hành động dũng cảm của Tử Văn, mách chàng về tung tích, tội ác tên hung thần và cách đối phó. Đến đêm, khi bệnh nặng thêm, Tử Văn thấy hai tên quỷ đến bắt chàng xuống âm phủ. Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tội ác của tên hung thần để hắn bị trừng trị. Thổ thần được phục chức, lính đưa Tử Văn về trần gian. Một tháng sau, Thổ thần tiến cử Tử Văn giữ chức phán sự đền Tản Viên để tạ ơn.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Tmdl.edu.vn.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button