Giáo dục

Suy nghĩ về câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm

Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm

suy nghi ve cau noi mot tac dat tac bien cua ong cha de lai khong the de cho nguoi ngoai quoc xam chiem

Bạn đang xem bài: Suy nghĩ về câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm

Suy nghĩ về câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm

 

I. Dàn ý  suy nghĩ về câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tinh thần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ qua câu nói: “Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm.”

2. Thân bài

a. Giải thích nội dung câu nói
– “Một tấc đất, một tấc biển”: Cách nói cụ thể tượng trưng cho chủ quyền, lãnh thổ dân tộc.
– Ý nghĩa nội dung câu nói: Đề cao, khẳng định ý chí quyết tâm chống lại giặc ngoại xâm và bảo vệ chủ quyền dân tộc.

b. Bàn luận về nội dung câu nói
– Ý chí chống lại giặc ngoại xâm chính là biểu hiện kết tinh cao độ của lòng yêu nước, tinh thần dân tộc…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý  suy nghĩ về câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm tại đây

 

II. Bài văn mẫu  Suy nghĩ về câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm

Tinh thần yêu nước mãnh liệt luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thể hiện qua ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm và ý thức bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, văn hóa dân tộc. Dù sinh sống, làm việc ở bất cứ nơi đâu thì dòng máu nóng hổi của ý chí, tinh thần đó vẫn luôn bừng cháy trong trái tim người Việt. Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Thuật khẳng định: “Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm”.

“Một tấc đất, một tấc biển” là cách nói cụ thể gợi ý nghĩa về chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Qua hình ảnh đó, chúng ta có thể liên tưởng đến ranh giới, địa phận về vùng trời, vùng đất, vùng biển của dân tộc. Như vậy, câu nói của ông Nguyễn Bá Thuật đã đề cao ý chí quyết tâm cao độ chống lại giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Qua câu nói, chúng ta thấy được tinh thần yêu nước mãnh liệt và một lòng hướng về Tổ quốc. Từ phủ định “không thể” càng khẳng định mạnh mẽ, hùng hồn hơn nữa tinh thần đó.

Như chúng ta đã biết, ý chí chống lại giặc ngoại xâm chính là biểu hiện kết tinh cao độ của lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Ý chí chống giặc ngoại xâm sẽ tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc, có sức mạnh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn. Lịch sử đã chứng minh rằng, đất nước Việt Nam luôn phải đối mặt với ánh mắt dòm ngó, tham vọng quyền lực, âm mưu chính trị của nhiều cường quốc lớn mạnh; nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, nhân dân ta đã đoàn kết, đồng sức, đồng lòng giành chiến thắng dù cho cuộc kháng chiến chống ngoại xâm luôn diễn ra trường kì, gian khổ. Còn trong thời bình hiện nay, vẫn có những người chiến sĩ ngày đêm cầm chắc tay súng, kiên định với mục đích cao cả bảo vệ vùng trời, vùng đất của Tổ quốc. Họ là những người lính biên phòng tại chốn biên cương – nơi dễ dàng xảy ra những tranh chấp bất cứ lúc nào; họ là những người lính hải quân nơi hải đảo xa xôi – quanh năm suốt tháng sống trên thuyền bè, bầu bạn cùng sóng, cùng gió,…. Và mặc dù hiện nay, những sự việc xoay quanh chủ quyền biển đảo tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã lắng xuống nhưng hàng triệu trái tim con người Việt Nam vẫn luôn hướng về biển đảo thân yêu và sẵn sàng cùng nhau chống lại những âm mưu xâm chiếm của kẻ thù.

Để tinh thần chống giặc ngoại xâm được kết tinh cao độ và phát huy hết sức mạnh trong việc bảo vệ “tấc đất, tấc biển”, bảo vệ lãnh thổ quốc gia, mỗi một con người Việt Nam cần gắn bó số mệnh của bản thân với vận mệnh của dân tộc. Từ đó, nâng cao trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước bằng những hành động thiết thực, cụ thể như xác lập lí tưởng sống đúng đắn, nỗ lực rèn luyện, tu dưỡng để góp sức mình vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.

Như vậy, câu nói trên đã khẳng định một cách đanh thép ý chí bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của dân tộc. Là học sinh, chúng ta cần cụ thể hóa tinh thần yêu nước qua những hành động thiết thực như yêu gia đình, yêu quê hương, giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, xuất phát từ những điều bình dị, đơn sơ như tình yêu đối với tiếng nói dân tộc, tình yêu đối với từng đường làng, ngõ xóm và trân trọng bầu trời hòa bình mà cha ông ta đã hi sinh xương máu để giành lại.

——————–HẾT——————-

Để có thêm những hiểu biết về vấn đề chủ quyền dân tộc và trách nhiệm của công dân, bên cạnh bài Suy nghĩ về câu nói: Một tấc đất, tấc biển của ông cha để lại, không thể để cho người ngoại quốc xâm chiếm, các em không nên bỏ qua: Nghị luận xã hội về chủ quyền dân tộc và trách nhiệm của công dân, Nghị luận xã hội về biển Đông, Nghị luận xã hội về chủ quyền biển đảo, Suy nghĩ về lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/suy-nghi-ve-cau-noi-mot-tac-dat-tac-bien-cua-ong-cha-de-lai-khong-the-de-cho-nguoi-ngoai-quoc-xam-chiem/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button