Cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm hiểu Tại sao hoa lại đẹp?
Vào những năm 1930, hoạ sĩ người Mỹ Georgia O’Keefe từng viết: “Kinh nghiệm của tôi sẽ có gì nếu hoa không có màu sắc?”. O’Keefe là họa sĩ rất nổi tiếng với những bức tranh sơn dầu cận cảnh về cánh hoa và nhị hoa đầy màu sắc sống động.
Bạn đang xem bài: Tại sao hoa lại đẹp?
Mọi người yêu hoa vì màu sắc, bố cục, kiểu dáng và hương thơm của chúng. Nhưng liệu có phải việc làm hài lòng đôi mắt đam mê của con người chính là mục đích của tự nhiên nằm trong kiểu dáng mỗi loài hoa?
Claude de Pamphilis, nhà sinh học về tiến hoá thực vật tại bang Pennsylvania đồng thời là nhà nghiên cứu chính của Dự án hệ gen thực vật, nhấn mạnh quyền ưu tiên hàng đầu của thực vật chính là sự sinh tồn. Pamphilis nói: “Vẻ đẹp của hoa là sản phẩm phụ giúp chúng lôi cuốn côn trùng thụ phấn. Những nét đẹp mà chúng ta ngưỡng mộ ở hoa là chỉ dẫn cho côn trùng thụ phấn, giúp nói với chúng rằng có những phần thưởng dành cho chúng trên bông hoa”.
Mùi hương, màu sắc và kích cỡ bông hoa tất cả đều thu hút rất nhiều loài côn trùng thụ phấn, trong đó có hàng ngàn loài ong mật. ong bắp cày, bướm, sâu bướm và bọ cánh cứng. Bên cạnh đó còn có một số loài động vật có xương sống như chim và dơi.
Côn trùng biết bay bao gồm rất nhiều loài thụ phấn. Chúng đậu trên những bông hoa để ăn mật và thu nhặt phấn hoa. Rồi chúng phân phát phấn hoa bằng cách ghé thăm những bông hoa khác. Theo Pamphilis, “côn trùng thụ phấn đang cung cấp cho thực vật một dịch vụ tối quan trọng mà thiếu dịch vụ đó chúng không thể sinh sản”.
Để giúp côn trùng tìm được mật hoa và phấn hoa, rất nhiều cây có hoa đã tiến hoá để sở hữu những màu bắt mắt (chim ruồi và bướm vốn thích hoa màu đỏ và vàng). Một số dấu hiệu chỉ đường đến chỗ mật hoa chỉ có thể thấy được dưới tia cực tím – một quang phổ ánh sáng loài ong có thể nhìn được còn con người thì không. Từ đôi mắt của loài ong, những màu sắc và hoạ tiết trên cánh hoa dưới tia UV đã thông báo cho chúng nơi cất giấu mật hoa và phấn hoa.
Bức họa “White Flower on Red Earth” của họa sĩ Georgia O’Keefe
(Ảnh: Meupapeldeparedegratis)
Hoa văn trên những bông hoa mà cả con người và động vật thụ phấn có thể thấy được (ví dụ như những đường kẻ sọc trên cánh hoa) đóng vai trò như một hệ thống kiểm soát giao thông hàng không cho những chú ong, giúp hướng chúng đến chỗ phấn hoa và mật hoa nằm ở trung tâm. Nhờ có đặc điểm đồng tiến hoá giữa hai loài mà ong có thể ghé thăm nhiều loại hoa và thụ phấn cho một số lượng lớn thực vật.
Một số loài hoa, ví dụ như cây dẻ ngựa hoặc hướng dương, lại biến đổi màu sắc dưới quang phổ tia cực tím trong suốt vòng đời. Như Phamphilis giải thích, đối với động vật thụ phấn, những thay đổi này là những dấu hiệu thấy được cho chúng biết bông hoa đang có nhiều hay đang thiếu mật. Những dấu hiệu đó sẽ thông báo rằng: “Hãy đến thăm tôi” hoặc “Đừng làm phiền”.
Để tìm hiểu sâu hơn về sự tiến hoá của mối quan hệ giữa động vật thụ phấn và hoa, Pamphilis và đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp lập trật tự ADN đi sâu vào lịch sử tiến hoá các loài hoa. “Những gì chúng tôi đang cố làm là suy luận theo một cách chi tiết, dựa trên cơ sở di truyền về những đặc điểm của những thực vật có hoa đầu tiên”.
Theo những hoá thạch thu được, những bông hoa đầu tiên nở rộ vào khoảng 125 đến 140 triệu năm trước. Pamphilis đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao chỉ với những bông hoa đầu tiên đó mà sinh ra hàng ngàn giống hoa khác nhau chúng ta thấy trong tự nhiên bây giờ? Có thể bản đồ gen sẽ giải thích được phần mở đầu của câu chuyện này”.
Trong khi hầu hết các loài hoa đối với con người đều đẹp và có hương thơm dễ chịu, một số loài lại phát triển những phương thức dẫn dụ động vật thụ phấn của chúng theo cái cách mà con người không thể chịu đựng được. Loài Rafflesia sinh sống ở Indonesia chẳng hạn, theo các chuyên gia thì đây là loài hoa lớn nhất thế giới, nó to đến tận 3 fit. Ngoài cái dáng thẳng đứng của nó, hoa Rafflesia còn nổi bật với mùi hương giống như mùi thịt thối. Mặc dù có cái mùi xác chết kinh khủng, nhưng hoa Rafflesia arnoldii lại có sức lôi cuốn không thể cưỡng lại được với những con ruồi – loài côn trùng thụ phấn đặc biệt của chúng.
Có thể chúng ta sẽ phải băn khoăn tại sao Georgia O’Keefe, người tạo ra nghệ thuật từ những bông hoa xinh xắn và sọ động vật bằng thạch cao, lại có thể vẽ được những bức tranh về loài hoa xấu xí nhưng thật khó quên này.
Bức họa “Sacred Datura bloom” của họa sĩ Georgia O’Keefe
(Ảnh: Desertusa.com)
Xem thêm Tại sao hoa lại đẹp?
Vào những năm 1930, hoạ sĩ người Mỹ Georgia O’Keefe từng viết: “Kinh nghiệm của tôi sẽ có gì nếu hoa không có màu sắc?”. O’Keefe là họa sĩ rất nổi tiếng với những bức tranh sơn dầu cận cảnh về cánh hoa và nhị hoa đầy màu sắc sống động.
Bạn đang xem bài: Tại sao hoa lại đẹp?
Mọi người yêu hoa vì màu sắc, bố cục, kiểu dáng và hương thơm của chúng. Nhưng liệu có phải việc làm hài lòng đôi mắt đam mê của con người chính là mục đích của tự nhiên nằm trong kiểu dáng mỗi loài hoa?
Claude de Pamphilis, nhà sinh học về tiến hoá thực vật tại bang Pennsylvania đồng thời là nhà nghiên cứu chính của Dự án hệ gen thực vật, nhấn mạnh quyền ưu tiên hàng đầu của thực vật chính là sự sinh tồn. Pamphilis nói: “Vẻ đẹp của hoa là sản phẩm phụ giúp chúng lôi cuốn côn trùng thụ phấn. Những nét đẹp mà chúng ta ngưỡng mộ ở hoa là chỉ dẫn cho côn trùng thụ phấn, giúp nói với chúng rằng có những phần thưởng dành cho chúng trên bông hoa”.
Mùi hương, màu sắc và kích cỡ bông hoa tất cả đều thu hút rất nhiều loài côn trùng thụ phấn, trong đó có hàng ngàn loài ong mật. ong bắp cày, bướm, sâu bướm và bọ cánh cứng. Bên cạnh đó còn có một số loài động vật có xương sống như chim và dơi.
Côn trùng biết bay bao gồm rất nhiều loài thụ phấn. Chúng đậu trên những bông hoa để ăn mật và thu nhặt phấn hoa. Rồi chúng phân phát phấn hoa bằng cách ghé thăm những bông hoa khác. Theo Pamphilis, “côn trùng thụ phấn đang cung cấp cho thực vật một dịch vụ tối quan trọng mà thiếu dịch vụ đó chúng không thể sinh sản”.
Để giúp côn trùng tìm được mật hoa và phấn hoa, rất nhiều cây có hoa đã tiến hoá để sở hữu những màu bắt mắt (chim ruồi và bướm vốn thích hoa màu đỏ và vàng). Một số dấu hiệu chỉ đường đến chỗ mật hoa chỉ có thể thấy được dưới tia cực tím – một quang phổ ánh sáng loài ong có thể nhìn được còn con người thì không. Từ đôi mắt của loài ong, những màu sắc và hoạ tiết trên cánh hoa dưới tia UV đã thông báo cho chúng nơi cất giấu mật hoa và phấn hoa.
Bức họa “White Flower on Red Earth” của họa sĩ Georgia O’Keefe
(Ảnh: Meupapeldeparedegratis)
Hoa văn trên những bông hoa mà cả con người và động vật thụ phấn có thể thấy được (ví dụ như những đường kẻ sọc trên cánh hoa) đóng vai trò như một hệ thống kiểm soát giao thông hàng không cho những chú ong, giúp hướng chúng đến chỗ phấn hoa và mật hoa nằm ở trung tâm. Nhờ có đặc điểm đồng tiến hoá giữa hai loài mà ong có thể ghé thăm nhiều loại hoa và thụ phấn cho một số lượng lớn thực vật.
Một số loài hoa, ví dụ như cây dẻ ngựa hoặc hướng dương, lại biến đổi màu sắc dưới quang phổ tia cực tím trong suốt vòng đời. Như Phamphilis giải thích, đối với động vật thụ phấn, những thay đổi này là những dấu hiệu thấy được cho chúng biết bông hoa đang có nhiều hay đang thiếu mật. Những dấu hiệu đó sẽ thông báo rằng: “Hãy đến thăm tôi” hoặc “Đừng làm phiền”.
Để tìm hiểu sâu hơn về sự tiến hoá của mối quan hệ giữa động vật thụ phấn và hoa, Pamphilis và đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp lập trật tự ADN đi sâu vào lịch sử tiến hoá các loài hoa. “Những gì chúng tôi đang cố làm là suy luận theo một cách chi tiết, dựa trên cơ sở di truyền về những đặc điểm của những thực vật có hoa đầu tiên”.
Theo những hoá thạch thu được, những bông hoa đầu tiên nở rộ vào khoảng 125 đến 140 triệu năm trước. Pamphilis đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao chỉ với những bông hoa đầu tiên đó mà sinh ra hàng ngàn giống hoa khác nhau chúng ta thấy trong tự nhiên bây giờ? Có thể bản đồ gen sẽ giải thích được phần mở đầu của câu chuyện này”.
Trong khi hầu hết các loài hoa đối với con người đều đẹp và có hương thơm dễ chịu, một số loài lại phát triển những phương thức dẫn dụ động vật thụ phấn của chúng theo cái cách mà con người không thể chịu đựng được. Loài Rafflesia sinh sống ở Indonesia chẳng hạn, theo các chuyên gia thì đây là loài hoa lớn nhất thế giới, nó to đến tận 3 fit. Ngoài cái dáng thẳng đứng của nó, hoa Rafflesia còn nổi bật với mùi hương giống như mùi thịt thối. Mặc dù có cái mùi xác chết kinh khủng, nhưng hoa Rafflesia arnoldii lại có sức lôi cuốn không thể cưỡng lại được với những con ruồi – loài côn trùng thụ phấn đặc biệt của chúng.
Có thể chúng ta sẽ phải băn khoăn tại sao Georgia O’Keefe, người tạo ra nghệ thuật từ những bông hoa xinh xắn và sọ động vật bằng thạch cao, lại có thể vẽ được những bức tranh về loài hoa xấu xí nhưng thật khó quên này.
Bức họa “Sacred Datura bloom” của họa sĩ Georgia O’Keefe
(Ảnh: Desertusa.com)
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tai-sao-hoa-lai-dep/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Tổng hợp