Giáo dục

Thế nào là pháp luật và kỉ luật? Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

Thế nào là pháp luật và kỉ luật?

Câu hỏi: Thế nào là pháp luật và kỉ luật?

Trả lời:

Bạn đang xem bài: Thế nào là pháp luật và kỉ luật? Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

+ Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

+ Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần phải tuân theo nhằm đảm bảo
sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.

Giống nhau: Đều là qui định có tính bắt buộc, yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm đem lại lợi ích chung cho tập thể.

Khác nhau: Pháp luật do Nhà Nước ban hành, còn kỉ luật là qui định của một cộng đồng (tập thể).

Kỷ luật là gì?
Kỷ luật là gì?

Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?

Câu hỏi: Những quy định của pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào với mọi người?

A. Giúp cho mọi người hoàn thiện mình hơn

B. Giúp cho mọi người tôn trọng nhau hơn

C. Giúp cho mọi người gần nhau hơn

D. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động

Đáp án đúng D. Giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động

Giải thích

Pháp luật là Các qui tắc xử sự chung, Có tính bắt buộc Do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng.

Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan. Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn hướng đến bảo vệ và phát triển các giá trị chân chính, trong đó có ý thức đạo đức. Giữa đạo đức và pháp luật luôn có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau….

Để quản lý toàn tầng lớp, nhà nước dùng nhiều dụng cụ, nhiều biện pháp, nhưng luật pháp là công cụ quan yếu nhất. Pháp luật của mỗi xã hội đều thể hiện ý chí chính trị của giai cấp thống trị, đòi hỏi phải phù hợp với chế độ xã hội ấy, đó là yếu tố điều chỉnh mang tính chất bắt buộc chung đối với các quan hệ xã hội.

Với những đặc điểm riêng của mình, luật pháp có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên quy mô rộng lớn nhất. Cũng nhờ có luật pháp, quốc gia có cơ sở để phát huy quyền lực của mình và rà, kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, các viên chức nhà nước và mọi công dân.

Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng, một tập thể nhằm đảm bảo sự phối hợp thống nhất và chặt chẽ.

Ý nghĩa của pháp luật và đạo đức:

– Giúp mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất hành động;

– Xác định trách nhiệm, quyền lợi của mọi người;

– Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo một hướng chung.

Pháp luật và kỷ luật
Pháp luật và kỷ luật

Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

Câu hỏi: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là gì?

A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

B. Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo.

C. Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt.

D. Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn.

Đáp án đúng: A. Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

Giải thích

Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong các cơ quan nhà nước. Đối với các tổ chức ngoài nhà nước thì kỷ luật ở đây chỉ là những quy định cho các thành viên trong tổ chức, buộc họ phải thực hiện theo. Trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy tổ chức đó quy định, không mang tính pháp lý.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể trong xã hội bắt buộc phải tuân thủ.

Các phương án còn lại chưa đúng vì:

+ Phương án B: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là Pháp luật không bắt buộc mọi người làm theo còn kỉ luật thì bắt buộc mọi người phải làm theo là đáp án hoàn toàn sai. Bởi vì pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người trong xã hội, bắt buộc mọi người phải tuân theo. Ngược lại kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, kỷ luật không áp dụng cho tất cả mọi người trong xã hội.

+ Phương án C: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là Pháp luật và kỉ luật là một, không có điểm khác biệt là đáp án chưa chính xác. Bởi vì pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người trong xã hội, bắt buộc mọi người phải tuân theo. Ngược lại kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, kỷ luật không áp dụng cho tất cả mọi người trong xã hội. Ngoài điểm khác biệt căn bản trên thì pháp luật và kỷ luật còn có nhiều khác biệt khác.

+ Phương án D: Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là Pháp luật và kỉ luật đều bắt buộc chủ thể phải làm nhưng pháp luật mang tính chất cưỡng chế cao hơn là đáp án chưa chính xác bởi vì, pháp luật bắt buộc mọi chủ thể trong xã hội tuân theo, còn kỷ luật thì chỉ bắt buộc đối với những chủ thể thuộc cơ quan, tổ chức ban hành kỷ luật.

Như vậy, đáp án đúng và đầy đủ nhất là đáp án A Điều khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và kỉ luật là Pháp luật mang tính chất bắt buộc còn kỉ luật thì không bắt buộc, chủ thể có thể làm theo hoặc không làm theo.

Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật
Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

Pháp luật là gì?

Pháp luật là những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Pháp luật khi đã ban hành thì tất cả mọi hành vi, quan hệ, ứng xử đều phải tuân theo pháp luật và không được làm trái với những gì pháp luật quy định. Khi có xảy ra sai phạm thì nhà nước sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm để xử phạt, cưỡng chế với hành vi đó.

Kỉ luật là gì?

Kỉ luật là quy định chung trong cộng đồng hoặc tổ chức xã hội (Ví dụ: Nhà trường, bệnh viện,…) mà mọi người phải tuân theo để đảm bảo sự thống nhất, qua đó đạt hiệu quả cao trong công việc.

Kỷ luật sẽ điều chỉnh những cách xử sự của con người trong phạm vi của đơn vị, cơ quan nhất định. Khi người nào đó làm việc trong một cơ quan thì phải chịu sự điều chỉnh kỷ luật liên quan đến cơ quan, tài sản cơ quan, bảo mật cơ quan nhằm không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động và danh tiếng của cơ quan đó.

Ví dụ công ty T có yêu cầu nhân viên được phép mang máy tính về nhà để làm việc nhưng phải có trách nhiệm bảo quản máy tính. Quy định kỷ luật này cho thấy dù không phải trong phạm vi công ty nhưng sử dụng máy tính của công ty thì vẫn phải có trách nhiệm, nếu có xảy ra vấn đề thì vẫn bị kỷ luật.

So sánh pháp luật và kỉ luật

Điểm giống nhau giữa pháp luật và kỉ luật

Pháp luật và kỉ luật có những nét tương đồng sau:

  • Đều có tính bắt buộc
  • Đều là những quy tắc xử sự chung
  • Giúp cộng đồng, xã hội phát triển theo định hướng, có trật tự

Sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật

Ngoài những nét tương đồng, pháp luật và kỉ luật còn phân biệt nhau bởi những điểm sau đây:

Tiêu chí Pháp luật Kỉ luật
Tính bắt buộc Mạnh hơn Yếu hơn
Chủ thể ban hành Nhà nước Tổ chức, cộng đồng
Đảm bảo thực hiện Đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước Không có quyền lực nhà nước
Phạm vi áp dụng Rộng hơn, phạm vi cả nước Hẹp hơn, trong phạm vi cộng đồng, tổ chức, tài sản liên quan đến cơ quan.
Hình phạt Các hình phạt do nhà nước quy định: Phạt tiền, phạt tù,… Các hình phạt do tổ chức quy định: Trừ lương, phê bình trước tập thể,…

Mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật

Giữa pháp luật và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Kỉ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật. Pháp luật và kỉ luật đều giúp mọi người tuân theo những chuẩn mực, đi vào guồng của cuộc sống qua đó hoàn thiện mình hơn và giúp cho xã hội, cộng đồng cùng phát triển chung.

Ví dụ:

  • Pháp luật quy định về chuẩn mực đạo đức của giáo viên khi giảng dạy thì kỉ luật trong trường cũng cần có quy định tuân theo quy định của pháp luật, khi có sai phạm về chuẩn mực đạo đức giáo viên thì cần xử lý triệt để không bao che.
  • Hoặc quy định Pháp luật quy định công dân có quyền được đảm bảo bí mật thư tín => Các quy định kỉ luật cũng phải thực hiện quyền này của công dân, không ai có quyền bắt ép người thuộc cộng đồng, tổ chức phải cung cấp những bí mật thư tín đó.

Ví dụ về pháp luật và kỉ luật

Ví dụ về pháp luật:

  • Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy và người ngồi sau phải đội mũ bảo hiểm được cài quai đúng cách.
  • Luật hình sự quy định nghiêm cấm những hành vi sử dụng ma tuý, chất kích thích, chất gây nghiện. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự.

Ví dụ về kỉ luật:

  • Trong lớp học quy định học sinh không được sử dụng điện thoại trong giờ học, nếu vi phạm thì bị ghi tên vào sổ đầu bài.
  • Kỷ luật nhà trường cũng nghiêm cấm những hành vi sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện trong trường học như thuốc lá, rượu, bia,…

********************

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/the-nao-la-phap-luat-va-ki-luat-dieu-khac-biet-can-ban-nhat-giua-phap-luat-va-ki-luat-la-gi/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button