Giáo dục

Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

Đề bài: Anh/chị hãy chỉ ra và phân tích Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia (Trích tiểu thuyết Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng.

tieng cuoi trao phung trong hanh phuc cua mot tang gia

Bạn đang xem bài: Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

Bài văn Phân tích Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

I. Dàn ý Phân tích Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia (Chuẩn)

1. Mở bài

– Giới thiệu chung về tác giả Vũ Trọng Phụng – nhà văn trào phúng bậc thầy
– Giới thiệu chung về tiểu thuyết Số đỏ và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
– Nêu vấn đề: Tiếng cười trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

2. Thân bài

a. Mâu thuẫn trào phúng ngay từ nhan đề tác phẩm
– Tác giả đã sử dụng hai từ ngữ đối lập nhau “hạnh phúc” – “tang gia” tạo gây nên sự tò mò, chú ý và nghi ngờ của người đọc…(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, có rất nhiều gương mặt tác giả tiêu biểu cùng với những tác phẩm độc đáo cho lớp lớp thế hệ sau và trong số đó, Vũ Trọng Phụng được biết đến với danh hiệu “ông vua phóng sự đất Bắc”. Những sáng tác ông đã lột tả một cách chân thực và sâu sắc bức tranh hiện thực đương thời và “Số đỏ” là một trong số những tiểu thuyết thành công nhất của ông. Đọc tiểu thuyết Số đỏ nói chung, đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng, người đọc không chỉ thấy được bộ mặt giả dối, bịp bợm của xã hội thượng lưu bấy giờ mà hơn hết còn cảm nhận được sâu sắc và rõ nét tiếng cười trào phúng sâu sắc của ông.

Trước hết, tiếng cười trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia được thể hiện chân thực và rõ nét ngay từ nhan đề của đoạn trích. Ngay từ nhan đề tác phẩm, tác giả đã sử dụng hai từ ngữ đối lập nhau “hạnh phúc” – “tang gia” tạo ra tính mâu thuẫn, phi lí, mang đến sự tò mò, chú ý và nghi ngờ của người đọc. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đám tang – sự ra đi của một người nào đó luôn để lại nỗi buồn, niềm tiếc thương vô hạn trong lòng những người ở lại đặc biệt là những người thân trong gia đình. Ấy vậy mà ở đây, nhan đề đoạn trích lại là “hạnh phúc của một tang gia”. Chính điều ấy đã mở ra trước mắt người đọc về một câu chuyện – một màn bi hài kịch với nhiều cảnh đời nghịch lí, oái oăm và phát lên tiếng cười sâu sắc, chua xót. Và để rồi, khi đi sâu đọc tác phẩm, người đọc sẽ nhận ra quả đúng như nhan đề mà tác giả đã đặt cho đoạn trích, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm chính là một màn hài kịch mà ở đó các nhân vật thỏa sức diễn. Trước cái chết của cụ cố Tổ, niềm vui, niềm hạnh phúc đã đến với tất cả mọi người trong và ngoài gia đình dẫu bên ngoài họ đang cố khóc, cố tỏ vẻ tiếc nuối thì trong sâu thẳm con người họ vẫn có niềm vui, niềm hạnh phúc đang len lỏi và lớn dần lên.

Thêm vào đó, tiếng cười trào phúng còn được thể hiện một cách rõ nét trong cách nhà văn xây dựng chân dung các nhân vật trong tác phẩm. Chắc hẳn khi nhắc đến đây người đọc sẽ không thể nào quên được cụ cố Hồng – con trai cả của cụ cố Tổ với câu nói cửa miệng quen thuộc “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi.” với cái bộ dạng lúc cha mình vừa chết thật đáng buồn cười và chê trách biết bao “Cụ cố Hồng đã nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, cho thiên hạ phải chỉ trỏ: “Úi kìa, con giai lớn đã già thế kia.” Dường như, với cụ cố Hồng, cái chết của cha mình chẳng có gì đáng để đau xót, tiếc thương mà đó chính là cái dịp để ông khoe danh, khoe giàu sang. Không chỉ cụ cố Hồng, Phán mọc sừng cũng như vậy. Ông Phán mọc sừng tỏ rõ bản chất của mình là một kẻ tính toán, hám danh, hám lợi chỉ nghĩ làm sao để mình có thể thu được nhiều lợi nhất. Người đọc có thể nhận rõ được điều ấy bởi lẽ dẫu bị vợ cắm sừng, ông không những không thể làm gì mà còn cảm thấy sung sướng, tự hào bởi lẽ chính cặp sừng ấy có một giá trị to lớn – “ông Phán mọc sừng đã được cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và con rể thêm số tiền là vài nghìn đồng”. Thêm vào đó, ông Văn Minh – cháu nội của cụ cố Tổ cũng là một nhân vật trào phúng sắc sảo.

Ông nội mất, ông Văn Minh với cái dáng vẻ “phân vân”, “đăm đăm chiêu chiêu”, “vò đầu bứt tóc” nhưng không phải vì cái chết của cụ cố Tổ mà bởi trong ông đang có hai điều phân vân, khiến ông phải suy nghĩ đó chính là ông phải làm như thế nào khi cái chúc thư kia đi vào thời kì thực hành chứ không còn dừng lại ở việc lí thuyết nữa và nên xử lí như thế nào với Xuân Tóc Đỏ khi hắn có “hai cái tội nhỏ, một cái ơn to”. Những hành động ấy của ông Văn Minh đã chứng tỏ ông là người háo danh, giả dối và đầy bất nhân. Đồng thời, đám tang ấy chính là dịp để bà Văn Minh, cô Tuyết khoe những trang phục tối tân, hợp thời, là dịp để cô Tuyết chứng tỏ mình còn trinh, là dịp để những người bạn của cụ cố Hồng khoe huy hiệu, huân chương, để cậu Tú Tân trổ tài chụp ảnh. Và như vậy, đám tang của cụ cố Hồng mà chẳng có lấy một ai tiếc thương, xót xa mà ngược lại, mọi người dù trong hay ngoài gia đình đều sung sướng, hả hê. Thái độ ấy của các nhân vật cho thấy sự thiếu đạo đức, vô liêm sỉ của họ. Tất cả những con người ấy đã tạo nên một gia đình, một xã hội bất nhân, bất nghĩa, bất hiếu, đúng như nhà văn Vũ Trọng Phụng đã gọi đó là xã hội “lai căng, chó đểu”.

Và cuối cùng, tiếng cười trào phúng của đoạn trích còn thể hiện rõ nét ở những cảnh tượng, chi tiết trào phúng đặc sắc. Trước hết, cảnh đưa tang là một trong số những cảnh trào phúng đặc sắc đặc sắc. Có thể nói, đám ma của cụ cố Tổ “to nhất cái Hà thành”, một cái đám ma có đầy đủ “theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có cả kiệu bát cống, lợn quay đi lọng” và cả những “lốc bốc xoảng, bú-dích và vòng hoa, có cả vài ba trăm người đi đưa,…”. Để rồi, trước cái cảnh tượng đám đưa tang ấy, tác giả phải cất lên lời nhận xét rằng đấy là một cái đám tang mà có thể khiến cho “người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười.” Một lời nhận xét, một lời mỉa mai thật sâu sắc và ý vị.

Không dừng lại ở đó, cái lỗ bịch, hài hước, đáng mỉa mai của đám tang này còn ở chỗ nó là cái đám ma mà mọi người tham dự cái đám ma ấy đều lố bịch, họ chẳng có lấy chút gì buồn thương mà mỗi người đều có những niềm vui, những lí do của riêng mình. Đó là Tuyết với bộ trang phục Ngây thơ để chứng minh với mọi người về sự trong trắng của mình. Đó là những người bạn của cụ cố Hồng với “ngực đầy những huy chương như Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn Tường bội tinh,…trên mép và cằm đều đủ râu ria, hoặc dài hoặc ngắn, hoặc đen hoặc hung hung, hoặc lún phún hay rầm rậm, loăn quăn,…”. Những con người ấy đã biến đám tang ấy trở thành nơi để khoe huy hiệu, thi râu. Đó còn là những người bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh biến đám tang thành nơi “chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám”. Nhưng có lẽ cái cảnh tượng trào phúng độc đáo bậc nhất, làm cho tiếng cười trào phúng bật lên sâu sắc nhất đó chính là cảnh hạ huyệt. Đó là cậu Tú Tân như một người đạo diễn đang cố sắp xếp, dàn dựng để tất cả mọi người diễn xuất thể hiện xuất sắc vai diễn của mình “bắt bẻ từng người một, hoặc chống gây, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này thế nọ,… để cậu chụp ảnh lúc kỉ niệm.” Đó còn là ông Phán mọc sừng với tiếng khóc “hứt…hứt…hứt…” tưởng chừng như xé lòng nhưng ẩn đằng sau đó là một vụ trao đổi, mua bán với Xuân Tóc đỏ. Dường như, cái đám tang của cụ cố Tổ đang trở thành một màn hài kịch mà ở đó, mỗi người trong và ngoài gia đình là một người diễn viên xuất sắc.

Tóm lại, đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” đã thể hiện một cách sâu sắc hiện thực xã hội thượng lưu thời bấy giờ và để rồi từ đó bật lên tiếng cười trào phúng sâu sắc và đầy ý nghĩa. Đồng thời, qua đó cho thấy tài năng của Vũ Trọng Phụng trong việc xây dựng, lựa chọn mâu thuẫn, nhân vật và cảnh tượng trào phúng.

—————–HẾT—————-

Trên đây là bài văn mẫu Tiếng cười trào phúng trong Hạnh phúc của một tang gia, tìm hiểu thêm về những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, các em không nên bỏ qua những bài tham khảo đặc sắc khác như: Soạn bài Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích tâm trạng của các nhân vật trong Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích giá trị hiện thực và giá trị tố cáo của Hạnh phúc của một tang gia, Phân tích cảnh đám ma gương mẫu trong Hạnh phúc của một tang gia.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn https://tmdl.edu.vn/tieng-cuoi-trao-phung-trong-hanh-phuc-cua-mot-tang-gia/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button