Chế Lan Viên
Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Chế Lan Viên để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
Tóm tắt lý lịch Chế Lan Viên
Bạn đang xem bài: Tiểu sử nhà thơ Chế Lan Viên
Nhà thơ mới Chế Lan Viên sinh ngày 20-10-1920 tại Tỉnh Quảng Trị, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Thiên Bình, cầm tinh con (giáp) khỉ (Canh Thân 1920). Chế Lan Viên xếp hạng nổi tiếng thứ 31969 trên thế giới và thứ 7 trong danh sách Nhà thơ mới nổi tiếng.
Tiểu sử nhà thơ mới Chế Lan Viên
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ra trên mảnh đất Quảng Trị. Ông là một nhà thơ, nhà văn hiện đại của nền văn học Việt Nam. Bút danh Chế Lan Viên mang hàm ý là một bông hoa lan trong khu vườn của dòng họ Chế- Một dòng họ vua chúa của dân tộc Chàm ở nước Chiêm Thành xưa. Ngoài bút danh Chế Lan Viên, ông còn có bút danh khác là Thạch Hãn, Chàng Văn, bút danh này thường được ông ký tên trên các bài báo và các bài viết ngắn in trên báo.
Chế Lan Viên bắt đầu sáng tác thơ khi mới 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, tập thơ đầu tay của Chế lan Viên với nhan đề “Điêu tàn” đã được xuất bản. Đây là một trong những tập thơ bắt đầu cho “Trường Thơ Loạn”. Tập thơ “Điêu tàn” đã mang lại tên tuổi cho Chế Lan Viên, giúp ông có chỗ đứng trong giới văn chương Việt Nam. Ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là “Bàn thành tứ hữu” của Bình Định.
Phong cách thơ của Chế Lan Viên được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn trước cách mạng tháng tám: Thơ của ông thời kỳ này mang màu sắc “kinh dị, thần bí, bế tắc với những hình ảnh tang thương như máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Đúng nghĩa là một “trường thơ loạn”.
- Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám: Khuynh hướng của ông là đề cập đến “cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng”. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên mang một màu sắc mới, những áng thơ sử thi hào hùng và đậm tính thời sự. S
Nhà thơ Chế Lan Viên qua đời ngày 19 /06/1989, tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 69 tuổi.
Năm 1996, ông ng được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Tác phẩm thơ tiêu biểu:
- Điêu tàn
- Gửi các anh
- Ánh sáng và phù sa
- Hoa ngày thường – Chim báo bão
- Những bài thơ đánh giặc
- Đối thoại mới
- Ngày vĩ đại
- Hoa trước lăng Người
- Dải đất vùng trời
- Hái theo mùa
- Hoa trên đá
- Tuyển tập thơ Chế Lan Viên (tập I, 1985; tập II, 1990)
- Ta gửi cho mình (1986)
- Di cảo thơ I, II, III
- Tuyển tập thơ chọn lọc
Tác phẩm văn:
- Vàng sao
- Thăm Trung Quốc (bút ký)
- Những ngày nổi giận (bút ký,)
- Bác về quê ta (tạp văn,)
- Giờ của đô thành (bút ký)
- Nàng tiên trên mặt đất
Tiểu luận phê bình tiêu biểu:
- Kinh nghiệm tổ chức sáng tác
- Nói chuyện thơ văn
- Vào nghề
- Phê bình văn học
- Suy nghĩ và bình luận
- Bay theo đường bay dân tộc đang bay
- Nghĩ cạnh dòng thơ
- Từ gác Khuê Văn đến quán Trung Tân
- Ngoại vi thơ
- Nàng và tôi
Chế Lan Viên thời trẻ
Chế Lan Viên sinh ra tại Quảng Trị nhưng lại lớn lên và đi học tại Quy Nhơn – Bình Định. Ông chỉ học hết bậc thành chung thì nghỉ học, đi làm gia sư để kiếm sống. Năm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội và đi học trở lại. Sau đó ông vào Sài Gòn làm báo rồi lại chuyển ra Thanh Hóa dạy học.
Tháng 07/1949, Chế Lan Viên gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1954, ông ra Bắc làm biên tập viên báo Văn học. Sau đó, ông công tác ở phòng văn nghệ khoảng 2 năm từ năm 1956-1958.
Chế Lan Viên đã viết nhiều bài báo in trên báo Thống Nhất, xuất bản ở Hà Nội trước tháng 05/1975. Khi viết báo ông thường ký dưới bút danh Thạch Hãn.Trong mục Nụ cười xuân trên báo Văn học, Chế Lan Viên có hai bài viết ngắn là Ngô bói Kiều và Lý luận Đờ Gôn ký tên Oah (tức Hoan).
Thời thanh niên, Chế Lan Viên đã có một mối tình đầu với người con gái tên là Ngọc Anh, Ngọc Anh là con nhà dòng dõi nên được gọi là “trâm anh thế phiệt”. Nhà bà Ngọc Anh vốn ở Diêu Trì, huyện Tuy Phước, Bình Định. Sau đó ông có bài thơ ” A và H”, A là Anh, còn H là Hoan (tên thật của Chế Lan Viên). Mối tình đầu của Chế Lan Viên, từ thuở nhà thơ mới 15, 16 tuổi đầu, lúc ấy yêu với Chế Lan Viên nghĩa là si mê, nhưng nhà thơ thì vẫn xem người mình yêu như một thần tượng được tôn thờ muôn thuở. Tuy mối tình đẹp nhưng hai người không đến được với nhau.
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tieu-su-nha-tho-che-lan-vien/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục