Nhà thơ Tố Hữu
Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Tố Hữu để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng.
Tố Hữu được tôn vinh là “nhà thơ của cách mạng”, “nhà thơ của nhân dân”, “ngọn cờ chiến đấu của thơ ca cách mạng Việt Nam”, “người có công đầu xây dựng nền thơ ca cách mạng Việt Nam”,”một cuộc đời trọn vẹn với Cách mạng – Nghệ thuật – Tình yêu”, “một viên ngọc trong nền văn hóa Việt Nam”, “nhà thơ của chủ nghĩa nhân văn cách mạng”, v.v.
Bạn đang xem bài: Tiểu sử nhà thơ Tố Hữu
Xuyên suốt các tập thơ Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Tố Hữu xứng đáng được tôn vinh như thế và nhiều hơn thế nữa.
Nay viết về Tố Hữu, qua lời các tác giả tập sách, tôi xin nêu thêm một số cảm nhận tự đáy lòng mình.
Từ ấy có thể được coi là Tuyên ngôn về cuộc sống của nhà thơ – một học sinh 16 tuổi đã tham gia cách mạng, 17 tuổi gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, 19 tuổi bị thực dân Pháp bắt đi đày…
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Mặt trời chân lý ấy không gì khác là lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và tinh thần yêu nước thiết tha mà Đảng đã gieo vào lòng người chiến sĩ trẻ.
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
… Tôi đã là con của mọi nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha…
Và cũng từ ấy, Tố Hữu dấn thân vào con đường cách mạng, vừa làm cách mạng vừa làm thơ, làm thơ để làm cách mạng và làm cách mạng để làm giàu nguồn cảm hứng cho thơ.
“Trong thơ Tố Hữu, nét nổi bật đáng quý là sự nhất trí. Nhất trí giữa đời sống và nghệ thuật. Nhất trí giữa tình cảm, tư tưởng và hành động. Nhất trí giữa con người với thời đại, với tập thể”.
… “Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”
Đó là nhận xét của nhà văn hóa bậc thầy Đặng Thai Mai.
Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Tố Hữu là một nhà thơ có lý tưởng”. Giữa bao ngọn cờ sai lạc dưới thời Pháp thuộc, anh là lá cờ Đảng nêu lên thành thơ cái lý tưởng, cái triết học, cái lối sống đúng đắn duy nhất lúc bấy giờ:
Đã vay dòng máu thơm thiên cổ
Phải trả ta cho mạch giống nòi
Và Tổ quốc! “Lý tưởng ấy khiến cho nhà thơ luôn luôn nghe được bên tai tiếng gọi Tổ quốc, tự mình biến thành tiếng gọi ấy để thức tỉnh lòng người”.
Nhà thơ Xuân Diệu cho rằng, khi đối diện phong trào Thơ mới đang thịnh hành, “Tố Hữu đứng trước hai con đường làm thơ: thơ lãng mạn cách mạng và thơ lãng mạn không cách mạng. Từ khi được Đảng giác ngộ: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim, Tố Hữu đã bước vào con đường làm cách mạng và con đường làm thơ cách mạng”.
Xuân Diệu, một kiện tướng trong phong trào Thơ mới, từng có những bài thơ về tình yêu làm xao xuyến trái tim của biết bao chàng trai, cô gái và một thời nổi danh ông “vua” của thơ tình lãng mạn. Tố Hữu há không xứng đáng được phong danh “ông hoàng” của thơ tình yêu lãng mạn cách mạng sao?
Nhà báo lão thành Hoàng Tùng, người nhiều năm cùng Tố Hữu giữ vai trò lĩnh xướng của dàn đồng ca tư tưởng, văn hóa và báo chí viết: “Thời gian đời người chẳng được là bao, hơn nhau hai chữ anh hào mà thôi. Tố Hữu là một anh hào và là một nhà thơ. Anh để lại cho đời hơn nhiều người của chúng ta với những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng và di sản thơ văn…”.
Tiểu sử nhà thơ Tố Hữu
Tố Hữu (tên thật là Nguyễn Kim Thành; 1920–2002) là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam.
Tiểu sử
Ông sinh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nhiều tài liệu, sách báo thường ghi ông sinh tại làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông đã nói rõ điều này trong cuốn Một thời nhớ lại, NXB Hội Nhà văn, 2000: Nhưng thực ra tôi sinh ở Hội An, tỉnh Quảng Nam, năm 1920, và ở đó đến năm chín tuổi mới theo cha ra Huế (trang 8).
Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng của Karl Marx, Friedrich Engels, Vladimir Ilyich Lenin, Hồ Chí Minh, Maxim Gorki… qua sách báo, kết hợp với sự vận động của các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), Nguyễn Kim Thành sớm tiếp cận với lý tưởng cộng sản. Ông gia nhập Ðoàn thanh niên và được kết nạp vào đảng năm 1938.
Tháng 4 năm 1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, Nguyễn Kim Thành luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh.
Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc, Thanh Hóa). Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, là chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa của thành phố Huế. Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, luôn giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước:
- 1948: Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam;
- 1963: Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam;
- Tại đại hội Ðảng lần II (1951): Ủy viên dự khuyết Trung ương; 1955: Ủy viên chính thức;
- Tại đại hội Ðảng lần III (1960): vào Ban Bí thư;
- Tại đại hội Ðảng lần IV (1976): Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương;
- Từ 1980: Ủy viên chính thức Bộ Chính trị;
- 1981: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng cho tới năm 1986. Ngoài ra ông còn là Bí thư Ban chấp hành Trung ương.
Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như Hiệu trưởng Trường Nguyễn Ái Quốc, Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương. Ông còn là Đại biểu Quốc hội khoá II và VII.
Sau khi Lê Duẩn mất, có sự thay đổi mạnh mẽ tiến tới đổi mới nhằm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế toàn diện. Ông bị mất uy tín vì vai trò “nhà thơ đi làm kinh tế” không thành công nên bị miễn nhiệm mọi chức vụ, chỉ còn làm một chức nghiên cứu hình thức.
Ông mất 9h15′ ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Bệnh viện 108.
Quan điểm chính trị
Ông là người đã phê phán quyết liệt phong trào Nhân văn-Giai phẩm với tư cách là người thay mặt Đảng Cộng sản Việt Nam phụ trách văn nghệ.
Ngoài ra, ông còn là nhà thơ chính trị, có nhiều bài ca ngợi các lãnh tụ cộng sản quốc tế như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh. Ví dụ:
Lê-nin ơi, Người Thầy, Người Cha
Niềm tin trong sáng mãi lòng ta
Đêm nay nằm đó, mà thanh thản
Vầng trán mênh mông toả chói loà.
Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
Áo Ông trắng giữa mây hồng
Mắt Ông hiền hậu, môi Ông mỉm cười
Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin…
Có Người (Stalin) mới có được nồi cơm no
Có Người mới có tự do tháng ngày
Hoan hô Stalin!
Đời đời cây đại thụ
Rợp bóng mát Hoà bình
Đứng đầu sóng ngọn gió
Hoan hô Hồ Chí Minh!
Cây hải đăng mặt biển
Bão táp chẳng rung rinh
Lửa trường kỳ kháng chiến!
Các tác phẩm
- Đi đi em!
- Bầm ơi!Trên Trang Thơ Việt Nam
- Bài ca mùa xuân 1961
- Bài ca quê hương
- Bác ơi
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tieu-su-nha-tho-to-huu/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục