Nguyên Hồng
Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá xin giới thiệu tới các bạn học sinh cùng các bạn bài viết về sự nghiệp và cuộc đời của nhà văn Nguyên Hồng để tìm hiểu và tham khảo giúp chúng ta hiểu rõ và cuộc đời ông và các tác phẩm nổi tiếng để học tốt môn Ngữ văn.
Tóm tắt lý lịch Nguyên Hồng
Bạn đang xem bài: Tiểu sử nhà văn Nguyên Hồng
Nhà văn hiện thực phê phán Nguyên Hồng sinh ngày 5-11-1918 tại Tỉnh Nam Định, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Tỉnh Bắc Giang, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Thần Nông, cầm tinh con (giáp) ngựa (Mậu Ngọ 1918). Nguyên Hồng xếp hạng nổi tiếng thứ 46544 trên thế giới và thứ 5 trong danh sách Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng.
Tiểu sử nhà văn Nguyên Hồng
Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Vụ Bản, Nam Định. Ông là hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam năm 1957.
Trong những tác phẩm của Nguyên Hồng, hình ảnh người phụ nữ và trẻ em trong xã hội cũ được nhà văn dành nhiều niềm yêu thương, đồng cảm.
Ông qua đời ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Tân Yên (Bắc Giang). Tên của ông được đặt cho một trường học ở huyện Tân Yên, Bắc Giang.
* Giải thưởng:
Nhà văn Nguyên Hồng được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
* Các tác phẩm tiêu biểu:
- Hai dòng sữa (truyện ngắn, năm 1943);
- Bảy Hựu (truyện ngắn, năm 1941);
- Bỉ vỏ (tiểu thuyết, năm 1938)
- Cuộc sống (tiểu thuyết, năm 1942),
- Qua những màn tối (truyện, năm 1942);
- Hơi thở tàn (tiểu thuyết, năm 1943);
- Vực thẳm (truyện vừa, năm 1944);
- Bước đường viết văn của tôi (hồi ký, 197l);
- Đất nước yêu dấu (ký, năm 1949);
- Sông núi quê hương (thơ, năm 1973);
- Trời xanh (thơ, năm 1960)
- Ngọn lửa (truyện vừa, năm 1945);
- Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết, tập II, năm 1993);
- Thời kỳ đen tối (tiểu thuyết, năm 1973);
- Khi đứa con ra đời (tiểu thuyết, năm 1976);
- Tuyển tập Nguyên Hồng (3 tập Tập I: năm 1983, Tập II: 1984, Tập III: 1985).
- Đàn chim non (tiểu thuyết, năm 1943);
- Trong lòng mẹ (Trích Những Ngày Ấu Thơ)
- Những ngày thơ ấu (hồi ký, đăng báo lần đầu 1938, xuất bản năm 1940);
- Địa ngục và lò lửa (truyện ngắn, năm 1946- 1961);
- Quán nải (tiểu thuyết, năm 1943);
- Sức sống của ngòi bút (tạp văn, năm 1963);
- Giữ thóc (truyện vừa, năm 1955);
- Miếng bánh (truyện ngắn, năm 1945);
- Những nhân vật ấy đã sống với tôi (hồi ký, năm 1978);
- Đêm giải phóng (truyện vừa, năm 1951);
- Giọt máu (truyện ngắn, năm 1956);
- Sóng gầm (tiểu thuyết, 196l);
- Cơn bão đã đến (tiểu thuyết, năm 1963);
- Cháu gái người mãi võ họ Hoa (truyện thiếu nhi, năm 1972),
- Một tuổi thơ văn (hồi ký, năm 1973);
- Thù nhà nợ nước. (tập I, trong bộ tiểu thuyết Núi rừng Yên Thế, năm 1981);
Nguyên Hồng thời trẻ
Năm 1936, Nguyên Hồng bắt đầu viết văn với truyện ngắn “Linh Hồn” đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết “Bỉ Vỏ”. Tiểu thuyết “Bỉ vỏ” là bức tranh xã hội sinh động về thân phận những “con người nhỏ bé dưới đáy” như Tám Bính, Năm Sài Gòn.
Từ 1936 – 1939, Nguyên Hồng tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ ở Hải Phòng.
Tháng 9/1939, ông bị mật thám bắt và bị đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) năm 1940. Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hóa Cứu quốc bí mật cùng với Nam Cao, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng…
Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tieu-su-nha-van-nguyen-hong/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục