Tìm hiểu đề văn nghị luận Chớ nên tự phụ
Tìm hiểu đề nghị luận Chớ nên tự phụ
Viết bài văn nghị luận Chớ nên tự phụ – Để làm được bài văn nghị luận Chớ nên tự phụ trước hết các em học sinh phải tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ, sau đó lập ý cho bài văn nghị luận Chớ nên tự phụ để nắm được các ý chính cần trình bày sao cho bài văn đúng trọng tâm và xúc tích nhất. Sau đây là gợi ý tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ cùng các mẫu viết bài văn Chớ nên tự phụ ngắn nhất Tmdl.edu.vn xin chia sẻ để các em có thêm ý tưởng khi làm bài.
Bạn đang xem bài: Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ
1. Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ
Vấn đề: khuyên con người không nên tự phụ vì tính tự phụ mang lại rất nhiều tác hại.
Đối tượng và phạm vị bàn luận: tính tụ phụ cũng những tác hại của nó.
Khung hướng của đề là phủ định.
Để có thể làm tốt đề này người viết cần có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng khẳng định vốn ham học hỏi, biết người biết ta.
2. Dàn ý bài văn nghị luận về tính tự phụ
1. Xác định luận điểm:
Cho đề bài: Chớ nên tự phụ.
– Tự phụ là một thói xấu của con người.
– Đức tính khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ có hậu quả ngược bấy nhiêu.
– Những luận điểm phụ:
+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.
+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.
+ Tự phụ khiến cho mọi người xa lánh, chê trách.
2. Tìm luận cứ:
– Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.
– Người ta khuyên chớ nên tự phụ bởi làm như vậy:
+ Mình không biết mình.
+ Bị mọi người khinh ghét.
– Tự phụ có hại:
+ Cắt đứt quan hệ của mình với người khác.
+ Việc làm của mình không có sự hợp tác của mọi người dễ dẫn đến sai lầm và không hiệu quả.
+ Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
+ Khi thất bại thường tự ti.
– Tự phụ có hại cho:
+ Chính người tự phụ.
+ Với mọi quan hệ khác.
– Các dẫn chứng:
+Nên lấy từ thực tế trường lớp, hoàn cảnh quanh mình.
+ Tự xét những lúc mình đã tự phụ.
+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo. Chẳng hạn, ở truyện cổ tích:
Đại phú Thạch Sùng thiếu mảnh vỡ của nồi đất kho cá bát sành mà cơ nghiệp lẫn thân xác đi đời. Chưa đậu ông Nghè đã đe hàng tổng cho nên biến thành cọp dữ…
3. Xây dựng lập luận:
Nên bắt đầu tự việc định nghĩa tự phụ là gì. Tiếp đó làm nổi bật một số nét tích cách cơ bản của kẻ tự phụ. Sau đó mới nói tác hại của nó.
3. Văn nghị luận Chớ nên tự phụ ngắn
Trong cuộc sống chúng ta, chỉ vì tính kiêu ngạo mà nhiều người đã phải chịu hậu quả là thất bại đắng cay. Chúng ta cứ nghĩ ta là nhất, là đầu, nhưng tất cả chỉ là sự tự mãn mà thôi. Ông cha ta đã khuyên chúng ta không được tự kiêu, tự đại quá trớn, quá mức qua câu: “Chớ nên tự phụ”.
Tự phụ là tự kiêu, tự đại, tự đắc, đánh giá một cách thái quá về bản thân mình trước người khác. Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác, không xem ai ra gì cả. Như vậy lời khuyên nhẹ nhàng mà thấm thía: chúng ta không nên kiêu căng, tự mãn để rồi sẽ làm hại, làm tổn thương chính bản thân mình.
“Chớ nên tự phụ” là kiến hoàn toàn đúng vì tự phụ là một thói xấu của con người mà ai cũng cần tránh. Tự phụ là một thói quen xấu khá phổ biến trong xã hội. Người tự phụ luôn đề cao quá mức về bản thân mình mà không coi ai ra gì cả. Có nhiều người làm ở công ty, công sở nhưng lúc nào cũng tỏ ra là mình thông minh mà thực chất lại không được như thế. Họ luôn khinh thường người dưới để rồi khi được giao nhiệm vụ quan trọng, họ đã thất bại, làm uy tín của công ty giảm sút chỉ vì tính tự phụ cá nhân của họ. Người tự phụ sẽ khiến mọi người xa lánh, không muốn gần gũi, gắn bó và vì thế họ không hợp tác được với người khác trong công việc bởi một điều tự nhiên người khác nghĩ rằng khi bạn kiêu ngạo thì bạn sẽ chẳng cần biết cần nghe ai nói gì và luôn cho là mình đúng.
Người tự phụ sẽ không bao giờ có thể bước tới đỉnh vinh quang của thành công. Trong câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”, chỉ vì tự kiêu luôn cho mình là nhất, là chúa mà khi được ra ngoài giếng, ếch ta không chịu thích nghi với môi trường, vẫn huyênh hoang, tự đắc mà nó đã phải nhận sự trả giá bằng chính cái chết của mình. Bởi vậy nếu ai kia quá tự phụ như con ếch trong truyện thì hậu quả xảy ra với sự tự phụ ấy chính là một cái kết thúc đầy thảm bại.
Chúng ta tồn tại tính tự phụ bởi quá kiêu căng, tự mãn, lúc nào cũng cho mình là nhất mà không chịu học hỏi, khiêm tốn trước người khác. Chỉ vì nghĩ rằng mình là nhất và họ vô tình không tôn trọng người khác dù có thể đó là đàn anh, đàn chị của chính mình. Lời khuyên trên đầy chí lí, chí tình giúp thuyết phục con người: tự phụ là thói xấu, cần phải tránh. Chúng ta phải sống khiêm tốn, hòa nhã với mọi người, không được đánh giá mình quá cao, vượt mức giới hạn trước người khác nếu không sẽ chuốc lấy hậu quả khó lường.
Càng nghĩ tôi lại càng trách mình. Có đôi lúc tôi đã tỏ ra kiêu căng trước mặt bạn bè mà tôi không hề biết để rồi tôi đã nhiều lần mà vô tình suýt đánh mất tình bạn đẹp của mình. Các bạn ơi đừng ai như tôi nhé, tự phụ không hề giúp chúng ta tiến bộ mà nó còn vô tình tự đánh mất những tình cảm đẹp trong cuộc đời ta.
Lời khuyên, lời nhắn nhủ chân tình và sâu sắc biết bao. Chắc hẳn khi hiểu được lời nhắn nhủ này, nhiều người sẽ tự nhìn lại mình để thay đổi bản thân và có lẽ sẽ tự nhủ lòng mình sẽ không bao giờ là người tự phụ dù đôi lúc chỉ là vô tình.
4. Bài văn Chớ nên tự phụ ngắn nhất
Cuộc sống luôn là một thế giới kì diệu và có nhiều điều con người cần học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Trong đó, các đức tính như kiên trì, tự tin, tử tế… là những phẩm chất tốt đẹp con người cần có. Bàn về những đức tính tốt thì cũng có những thói xấu cần loại bỏ đó là tự phụ. Có người nói:”Chớ nên tự phụ”.
Tự phụ là một trạng thái tâm lí cảm xúc xuất hiện khi con người tự tin, tự mãn thái quá về bản thân mình. Người tự phụ là người luôn cho mình là hoàn hảo nhất, tốt đẹp nhất và không bao giờ có thái độ cầu tiến hay lắng nghe ý kiến của người khác. Tự phụ thường xuất hiện ở những người mới đạt được thành quả nào đó và vượt lên trên những người khác. Và tự phụ có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân mỗi người cũng như những người xung quanh.
Trước tiên, người tự phụ thường có thái độ tự mãn tự kiêu. Họ không bao giờ muốn lắng nghe góp ý của người khác hay tiếp thu những cái mới để tiến bộ hơn. Lâu dần, họ sẽ trở thành người tụt hậu, kém cỏi. Vì cuộc sống là một cuộc đua, nếu ta không nỗ lực chạy thì sẽ bị bỏ lại, thậm chí bị giẫm lên. Như con thỏ trong câu chuyện cổ xưa, vì tự phụ mà sinh chủ quan, để rồi thua cả một chú rùa nhỏ vốn mang danh chậm chạp. Như vậy không phải là tự phụ rất có hại hay sao?
Hơn thế, người tự phụ khi thực sự có khả năng thật sẽ luôn có thái độ coi thường những người xung quanh. Người tự phụ không bao giờ có thể là một người lãnh đạo tốt cả. Vì người biết lãnh đạo, có trí óc phải là người biết che bớt đi ánh sáng của bản thân để cho tất cả mọi người cùng tỏa sáng. Khi người ta đã tự tin hoàn toàn vào bản thân, con người thường luôn tận dụng mọi cơ hội để tỏa sáng. Đôi khi ánh sáng ấy át đi mọi người, cái tôi quá lớn ảnh hưởng cả tập thể, tập thể ấy sẽ sớm mà lụi dần. Muốn đi nhanh hãy đi một mình nhưng muốn đi xa thì phải đi cùng người khác. Điều này người tự phụ không bao giờ hiểu.
Và khi con người quá đề cao bản thân, những người xung quanh sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng. Từ đó mà nảy sinh cảm xúc ghen ghét, thiếu tôn trọng với chính mình. Bạn muốn được tôn trọng, trước tiên bạn phải tôn trọng người khác. Người mang bệnh ái kỉ, chỉ nghĩ đến mình không bao giờ được mọi người yêu quý vì đơn giản họ không bao giờ cho đi bất kì thứ giờ học có, kể cả sự lắng nghe.
Như vậy, khi con người tự phụ, họ sẽ không có được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, cững không thể tiến xa trong cuộc sống. Hơn thế, khi đã không muốn tiến lên, không muốn lắng nghe sớm hay muộn họ cũng sẽ tự đào thải chính mình trong thế giới biến đổi không ngừng này. Vậy nên, chớ nên tự phụ là lời khuyên ngắn gon nhưng có giá trị với mọi người ở mọi thời.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học