Tìm hiểu nội dung truyện ngắn Buổi học cuối cùng – lớp 6
Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Ở đây trong tác phẩm Buổi học cuối cùng nằm trong chương trình văn học lớp 6 của một nhà văn nước Pháp nổi tiếng, lòng yêu nước được thể hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ của chính tác giả. Hãy cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tìm hiểu về câu chuyện cảm động nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc đó qua việc tìm hiểu nội dung truyện Buổi học cuối cùng dưới đây.
Bạn đang xem bài: Tìm hiểu nội dung truyện ngắn Buổi học cuối cùng – lớp 6
1. Nhân vật cậu bé Phrăng
Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người Pháp trên đất Pháp đã thuộc Phổ, đây cũng là buổi học tiếng dân tộc cuối cùng của trò và là buổi dạy tiếng Pháp cuối cùng của thầy Ha-men.
Vào buổi sáng diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có sự khác lạ ở 3 khung cảnh khác nhau đó là:
-Trên đường tới trường: Sau xưởng cưa, lính Phổ đang tụ tập; nhiều người đang đọc cáo thị.
– Quang cảnh ở trường: Mọi sự bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
– Không khí trong lớp học: Lặng ngắt, thầy Ha-men dịu dàng ăn mặc đẹp hơn mọi ngày; có cả dân làng với vẻ mặt buồn rầu.
Những sự khác lạ đó báo hiệu rằng: Vùng An-dát của Pháp đang rơi vào tay của Đức, việc sinh hoạt và học tập của nhân dân nước Pháp không còn như trước nữa và tiếng Pháp sẽ không còn được dạy ở đây nữa.
Tương ứng với sự đổi thay khác lạ của khung cảnh, ý nghĩ và tâm trạng của chú bé Phrăng cũng có sự thay đổi theo. Trước buổi học, cậu bé Phrăng định trốn học vì đã trễ giờ và không học bài nhưng cuối cùng đã cưỡng lại được ý định đó. Em đã rất ngạc nhiên khi thấy quang cảnh trường bình lặng, thầy Hs-men dịu dàng và ăn mặc đẹp.
+ Khi cậu bé được báo là buổi học cuối cùng, cậu rất choáng váng và sững sờ, hiểu ra nguyên nhân mọi sự khác lạ diễn ra ở lớp. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác học tập của mình bấy lâu nay.
+ Khi thầy gọi đọc bài, sự ân hận trong cậu bé càng lớn, sự ân hận đó biến thành nỗi xấu hổ, tự giận mình.
+ Khi nghe những lời tha thiết của thầy và chứng kiến khác lạ xung quanh, nhận thức và tâm trạng của cậu bé Phrăng đã có những biến đổi sâu sắc, cậu hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp, hiểu rất nhanh bài giảng của thầy – điều mà trước đây đối với cậu không hề xảy ra, cậu mong muốn được học tiếng Pháp nhưng lại không còn cơ hội học tiếng Pháp được nữa.
Như vậy, nhân vật Phrăng không chỉ giữ chức năng là người kể chuyện mà còn có vai trò quan trọng (cùng với nhân vật thầy Ha-men) trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Tư tưởng ấy thể hiện trực tiếp qua lời thầy Ha-men nhưng trở nên thấm thía, gần gũi qua diễn biến nhận thức và tâm trạng của Phrăng.
2. Nhân vật thầy Ha-men
Nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng đã được miêu tả qua nhiều phương diện.
– Trang phục: mũ, áo là những thứ trang phục thầy chỉ mặc khi phát phần thưởng hoặc khi đón thanh tra. Nhưng ở buổi học thầy mặc chúng đã chứng tỏ ý nghĩa hệ trọng của buổi học này.
– Thái độ: Dịu dàng nhắc nhở Phrăng khi cậu đi học trễ và cả khi cậu không thuộc bài; thầy nhiệt tình, kiên nhẫn giảng dạy như muốn truyền đạt toàn bộ tri thức, thầy tiếc nuối, níu kéo buổi học.
– Lời nói về việc học tiếng Pháp thể hiện điều tâm niệm của bản thân thầy Ha-men, lời nói vừa sâu sắc vừa tha thiết biểu lộ tình cảm yêu nước và lòng tự hào về tiếng nói dân tộc của thầy.
Hành động cử chỉ lúc kết thúc buổi học chính là nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy lên đến cực điểm, khi tiếng chuông nhà thờ đã điểm mười hai tiếng và tiếng kèn của bọn Phổ báo hiệu hết giờ học, báo hiệu việc chấm dứt học tiếng Pháp của cả vùng. Những chi tiết này chứng tỏ nhân vật thầy Ha-men rất yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói của dân tộc Pháp và có lòng yêu nước sâu sắc.
3. Tóm tắt truyện ngắn Buổi học cuối cùng
Câu chuyện kể về câu bé Phrăng vào một buổi sáng như thường lệ đến lớp. Dọc đường cậu cảm thấy có nhiều điều khác hẳn. Phrăng vào lớp thì càng thấy ngạc nhiên hơn khi thấy thầy Ha-men ăn mặc chỉnh tề như trong ngày lễ. Thầy không những không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng rất dịu dàng. Không khí trong lớp cũng trang trọng hẳn. Cuối lớp còn có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người dân trong làng khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng mà cậu bé được học. Phrăng rất ân hận vì mình trước đây đều không thuộc bài – nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng cho cậu bé. Kết thúc buổi học đó thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ: “Nước Pháp muôn năm” thể hiện lòng yêu nước của mọi người.
Trên đây, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá vừa giúp các em soạn bài tóm tắt và phân tích nội dung chính của truyện Buổi học cuối cùng trong chương trình văn học lớp 6. Chúc các em nhanh chóng nắm được nội dung bài và học tập thật tốt!
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tim-hieu-noi-dung-truyen-ngan-buoi-hoc-cuoi-cung-lop-6/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục