Tìm hiểu và tóm tắt truyện Treo biển – lớp 6
Trong văn chương qua nhiều thế hệ đã góp tiếng cười với đủ mọi âm sắc, cung bậc. Tiếng cười dân gian râm ran trong ca dao, trong các truyện tiếu lâm, các truyện Trạng, truyện vui về Cuội, Ba Giai, Tú Xuất…Trong chương trình văn học lớp 6, chúng ta sẽ học câu truyện cười Treo biển để tìm hiểu tiếng cười trong truyện dân gian như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu và tóm tắt truyện Treo biển dưới đây cùng Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá nhé!
Bạn đang xem bài: Tìm hiểu và tóm tắt truyện Treo biển – lớp 6
1. Khái niệm truyện cười
Truyện cười là thể loại truyện có chứa đựng những hiện tượng đáng cười, đây chính là những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên, thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người đó nhằm gây tiếng cười cho người đọc, người nghe.
Truyện cười thường rất ngắn nhưng vẫn có kết cấu, có nhân vật, ngôn ngữ phục vụ mục đích gây cười. Truyện cười thường có ý nghĩa mua vui hay phê phán, nó gián tiếp hướng người đọc tới những điều tốt đẹp, đối lập với hiện tượng đáng cười mà câu chuyện đề cập đến.
2. Tìm hiểu truyện Treo biển
Treo biển là câu chuyện kể về sự việc một nhà hàng treo biển bán cá trước cửa hàng. Những người đi qua đều tùy tiện góp ý về tấm biển của cửa hàng, mỗi lần bị góp ý, nhà hàng lại không suy nghĩ mà chỉ cần nghe nói là bỏ ngay => đây là tình huống gây cười. Cười vì sự không suy xét, ngẫm nghĩ của nhà hàng; cười vì nhà hàng không hiểu những điều viết trên tấm biển có nội dung gì và treo biển quảng cáo để làm gì.
Cái cười bộc lộ rõ nhất khi nhà hàng cất nốt tấm biển. Từ những lần bị bắt bẻ trên đây đến khi chỉ còn mỗi từ cá, nhà hàng vẫn tưởng rằng không có ai bắt bẻ nữa, thế nhưng vẫn có nên phải cất tấm biển đi. Từng lời góp ý có vẻ có lí nhưng theo đó mà hành động thì thành ra phi lí. Truyện đáng cười vì khi người nghe góp ý nhà hàng đã không suy xét mà đều nghe theo, hoàn toàn mất chủ kiến.
Từ câu chuyện này chúng ta cần dùng từ phải có nghĩa, có lượng thông tin cần và đủ. Trong tấm biển quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng, đáp ứng mục đích, nội dung quảng cáo.
- Bài học rút ra từ truyện Treo biển
Truyện cười dân gian Treo biển không chỉ mang đến cho người đọc những tiếng cười vô cùng sảng khoái mà còn mang đến nhiều bài học cực kỳ bổ ích như sau:
Bản thân con người ai cũng cần có chính kiến trước khi quyết định, khi có kế hoạch, dự định gì. Nếu có chính kiến, chúng ta sẽ không bị dao động, hoang mang trước các ý kiến đánh giá, nhận xét chủ quan của người khác tránh được việc đến những tình huống dở khóc, dở cười.
Trước những kế hoạch, dự định cho tương lai trong chúng ta sẽ luôn tồn tại những ý kiến đánh giá trái chiều nhau, sẽ có khen, có chê nhưng bạn cần đề cao tính chủ động, sự kiên định của chính bản thân mình bởi lẽ con người sẽ chẳng thể thành công trong bất cứ việc gì nếu bạn chỉ mãi chạy theo những mong muốn hay những đánh giá góp ý thiếu nhiệt tình của người khác.
Hãy lắng nghe, tôn trọng những ý kiến, đóng góp của mọi người xung quanh để hoàn thiện chính bản thân là điều chúng ta nên làm nhưng cần phải biết chọn lọc, biết đánh giá đúng sai để có những vận dụng thật thiết thực vào công việc và hoàn cảnh của bản thân mình.
3. Tóm tắt truyện Treo biển ngắn gọn
Mẫu 1:
Ngày xưa, có một cửa hàng chuyên bán cá tươi nọ, có người chủ cửa hàng vì muốn giới thiệu cho khách hàng về mặt hàng của mình nên đã treo biển là “Ở đây có bán cá tươi”. Lần lượt có nhiều người đi qua, có người góp ý về tấm biển, Khi nghe ý kiến của họ anh ta không suy nghĩ nhiều mà lần lượt cất dần các chữ đi, lúc đầu là: Ở đây có bán cá tươi” rồi đến “Ở đây có bán cá” rồi “có bán cá”. Cuối cùng, đến tấm biển chỉ còn mỗi chữ “cá” thì vẫn có người tiếp tục góp ý. Vậy là anh chủ của hàng đã đem cất nốt tấm biển đi.
Mẫu 2:
Có một cửa hàng bán cá tươi nọ có người chủ của hàng muốn quảng cáo nên đề mấy chữ to tướng “ Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI”. Khi treo tấm biển lên, nhiều người đi qua đã có nhiều ý kiến khác nhau, người đi qua trước thì bảo chả lẽ trước bán cá ươn hay sao giờ lại đề là bán “cá tươi”, người khác lại bảo đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”, lại có người bảo rằng nên bỏ chữ “ở đây” và vị khách cuối cùng đến cửa hàng lại bảo rằng chẳng lẽ đến đầu phố không ngửi thấy mùi tanh hay sao cần gì phải đề chữ “cá”. Sau mỗi lần khách hàng góp ý như vậy, người chủ cửa hàng lại bỏ dần các chữ trên tấm biển đi. Cuối cùng, cửa hàng cũng phải cất nốt cái biển đi.
Trên đây là những nội dung cơ bản và tóm tắt của câu chuyện cười trong chương trình văn học lớp 6 là Treo biển. Hi vọng với những kiến thức trọng tâm trên đây các em sẽ nắm chắc được nội dung của bài học và ngày càng học tập tốt hơn.
tmdl.edu.vn. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tim-hieu-va-tom-tat-truyen-treo-bien-lop-6/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục