Giáo dục

Tóm tắt truyện ngắn Cố Hương của Lỗ Tấn

Đề bài: Tóm tắt truyện ngắn Cố Hương của Lỗ Tấn

tom tat truyen ngan co huong cua lo tan

Bạn đang xem bài: Tóm tắt truyện ngắn Cố Hương của Lỗ Tấn

Tóm tắt truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn

1. Tóm tắt truyện Cố hương, mẫu số 1:

Sau hơn 20 năm xa cách trở lại quê nhà, nhân vật “tôi” trở lại thăm quê lần cuối để đưa cả gia đình đến nơi khác sinh sống. Chuyến thăm quê đã mang đến cho nhân vật “tôi” nhiều cảm xúc đặc biệt, nhiều hơn cả đó chính là sự xót xa, buồn bã trước sự thay đổi của cảnh vật cũng như con người nơi đây. Cảnh quê thanh bình, giản dị nhưng tươi đẹp trong kí ức của nhà thơ nay đã trở nên xơ xác, tiêu điều đến đau lòng, con người cũng đã đổi khác, không còn vẻ thật thà, chân chất mà trở nên thực dụng, trì độn hơn. Nhuận Thổ, người bạn thời thơ ấu của nhân vật “tôi” không còn là cậu bé ngây thơ, nhanh nhẹn mà đã trở thành người đàn ông khắc khổ, thực dụng. Nhân vật “tôi” cùng gia đình rời quê hương vào một buổi chiều muộn, “tôi” hi vọng con người, quê hương của mình sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.

2. Tóm tắt truyện Cố hương, mẫu số 2 (Chuẩn):

Về quê sau 20 năm trời xa cách, tác giả quay trở lại nơi mình gắn bó suốt thời thơ ấu. Quê hương nay đã đổi khác, không còn giống trong kí ức của tác giả, ngay người bạn tuổi thơ Nhuận Thổ nay cũng đã thay đổi đến mức không còn nhận ra cậu bé đáng yêu, nhanh nhẹn ngày nào.
Tác giả rời quê hương trong tâm trạng ưu tư với nhiều nỗi muộn phiền, hi vọng quê hương sẽ đổi khác và tiến lên trong tương lai.

3. Tóm tắt truyện Cố hương, mẫu số 3 (Chuẩn):

“Cố hương” kể về chuyến về quê cuối cùng của nhân vật “tôi” trước khi cùng gia đình dọn nhà đến nơi khác sinh sống. Trở về quê sau nhiều năm xa cách, “tôi” xót xa nhận ra những thay đổi của làng quê, của những người dân quê nơi đây. Khung cảnh làng quê trở nên tiêu điều, vắng vẻ hơn, đặc biệt là Nhuận Thổ, người bạn gắn bó suốt thời thơ ấu với nhân vật “tôi” cũng trở nên tàn tạ, đổi khác. Từ những thay đổi của quê hương, tác giả đã đề cập đến những vấn đề bức xúc trong xã hội Trung Hoa xưa, tác giả gửi gắm hi vọng vào một xã hội tươi sáng hơn trong tương lai.

4. Tóm tắt truyện Cố hương, mẫu số 4:

Trước khi cùng gia đình chuyển đến nơi khác làm ăn, sinh sống, nhân vật “tôi” đã trở về thăm lại quê hương sau 20 năm xa cách. Sự đổi khác trong khung cảnh và cả con người quê hương khiến “tôi” ngỡ ngàng, không nhận ra.

Rời quê hương trong lòng tác giả có nhiều điều muộn phiền, kì vọng vào thế hệ tương lai sẽ tìm ra “con đường mới” đưa người nông dân và cả đất nước thoát khỏi tình cảnh bi đát như hiện tại.

5. Tóm tắt truyện Cố hương, mẫu số 5:

Nhân vật tôi về thăm quê cũ sau hơn 20 năm xa cách. Mục đích là chuyến về quê cuối cùng để chuyển nhà đi nơi khác. Nhìn cảnh vật thay đổi, không còn được như xưa, nhân vật tôi rất buồn. Ông nhớ lại những kỉ niệm về quá khứ với Nhuận Thổ. Gặp lại Nhuận Thổ, anh ta tàn tạ, mụ mị đến đau lòng. Mọi người ở quê đều bị cái nghèo đói làm cho khổ sở hơn trước. “Tôi” ra đi mà không luyến tiếc với hy vọng về một tương lai tươi sáng cho quê hương.

6. Tóm tắt truyện Cố hương, mẫu số 6:

Trong chuyến về quê cuối cùng, nhân vật tôi thấy làng quê mình bỗng trở nên tiêu điều, hoang vắng khác xưa. Và những con người xưa cũng đã đổi thay. Trong đó có Nhuận Thổ- người bạn niên thiếu nay đã tàn tạ, thụ động chịu đựng những bất công của xã hội Trung Quốc đương thời.Rời quê ra đi, trong tâm trạng buồn, tôi suy nghĩ về con đường đi của nông dân, của toàn xã hội để đưa đất nước Trung Hoa tiến lên.

7. Tóm tắt truyện Cố hương, mẫu số 7:

Cố hương là câu chuyện về chuyến hành hương của nhân vật tôi sau hơn hai mươi năm xa quê chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống. Sau ngần ấy thời gian trở về quê, nhân vật tôi đau xót nhận ra sự thay đổi theo chiều hướng xấu của quê hương, của những người đồng hương cũ, đặc biệt là người bạn thân thưở nhỏ tên Nhuận Thổ. Nhân vật tôi buồn bã rời quê hương với niềm hi vọng cho một tương lai tươi sáng hơn ở nơi đây. Từ những đổi thay đến đau lòng ấy, Lỗ Tấn đã nhìn thẳng vào sự mục ruỗng của xã hội phong kiến phân chia giai cấp ở Trung Hoa lúc bấy giờ, đồng thời đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và toàn xã hội.

8. Tóm tắt truyện Cố hương, mẫu số 8:

Sau hơn hai mươi năm xa cách, tôi trở về quê. Thời tiết đang độ giữa đông với trời âm u và gió lạnh lùa vào khoang thuyền. Hình ảnh quê hương lúc này hiện lên trong kí ức tôi. Làng tiêu điều xơ xác. Lòng tôi thấy không vui. Ý định lần này tôi về thăm quê lần cuối và tính việc chuyển đi nơi khác. Lúc này tôi nhớ đến người bạn thân Nhuận Thổ. Bạn cũ thuở nhỏ của tôi là một cậu bé nông dân khỏe mạnh, hiểu biết và hồn nhiên. Thế mà giờ đây khi gặp lại nó lại thay đổi nhiều trở nên mụ mẫm hơn, đần độn. Tôi buồn bã rời đi với suy nghĩ hai cháu Hoàng và Thủy Sinh sẽ ra sao. Hình ảnh con đường cuối truyện là niềm mong mỏi của tôi về một sự đổi thay.

—————-HẾT—————–

Hiểu rõ nội dung cốt truyện cũng như tuyến nhân vật trung tâm trong một tác phẩm là cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm ấy. Sau khi đã nắm được nội dung truyện Cố hương, các em có thể chuẩn bị trước bài Soạn văn Cố hương hay tự củng cố kiến thức tác phẩm qua bài Phân tích truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn.

Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tom-tat-truyen-ngan-co-huong-cua-lo-tan/

Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục

Lương Sinh

Lương Sinh là một tác giả đầy nhiệt huyết trong lĩnh vực giáo dục, ngoại ngữ và kiến thức. Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, cô đã tích lũy được rất nhiều kiến thức và kỹ năng quan trọng. Với tình yêu với ngôn ngữ và mong muốn chia sẻ kiến thức, Lương Sinh đã quyết định sáng lập blog tmdl.edu.vn. Trang web này không chỉ là nơi chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức cá nhân của cô, mà còn là một nguồn thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến giáo dục, kiến thức và ngoại ngữ. Đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Back to top button