Tổng hợp các đề văn về bài thơ Vội vàng cùng các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Vội vàng được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về bài thơ Vội vàng của thi sĩ Xuân Diệu. Thêm vào đó là việc giúp các em học sinh như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 11 và đề thi môn Văn THPT Quốc gia.
Bạn đang xem bài: Tổng hợp các đề văn về bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu hay nhất
I. Các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Vội vàng
Ngoài những câu hỏi đọc hiểu bài Vội vàng qua phần soạn bài Vội vàng – Xuân Diệu trong SGK Ngữ văn lớp 11, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tổng hợp dưới đây nhằm phục vụ cho các em làm các đề văn về bài thơ Vội vàng được đầy đủ và đạt điểm cao trong các bài thi, kiểm tra quan trọng.
Các dạng bài thường gặp trong các đề kiểm tra 15 phút hay câu hỏi đọc hiểu trong đề thi sẽ có dạng đề văn về bài Vội vàng như sau:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn.
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao?
2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ.
3. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn để nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy.
Gợi ý trả lời:
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao?
– Thể thơ: Tự do, số câu chữ không giới hạn, theo sáng tạo của nhà thơ.
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
Lí giải: Đoạn thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt và tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt của Xuân Diệu.
2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ.
– Biện pháp điệp: Ta muốn, và, cho…
Tác dụng: Nhịp thơ gấp gáp, sôi nổi; ý thơ nhấn mạnh khát vọng tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời và sống đẹp từng giây từng phút.
– Biện pháp liệt kê: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, non, nước, mây, cỏ…
Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp tươi, mơn mởn, sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của cuộc đời khiến nhà thơ đắm say, ngây ngất…
3. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn để nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy.
– Đoạn thơ trên đề cập đến tình yêu cuộc sống cháy bỏng của Xuân Diệu.
– Bài văn về tình yêu cuộc sống:
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách viết một bài văn NLXH, lập luận chặt chẽ, logic, dẫn chứng thuyết phục, văn sinh động, không sai lỗi dùng từ, đặt câu.
Đọc đoạn thơ sau trả lời các câu hỏi:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoaì xuân.
Câu hỏi:
1. Nêu các phương thức biểu đạt chính, phong cách ngôn ngữ, các kiểu câu (xét về mục đích nói) của đoạn thơ trên.
2. Nêu ý nghĩa của đoạn văn sau?
Gợi ý trả lời
1.
– Phương thức biểu đạt: biểu cảm
– Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
– Các kiểu câu ( xét về mục đích nói ): câu trần thuật, câu cảm thán
2. Ý nghĩa đoạn thơ:
+ Cuộc sống trần gian hiện lên qua đó thật sống động, tươi tốt, đáng yêu, tràn ngập âm thanh, màu sắc , đó là một thiên đường trên mặt đất
+ Bộc lộ tình yêu thiên nhiên, yêu đời, tâm trạng vội vàng cuống quýt của Xuân Diệu khi sống giữa cuộc đời này
Ví dụ:
Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật:
Những từ ngữ biểu hiện nghĩa sự việc: Của ong bướm này đây tuần tháng mật
=> Câu biểu hiện quan hệ.
Nghĩa tình thái: bề ngoài thì khách quan, trung hòa về cảm xúc nhưng trong lòng tác giả đang rất hồ hởi, vui tươi đón nhận cuộc sống, sự cảm nhận cuộc sống lúc nào cùng ngọt ngào như tuần trăng mật…
II. Các đề văn về bài thơ Vội vàng
Các đề văn về bài thơ Vội vàng được Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.
Đề 1: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu
Đề 2: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Đề 3: Cảm nhận khổ cuối bài thơ vội vàng – Xuân Diệu
Đề 4: Cảm nhận 13 câu thơ đầu bài Vội vàng của Xuân Diệu
Đề 5: So sánh quan niệm sống trong bài Vội vàng và Từ ấy
Đề 6: Phân tích 13 câu thơ đầu bài thơ Vội vàng
Đề 7: Phân tích quan niệm nhân sinh của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng
Đề 8: Phân tích 9 câu thơ cuối bài Vội Vàng
Đề 9: So sánh khát vọng tình yêu qua đoạn thơ trong Vội vàng và Sóng
Đề 10: Cảm nhận khổ thơ 1 bài Vội vàng
Đề 11: Phân tích đoạn thơ cuối bài thơ Vội vàng – Xuân Diệu
Đề 12: Phân tích quan niệm sống vội vàng của Xuân Diệu
Với các đề văn về bài thơ Vội vàng cùng các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Vội vàng ở trên, Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.
Tổng hợp các đề văn về bài thơ Vội vàng cùng các câu hỏi đọc hiểu bài thơ Vội vàng được tổng hợp đầy đủ, chi tiết cho các em học sinh lớp 11, 12 ôn luyện về tác phẩm này
Bản quyền bài viết thuộc Trường Trung Cấp Nghề Thương Mại Du Lịch Thanh Hoá. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://tmdl.edu.vn/tong-hop-cac-de-van-ve-bai-tho-voi-vang-xuan-dieu-hay-nhat/
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Giáo dục