Dưới đây, Tmdl.edu.vn sẽ gửi tới các bạn những mẫu Kết bài Nói với con giúp các em có một bài văn mang ấn tượng cho người đọc. Mời các bạn cùng tham khảo nhé !
Đề bài: Hãy viết kết bài cho bài thơ Nói với con của Nguyễn Y Phương.
Bạn đang xem bài: Tổng hợp 13+ mẫu Kết bài Nói với con ăn điểm.
Mẫu 1- Kết bài Nói với con hay nhất.
Qua bài thơ ta thấy được bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương không chỉ đơn thuần là những ngôn từ đầy cảm xúc mà đó còn chính là những lời tâm sự chân thành ẩn sâu trong đáy lòng của người cha đối với đứa con nhỏ của mình. Trong lời tâm sự ấy, người cha không chỉ nói với con về cội nguồn sinh thành mà còn gợi nhắc đến truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”. Lời tâm sự cũng là tình yêu, là niềm hi vọng mong mỏi của người cha trao gửi nơi con, người cha ấy muốn con biết rằng mình được trưởng thành trong tình yêu thương, sự đùm bọc của gia đình, quê hương, từ đó hy vọng con sống tình nghĩa, gắn bó với làng bản, quê hương, mong con có thể kế thừa truyền thống, phát huy được những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình đã để lại.
Mẫu 2- Kết bài Nói với con hấp dẫn.
Nhìn chung, sau khi đọc xong bài thơ Nói với con, ta có thể thấy với thể thơ tự do, với số câu chữ không theo khuôn định, phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên, linh hoạt của bài thơ. Đặc biệt với nhịp điệu lúc bay bổng có lúc lại nhẹ nhàng, lúc khúc chiết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn,… Nguyễn Y Phương đã tạo ra sự cộng hưởng hài hòa, nhịp nhàng bằng những cung bậc tình cảm khác nhau trong những lời cha truyền thấm sang cho con trong bài thơ. Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ mộc mạc, gần gũi, cô đọng mà vẫn phong phú, sinh động. Quả đúng là một thứ “ngôn ngữ thổ cẩm” quyến rũ. Nhà thơ Y Phương thấu hiểu vì thế mà thi sĩ mới có thể lột tả hết được cái hồn cốt trong bản sắc truyền thống của người dân miền núi. Từ bài thơ này, lời mà người cha nói với con hay đó cũng chính là lời trao gửi thế hệ mai sau.
Mẫu 3- Kết bài Nói với con chi tiết.
Bài thơ ”Nói với con ” đã thể hiện hết sức thành công điều tâm huyết nhất mà người cha muốn truyền lại cho con. Đó chính là lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được tình cảm tha thiết của người làm cha làm mẹ dành cho đứa con của mình nói chung và tình yêu quê hương sâu nặng của nhà thơ Y Phương nói riêng.
Mẫu 4- Kết bài Nói với con trực tiếp
Khi biết tự hào một cách chính đáng thì sẽ có một lòng tự tin vững chắc. “Lên đường/ Không bao giờ nhỏ bé được / Nghe con” – bài thơ chính là lời nhắc nhở thấm thía dành cho mỗi con người về nghĩa tình gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Mẫu 5- Kết bài Nói với con ngắn gọn
Bằng ngôn ngữ mộc mạc, lối tư duy giản dị, nhưng lời thơ có ý nghĩa vô cùng sau lắng dành cho người con. Những lời nói đó như một hành trang vững chắc để đứa con vững bước vào đời. Không chỉ vậy, lời thơ còn mang một ý nghĩa thầm kín không chỉ lời cha nói với con mà còn là lời trao gửi đến biết bao thế hệ.
Mẫu 6- Kết bài Nói với con
Những con người dân tộc miền núi mang trong mình bản chất mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. Cuộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều công việc nặng nhọc. Dẫu cuộc sống có vất vả nhưng họ vẫn luôn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ “đan”, “cài” không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhòa của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào lòng người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ, phát huy. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, phải gắng nhớ về họ để biết ơn và để trở thành người có ích làm giàu đẹp non sông.
Mẫu 7- Kết bài Nói với con ngắn nhất.
Qua lời nhắn nhủ của người cha đó ta phải biết tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc ta. Đồng thời cũng cần phải biết yêu quê hương, gia đình mình và phải có ý chí, nghị lực vươn lên trước những trông gai của cuộc đời.
Mẫu 8- Kết bài Nói với con
Qua bài thơ tác giả đã khái quát được một thứ tình cảm thiêng liêng bất diệt trong mỗi con người đó là tình cảm gia đình song rộng hơn đó còn là niềm tự hào của quê hương, đất nước. Chính những yếu tố này đã nâng bước, dìu dắt mỗi chúng ta trên đường đời đầy giông bão. Ngôn ngữ tự nhiên, mộc mạc kết hợp với giọng điệu chân thành đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn và thành công cho tác phẩm.
Mẫu 9- Kết bài Nói với con đủ ý.
Vậy đấy, chỉ bằng những ngôn ngữ hết sức mộc mạc và lối tư duy giản dị nhưng bằng tình cảm chân thành và mục đích nhân văn, giáo huấn chân lý, tác giả Nguyễn Y Phương đã viết lên được 1 tác phẩm Nói với con thành công chứa đựng những lời thơ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc với người con. Những lời nói đó như một hành trang, một điểm tựa vững chắc để nâng bước con vào đời. Không chỉ vậy, lời thơ còn mang trong mình một ý nghĩa thầm kín không chỉ lời cha nói với con mà là lời trao gửi đến biết bao thế hệ.
Mẫu 10- Kết bài Nói với con
Bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc , chân chất kết hợp với lối thơ tự do, bài thơ “Nói với con” của Y Phương vừa tha thiết, tình cảm như bản tình ca về tình phụ tử, vừa bay bổng, phóng khoáng như chính tâm hồn của con người dân tộc. Qua lời người cha nói với con, người đọc không chỉ cảm nhận được tình yêu, tấm lòng, niềm hi vọng của người cha với con mà còn thấy được sự gắn bó mà còn thấy được tinh thần tự hào của người cha về những truyền thống tốt đẹp và lối sống tình nghĩa, kiên cường của người đồng mình. Có thể nói, tình cảm gia đình trong bài thơ Nói với con trở nên ý nghĩa hơn, đặc biệt hơn cả bởi nó được đặt trong tình yêu quê hương, đất nước.
Mẫu 11- Kết bài Nói với con đặc biệt.
Trong bài thơ, tình yêu thương con của người cha được đặt trong tình yêu quê hương, niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Người cha mong muốn con được lớn lên khỏe mạnh, kiên cường, sống tình nghĩa, thủy chung như người đồng mình đi trước đã từng. Qua lời người cha nói với con, nhà thơ Y Phương trong bài thơ Nói với con đã khéo léo để gợi nhắc mỗi người hãy luôn nhớ về cội nguồn, quê hương của mình. Mỗi người không chỉ được nuôi dưỡng bao bọc bởi tình yêu của bố mẹ, gia đình mà còn được trưởng thành, nuôi lớn bởi quê hương, đất nước. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải có ý thức gắn bó, yêu thương, đùm bọc và có trách nhiệm kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương mà ông cha ta đã để lại.
Mẫu 13- Kết bài Nói với con .
Bài thơ Nói với con của Y Phương mang đến cho độc giả những cảm nhận thật ấm áp, sâu đậm nhất về tình cảm gia đình, về tình yêu thương thắm thiết mà người cha dành cho đứa con của mình. Qua đó còn thể hiện niềm tự hào của tác giả Y Phương đối với nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình: Kiên cường, tình nghĩa, gắn bó, thủy chung. Qua bài thơ này, chúng ta cũng hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn và sức sống mãnh liệt của người dân tộc miền núi , bài thơ cũng gợi dậy mạnh mẽ tình yêu và ý thức trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước mình.
Kết luận:
Trên đây là những mẫu kết bài hay nhất mà Tmdl.edu.vn đã chọn lọc , bên cạnh đó các bạn còn có thể tham khảo thêm các tài liệu khác nằm sẵn trong thư viện chúng tôi. Cảm ơn các bạn đã đón đọc !
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Phân tích các tác phẩm văn học lớp 9