Tả chiếc bút máy
Chiếc bút máy là người bạn thân thiết đối với các bạn học sinh, nhất là học sinh tiểu học. Sau đây là Top 10 bài tả cây bút máy hay và ngắn gọn nhất, mời các em tham khảo.
Bạn đang xem bài: Top 10 bài tả cây bút máy hay và ngắn gọn nhất
Bài văn tả cây bút máy
1. Bài văn tả chiếc bút máy số 1
Chiếc bút máy của em mang nhãn hiệu “Hoa sen”. Trên thân bút còn có hình hai bé thơ, tóc cài nơ và dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm”. Dáng hình cái bút rất xinh, thon thon, dài khoảng 13cm. Cái nắp bút có cài bằng kim loại màu vàng nổi bật thêm màu xanh cánh trả lấp lánh. Ngòi bút hình mũi giáo màu vàng, nằm trên chiếc lưỡi gà màu đen bằng nhựa cứng. Ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút bằng kim loại, nối liền với ruột bút là ống nhựa cứng màu đen để đựng mực.
Chị gái em mua cây bút này tại siêu thị với giá 25.000 đổng để tặng em nhân ngày sinh nhật em tròn tám tuổi. Em cũng như các bạn trong lớp đều dùng mực tím của nhà máy Vãn phòng phẩm Hổng Hà. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em có nét thanh nét đậm, mỗi ngày một đẹp, được cô giáo khen. Các bạn ở lớp em, nhiều bạn có chiếc bút máy đẹp, mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm” như chiếc bút của em.
Em giữ gìn rất cẩn thận cây bút máy. Viết xong bài, em dùng giấy lau sạch ngòi bút, nắp bút lại, đặt vào hộp bút. Em xem nó như người bạn thân thiết quý mến của mình thời thơ bé. Em thầm hứa và nói nhỏ với nó: “Bạn thân yêu ơi! Chúng mình cùng nỗ lực phấn đấu giành được giải cao trong hội thi Vở sạch chữ đẹp cuối năm học nhé!”.
2. Bài văn tả chiếc bút máy số 2
Em thường ao ước có một cây viết máy như các bạn. Như đọc được ý nghĩ của em, hôm đi công tác ở thành phố Hồ Chí Minh về, bố mua cho em một cây viết hiệu “hero” cực đẹp.
Cây viết dài độ mười lăm phân. Thân viết tròn như ngón tay giữa của em, được làm bằng nhựa tổng hợp, nhẵn bóng. Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như viên phấn màu. Nắp viết bằng sắt mạ vàng óng ánh gắn thêm một que cài cũng mạ vàng dùng để cài vào túi áo hay vào chỗ đẻ viết ở trong cặp sách.
Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung với lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là một cái ruột gà làm bằng cao su mỏng và dai dùng để đựng mực. Mỗi khi lấy mực em chỉ cần bóp dẹp cái ống sắt bọc ruột gà lại, nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả tay ra, là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà dùng suốt cả ngày không hết.
Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như hồi mới mua vè: xinh xắn và rất dễ thương. Mỗi lần viết xong bao giờ em cũng đậy nắp lại cẩn thận bỏ vào hộp viết đặt lên vị trí các đồ dùng học tập ở giá sách.
3. Bài văn tả chiếc bút máy số 3
Trong ngày sinh nhật, mẹ tặng em một cây bút máy. Oa! Trông chiếc bút mới đẹp làm sao!
Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp úp làm bằng mạ kền vàng óng ánh. Trên nắp bút có khắc dòng chữ trung quốc và số 366. Thân bút là một ống nhựa màu đen, trơn bóng, càng về phía sau càng thon laijn như búp măng non. Mở nắp bút ra, hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh như ánh sao đêm. Em xoay thân bút theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su phía ngoài là một ống sắt mạ bạc có rãnh khuyết hai bên dùng bóp mạnh để lấy không khí trong ruột gà ra ngoài nhúng vào lọ mực. Chiếc ruột gà trở lại trạng thái ban đầu đồng thời mực trong lọ cũng được hút lên dầy ruột gà. Phía trong ruột gà có một ống nhựa rỗng, nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Hôm mới dùng chiếc bút lần đầu, nét chữ còn gai gai. Nhưng chỉ một tuần sau, ngòi bút lại trơn, chạy đều trên trang giấy và nét chữ trở nên mềm mại duyên dáng. Kết quả học tập của em ngày càng tiến bộ.
Em thầm cám ơn mẹ đã tặng em một món quà kì diệu! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây bút là người bạn thân thiết nhất của em.em giữ gìn cây bút rất cẩn thận. Mỗi khi làm xong việc của mình là cây bút được nằm gon trong hộp bút, ngủ một giấc ngon lành.
4. Bài văn tả chiếc bút máy số 4
Năm trước, bố mẹ em dẫn em đi siêu thị. Vừa vào siêu thị, bố em đã đến quầy đồ dùng học tập và mua ngay cho em một cây bút máy màu xanh da trời và mấy quyển sách. Em rất thích cây bút mới bố mua cho em.
Cây bút máy của em dài khoảng 12 xăng-ti-mét. Thân bút tròn, to bằng ngón tay út của người lớn, phần đuôi nhỏ hơn phần đầu một chút. Thân bút được làm bằng nhựa tổng hợp nhãn bóng, nắp bút được làm từ sắt. Thân bút được khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời in hình mấy chú gấu bông xinh xắn cùng một số họa tiết khác.
Xung quanh thân bút có in chữ “Nét hoa” màu đỏ rất nổi và sặc sỡ. Bút được bọc một lớp kim loại màu xanh. Nắp bút được phun sơn cùng màu với thân. Phần đầu có nẹp cài bằng thép không gỉ để mắc vào sách vở. Khi mở nắp ra bên trong là ngòi bút bằng sắt, màu bạc giống hình lá tre, được gắn chung với một bộ phận màu đen mà người ta gọi đó là cái lưỡi gà. Cả hai được cắm chặt vào cái quản bút màu bạc.
Ở bên trong thân bút là cái ruột bút làm bằng nhựa để bơm và chứa mực. Mỗi khi lấy mực, chỉ cần đẩy lên rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, đẩy lên là mực từ dưới lọ theo ống dẫn hút lên đầy một bụng. Chiếc bút máy này đã cùng em đi học, đi chơi. Bút giúp em học bài. Nét chữ của em càng ngày càng đẹp, vì thế, em đã được cô cho nhiều điểm tốt.
Em sẽ giữ gìn chiếc bút này cẩn thận để nét chữ của em ngày càng đẹp hơn và bút sẽ được chứng kiến nhiều thành tích học tập tốt hơn của em nữa.
5. Bài văn tả chiếc bút máy số 5
Em có một cây bút máy rất đẹp, đó là món quà em được tặng nhân dịp sinh nhật tròn tám tuổi. Chị gái mua cây bút này tại siêu thị tặng em. Em yêu quý như một người bạn thân của mình.
Trên thân bút còn có hình hai bé thơ tóc cài nơ và dòng chữ “Bút mài nét thanh nét đậm”. Dáng hình cái bút rất xinh, thon thon dài mười ba xăng-ti-mét. Cái nắp bút có cài bằng kim loại màu vàng nổi bật thêm màu xanh da trời lấp lánh. Để trên quyển vở, chiếc bút của em trông thật nổi bật.
Ngòi bút hình mũi giáo màu vàng, nằm trên chiếc lưỡi gà màu đen bằng nhựa cứng. Ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút bằng kim loại, nối liền với ruột bút là ống nhựa cứng màu đen để đựng mực. Em cũng như các bạn trong lớp đều dùng mực tím của nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em có nét thanh nét đậm, mỗi ngày một đẹp.
Chiếc bút luôn cùng em mỗi ngày tới lớp, chăm chỉ học tập để viết những bài văn hay, những bài toán đúng. Có thể ví cậu ấy giống như một bác nông dân chăm chỉ cày trên thửa ruộng của mình để thửa ruộng ấy thu về những bông hoa điểm tốt.
Em giữ gìn rất cẩn thận, cây bút máy. Viết xong bài, em dùng giấy lau sạch ngòi bút, nắp bút lại, đặt vào hộp bút. Em xem nó như người bạn thân thiết quý mến của mình thời thơ bé. Em thầm hứa và nói nhỏ với nó: “Bạn thân yêu ơi! Chúng mình nỗ lực phấn đấu giành được giải cao trong hội thi Vở sạch chữ đẹp cuối năm học nhé!”.
6. Bài văn tả chiếc bút máy số 6
Ngày mới bước sang kì hai của năm học lớp một – năm học đầu tiên của quãng đời học sinh, tôi được mẹ mua cho một cây bút máy. Sau cả một kỳ học dài, tôi mới được cầm trên tay chiếc bút máy đầu tiên.
Chiếc bút máy có nhãn hiệu “Trường Sơn” in nghiêng trên vỏ bút. Chiếc bút dài chừng 20 xăng-ti-mét, được chia làm hai phần thân bút và nắp bút. Thân bút có độ dài tương đương với chiếc bút, có ngòi bút, phần tay cầm và ruột bút. Ngòi chiếc bút máy có dạng như chiếc măng non cắt lát được làm bằng kim loại nên có màu sáng loáng.
Ngòi bút của tôi có màu vàng đồng thích mắt. Phía trên của ngòi bút được mài nhọn. Nét chữ có đẹp, viết có trơn cũng phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng, độ mài dũa của ngòi bút. Ở giữa từ đầu nhọn có một khe rãnh thẳng đứng. Khe rãnh này chính là lối ra của mực để tôi có thể viết chữ lên trang vở của mình.
Phía đằng sau của ngòi bút là phần đệm cứng màu đen. Phần đệm này để mực ra đều và bảo vệ ngòi bút khỏi bụi bẩn và cặn mực. Có thể nói, vì thuộc tính mỏng nhẹ của ngòi bút nên ngòi bút rất dễ bị hỏng. Chỉ cần ngòi bút bị rơi xuống dưới đất, cũng đủ để ngòi bút bị vẹo hoặc tõe ra làm đôi. Lúc đó, coi như chiếc bút đã không còn sử dụng được nữa.
Phần cầm bút được thiết kế trơn nhẵn. Chiếc bút của tôi được làm bằng nhựa nên khá nhẹ và êm tay. Khi tháo vỏ bút bằng nhựa ở bên ngoài ra có thể nhìn thấy phía bên trong là ruột gà. Ruột gà là bộ phận để chứa mực. Ruột gà là một cái ống làm bằng cao su rỗng. Chỉ cần thao tác bóp nhẹ vào đáy ruột gà là mực có thể tự đi lên. Đến khi đầy ruột gà mực thì thôi.
Chiếc nắp bút được thiết kế hình trụ, đầu tròn, có quai ở phía bên phải. Chiếc nắp bút được thiết kế phù hợp với gen ở thân bút để bảo quản, bảo vệ ngòi bút mỏng manh phía trong. Cả nắp bút và vỏ thân bút đều được làm bằng nhựa nhẹ, có màu xanh da trời khá đẹp mắt.
Chiếc bút đã bắt đầu đồng hành cùng tôi từ những ngày như thế. Chiếc bút máy – một đồ dùng học tập không thể thiếu của tôi. Nhờ có nó mà tôi mới có được những trang vở sạch đẹp, chữ viết ngay ngắn. “Nét chữ nết người” – tôi luôn tâm niệm điều đó và rèn chữ ngày một đẹp hơn.
7. Bài văn tả chiếc bút máy số 7
Năm nào em cũng chờ đợi ngày sinh nhật đến, vì vừa được tổ chức một bữa tiệc thêm tuổi mới, vừa sung sướng nhận được nhiều món quà ý nghĩa từ những người thân yêu trong gia đình. Năm nay, em bước sang tuổi thứ mười, cũng nhận được nhiều quà tặng, nào quần áo, sách vở…, nhưng món quà em yêu thích nhất là chiếc bút máy hiệu Kim Thành mẹ tặng.
Sau khi buổi tiệc tan, em hồi hộp mở từng món quà. Lẫn trong nhiều gói quà to là một hộp quà nhỏ nhắn, xinh xinh, thắt nơ màu tím. Em mở món quà ra và nhận được một tấm thiệp chúc mừng sinh nhật với dòng chữ quen thuộc: “Chúc con trai sinh nhật vui vẻ! Chiếc bút máy này sẽ là người bạn đồng hành cùng con chinh phục kho tàng kiến thức. Mẹ của con!”. Em rưng rưng xúc động và thấy hạnh phúc vô cùng. Em vội mở chiếc bút ra và chạy lại cảm ơn mẹ.
Chiếc bút đựng trong một chiếc hộp nhựa mới đẹp làm sao! Nó dài gần bằng một gang tay của em. Thân bút tròn, thuôn về phía sau và được làm bằng thép, mạ màu tím, có hoa văn in chìm trông rất đẹp. Nắp bút có thanh cài mạ bạc óng ánh, nắp đậy vừa khít vào thân bút.
Mở nắp thấy rõ ngòi bút màu vàng sáng loáng, đầu ngòi tròn, chắc nịch, được làm bằng thép. Ớ đầu ngòi có một chấm nhỏ gọi là hạt gạo, để giúp cho khi em viết giấy không bị rách. Bên trong thân bút là một ống nhựa đựng mực nối với ngòi giúp cho mực xuống đều. Bên trong ruột là một ống dẫn mực bé như que tăm.
Tối tối, học bài xong, em lại bơm đầy mực vào bút. Thỉnh thoảng em dùng khăn vải mềm để vệ sinh chiếc bút sạch sẽ, nên lúc nào nó cũng sáng như mới. Cây bút rất thuận lợi cho việc ghi bài giảng, làm bài tập và bài kiểm tra của em. Khi viết xong bài, em nắp bút lại và đặt chiếc bút ngay ngắn vào hộp. Nhờ nó, em viết được chữ nét thanh nét đậm rất nhanh và đều tăm tắp. Có lần, em còn được cô giáo khen chữ có nhiều tiến bộ.
Em yêu cây bút và luôn giữ gìn cẩn thận. Em thầm cảm ơn món quà của mẹ và luôn tự hứa sẽ chăm chỉ học tập để ngày càng tiến bộ như lời chúc của mẹ em.
8. Bài văn tả chiếc bút máy số 8
Em vẫn nhớ hồi lớp một, khi chúng em học sắp hết bài trong sách Tiếng Việt lớp một – tập một, cô giáo cho chúng em viết bút mực. Mẹ đã mua cho em một cây bút máy và cho đến nay, dù đã bốn năm học hơn, em vẫn dùng cây bút máy ấy.
Cây bút của em là loại bút máy của trung tâm luyện chữ đẹp Như Hảo. Cây bút làm bằng nhựa tốt, màu đen bóng, thon thon vừa bằng ngón tay giữa của em. Thân bút có khắc chữ “Trung tâm luyện chữ đẹp Như Hảo”. Nắp bút cũng màu đen, chỉ có phần dùng cài bút là thép mạ kim nhũ vàng. Bên trong bút có ngòi bút hình lá tre ló ra khỏi quản bút khoảng một xăng-ti-mét. Em vặn vỏ ngoài thân bút ra khỏi quản bút: tiếp nối với quản bút là phần nhựa trong, có ống bơm nhựa nhỏ bằng đầu đũa, vặn nhẹ ống bơm, mực sẽ hút vào ống mực. Trải qua bốn năm học, nét viết của bút vẫn đẹp và ngòi bút lướt trên giấy vẫn êm. Cây bút cần mẫn giúp em học hành. Mỗi lần ghi chép bài vở xong, em đều lau bút bằng một mảnh vải mềm rồi cất bút vào hộp ngay ngắn. Vài tuần một lần, em súc rửa bút bằng nước ấm cho bút khỏi bị nghẽn mực. Nhờ giữ gìn bút cẩn thận như thế, bút của em vẫn đẹp, xinh xắn và bền lâu. Bố mẹ em đã vất vả lo công việc sinh sống của gia đình, em phải biết giữ gìn đồ dùng của mình được bền lâu để bố mẹ đỡ tiêu tốn tiền bạc. Em phải học giỏi, rèn tính cẩn thận để làm gương cho các em. Hai anh em bảo ban nhau học tập và làm tốt mọi việc để làm bố mẹ vui lòng.
Nếu người công nhân xây nhà dùng bay để chà vôi vừa xây lên những ngôi nhà xinh xắn, những cao ốc đồ sộ thì người học sinh dùng bút và mực để xây “tòa nhà” kiến thức cho mình. “Toà nhà” đó có hữu dụng hay không chính là nhờ “vật liệu” chúng em đang tích lũy. Cây bút máy không những là dụng cụ học tập thiết yếu mà còn là người bạn thân thiết của em, là người chiến sĩ năng động trên mặt trận chiến đấu tìm kiếm khoa học, tiến bộ trong tương lai mai sau.
9. Bài văn tả chiếc bút máy số 9
Thấy cây bút của em đã cũ, mẹ mua cho em cây bút mực mới làm quà cho ngày khai giảng năm học với lời chúc: “ Mẹ chúc con học giỏi nhé!”.
Cây bút của em nằm trên miếng vải nhung đỏ đặt nằm trong một chiếc hộp đen dài. Bút dài hơn một gang tay. Thân bút tròn hơi phình ra ở giữa và thon lại ở hai đầu. Bút chia làm hai phần, phía trên là nắp và dưới là thân bút. Nắp bút hình ống làm bằng kim loại sáng có gắn một cái cái thanh dài như hình cây tăm để cài vào áo.
Thân bút làm bằng nhựa, màu đen bóng. Dọc thân bút nổi bật lên dòng chữ màu vàng: “Bút Vạn Hoa – Bút luyện viết chữ đẹp”. Mặt sau thân bút vẽ hình hai chú gấu đỏ làm cây bút của em thêm phần đẹp hơn. Để khác biệt với bút của các bạn khác, em cài vào nắp hình chú khỉ con xinh xắn đang cười.
Mở nắp ra, chiếc ngòi sáng bóng ánh vàng hình nửa lá tre, ẩn dưới nó là thanh nhựa đen để dẫn mực. Phần trong thân bút là bộ phận chứa mực, nó thon dài như giống như ống tiêm của các cô y tá trong bệnh viện và cũng làm bằng nhựa trong để có thể kiểm tra mực dễ dàng. Em cho bút dùng mực đầy và ướm thử. Em cảm thấy hơi nặng, nhưng rất vừa vặn và vui vui trong lòng.
Em dùng bút để viết bài, viết tiêu đề, tựa đề, để kẻ,… ôi bao nhiêu việc phải dùng đến bút. Em vui, bút chạy sột soạt trên giấy. Em buồn, bút nằm im. Mỗi lần hoàn thành xong việc học, đóng bút lại, em nghe bút kêu: “Cắt” lên một tiếng như thể là bút hài lòng về những gì em và bút đã đạt được trên lớp.
Đã qua nửa học kì rồi mà cây bút của em vẫn còn mới. Với em, bút như người bạn thân thiết đồng hành cùng em trong việc học tập. Em luôn cố giữ cây bút cẩn thận để dùng được bền lâu. “Cảm ơn cậu! cây bút chăm chỉ của tôi.”
10. Bài văn tả chiếc bút máy số 10
Cứ hàng năm, vào dịp sinh nhật của em, gia đình em đều có tặng một món quà để động viên em học tập. Lần sinh nhật thứ chín của em, chị Hoa tặng em một cây bút rất xinh xắn. Nó mang nhãn hiệu Hồng Hà.
Cây bút có chiều dài cỡ mười lăm phân, gần bằng gang tay em. Thân bút tròn, thuôn về phía sau và được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Nắp bút có mạ bạc óng ánh, có cái để gài cho bút khỏi rơi. Mở nắp bút ra, ngòi bút sáng loáng được làm bằng thép mạ i-nốc. Ở đầu ngòi có một chấm nhỏ gọi là hạt gạo, để giúp cho khi em viết khỏi bị gai làm rách giấy. Bên trong thân bút là một ống cao su rỗng có ống mực nối với ngòi giúp cho mực xuống đều. Toàn bộ ruột bút được bao bọc bởi ống kim loại mỏng.
Hàng ngày tới lớp, em chỉ cần bơm đầy mực vào bút, em sẽ không phải mang theo bình mực đi nữa. Cây bút rất thuận lợi cho việc ghi bài giảng, làm bài tập và bài kiểm tra của em.
Em yêu cây bút vì nó là quà tặng của người thân, kèm theo mong muốn của gia đình là mong em mỗi ngày chăm ngoan và học giỏi. Em hứa sẽ giữ gìn bút cẩn thận, không để nó bị rơi xuống đất. Mỗi khi học xong, em đều cất bút vào hộp. Giữ gìn bút được bền lâu là mong muốn của chị Hoa và của gia đình em.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học