Nghị luận về tệ nạn xã hội trong học đường
Nghị luận về bạo lực học đường
Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường – Nghị luận về tệ nạn xã hội trong học đường lớp 8, dàn ý nghị luận về tệ nạn xã hội trong học đường được Tmdl.edu.vn chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các em học sinh nắm được cách viết bài văn nghị luận về vấn đề bạo lực học đường, từ đó hiểu rõ hơn về tệ nạn xã hội trong học đường là gì để nâng cao ý thức tuyên truyền và phòng chống đẩy lùi tệ nạn bạo lực học đường.
Bạn đang xem bài: Top 13 mẫu nghị luận về vấn đề bạo lực học đường hay nhất
Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường – Nghị luận về tệ nạn xã hội trong học đường lớp 8. Đây là dạng đề bài thường gặp trong chương trình Ngữ văn. Có thể nói bạo lực học đường đang là một trong những vấn nạn hiện nay ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh. Trong bài viết này Tmdl.edu.vn xin chia sẻ dàn ý nghị luận về tệ nạn xã hội trong học đường cùng với các bài văn mẫu nghị luận về tệ nạn xã hội trong học đường hay và chi tiết giúp người đọc hiểu rõ hơn về tác hại của bạo lực học đường.
1. Dàn ý nghị luận về bạo lực học đường
a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:
– Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.
– Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.
– Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
b) Thân bài
* Thế nào là bạo lực học đường?
– Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
– Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
– Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
* Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay
– Hình thức:
Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.
Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
– Thực tế chứng minh:
Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh…
Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…
Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.
Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…
* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường
– Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
– Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
– Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
– Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
– Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
* Hậu quả của bạo lực học đường
– Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
Làm cho gia đình họ bị đau thương.
Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.
– Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.
Mọi người, xã hội chê trách.
Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.
* Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường
– Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.
– Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.
– Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.
c) Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.
– Đây là một hành vi không tốt.
– Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này?
2. Bạo lực học đường nghị luận
Giáo dục luôn là vấn đề được con người và toàn dư luận quan tâm hàng đầu. Những năm gần đây, vấn đề bạo lực học đường vẫn diễn ra vô cùng phức tạp và phổ biến gây nhức nhối và là mối quan tâm của mỗi gia đình có con em trong giai đoạn cắp sách đến trường. Bạo lực học đường là việc mỗi bạn học sinh dùng những lời nói miệt thị, thô bỉ để xúc phạm người khác; bên cạnh đó còn là việc các em dùng vũ lực để thể hiện thái độ ghét bỏ, không vừa ý của mình đối với bạn bè.
Gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải nhắc đến đó là do ý thức chủ quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực học đường.
Bên cạnh đó việc kiểm soát hành vi của các bạn học sinh cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Ngoài ra, tình trạng bạo lực học đường còn là do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Bạo lực học đường hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho người thực hiện hành vi bạo lực; gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung. Ngoài ra, nó còn gây ra những hình ảnh xấu ảnh hưởng đến tương lai của học sinh, nhà trường và gia đình. Vấn đề bạo lực học đường sau này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách của các em học sinh, khiến cho các em dễ trở thành người xấu.
Từ những hậu quả khôn lường này, mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.
3. Suy nghĩ của em về bạo lưc học đường
Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.
Chỉ cần lên Google đánh cụm từ “Học sinh đánh nhau” thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng. Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như “thích thì đánh cho nó chừa”, “nhìn đểu”.
Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải xây xát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy.
Giải pháp nào cho Bạo lực học đường? Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.
Theo bản thân tôi: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình – nhà trường – xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh “HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”. Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.
4. Nghị luận về bạo lưc học đường
Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Không những vậy, vấn đề này trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.
Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng lên mạng xã hội.
Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay, ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý, suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.
Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn giản như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu riếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.
Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ganh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.
Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở. Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh.
Vì vậy việc chỉ góp một chút công sức và ý chí của bạn, vấn nạn chung của xã hội này phần nào được giảm thiểu. Trên hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.
Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.
Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!
5. Nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn – mẫu 1
Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.
Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu quả của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này.
6. Nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn – mẫu 2
Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh , xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng , thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe.
Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.
7. Nghị luận về bạo lực học đường ngắn gọn – mẫu 3
Trường học là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, nơi bồi dưỡng cho tâm hồn giúp ta nên người. Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến toàn xã hội lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường. Nó được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Nó được biểu hiện với nhiều trạng thái khác nhau trong trường học như: bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh, mâu thuẫn, xích mích nhỏ cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Hay việc học sinh ngang bướng, cãi lời thì thầy cô dùng hình thức đòn roi, lời nói khó nghe để trừng trị.
Nguyên nhân dễ nhận thấy chính là do tự bản thân các em có suy nghĩ về cái tôi quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm vào đó mới là sự thiếu giáo dục từ gia đình, bố mẹ bỏ bê, vô trách nhiệm, hoặc chiều chuộng quá đáng. Tiếp theo là từ phía nhà trường, kỉ luật quá lỏng lẻo, không có hình thức xử phạt nghiêm khiến học sinh coi thường.
Vậy làm thế nào để loại bỏ bạo lực học đường? Việc làm này không phải của một riêng ai, mỗi cá nhân trong xã hội đều cần phải quan tâm tới sự giáo dục của con em mình. Đầu tiên cần thiết lập kỷ cương trong nhà trường, sau đó cần sự quan tâm phối hợp với các em từ phía gia đình, những người xung quanh. Thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn thì thế hệ ngày mai sẽ ra sao?
8. Nghị luận về vấn đề Bạo lực học đường chi tiết – mẫu 1
Tình bạn là tình cảm luôn được trân trọng và tôn vinh trong tình cảm con người. Thế nhưng thực tế có rất nhiều người đi ngược lại với tình cảm ấy. Nhiều học sinh khi còn ngồi trong ghế nhà trường đã xảy ra những xích mích, những sự xung đột với bạn bè của mình, làm mất đi tình bạn. Nhiều trường hợp những xung đột ấy không được chính những học sinh kiểm soát tốt và gây ra một vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội: bạo lực học đường.
Đã có cuộc điều tra khảo sát về mức độ bạo lực học đường trong các trường học trên phạm vi cả nước. Kết quả là, hiện tượng nam nữ sinh đánh nhau chiếm tới 96,7% trong đó có 44,7% xảy ra thường xuyên. Đặc biệt là số lượng nữ sinh có hành vi bạo lực học đường hơn nhiều số lượng nam sinh. Điều đó làm dấy lên quan ngại về tình trạng rối loạn môi trường giáo dục khi mà bạo lực học đường ngày càng trở nên phổ biến và lan rộng.
Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.
Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.
Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.
Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen… được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.
Bạo lực học đường gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Những nam nữ sinh có hành vi bạo lực học đường sẽ có nguy cơ cao dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật. Nếu không phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để những hành vi bạo lực học đường thì hậu quả sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài phạm vi trường học mà ra toàn xã hội, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Những hậu quả ấy có thể là những căn bệnh nguy hiểm về tâm lí, sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người gây ra bạo lực, nạn nhân và những người có liên quan. Sự nghiệp học tập, cuộc sống của họ cũng bị đảo lộn, đi theo chiều hướng tiêu cực. Có thể nói bạo lực học đường phá hủy cuộc đời của bao thanh thiếu niên khi mà đáng nhẽ tương lai tươi sáng đang chờ đón ở phía trước. Đối với xã hội, bạo lực học đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng, gây hỗn loạn xã hội và mất đoàn kết trong tập thể.
Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh nhằm tác động đến ý thức của học sinh về lối sống lành mạnh, truyền thống dân tộc, nhân cách và đạo đức tốt đẹp, ý thức chấp hành luật pháp. Sau đó, ta cần phải áp dụng các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em đặc biệt là những người có liên quan trực tiếp đến vấn nạn bạo lực học đường.
Ví dụ như xử lý học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi bạo lực học đường nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh nhận ra và sửa chữa sai lầm, trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật cần được xử lý công khai nhưng ở mức độ vừa phải để phát huy vai trò trách nhiệm của gia đình và nhà trường.
Ngoài ra ta còn có thể đưa các học sinh ấy đi trải nghiệm những khóa tu ở chùa để học được cách sống tốt, hoặc các khóa học tâm lý và kĩ năng. Mỗi bạn học sinh cần nhận thức đúng đắn về hậu quả cũng như tác hại của bạo lực học đường bởi bạo lực học đường xảy ra hay không là ở chính bản thân các em.
Nói không với bạo lực học đường là mục tiêu hàng đầu của cả nước ta. Giới trẻ là tương lai của đất nước, vì vậy tránh sự sa sút và tệ nạn trong giới trẻ là điều rất quan trọng. Tránh bạo lực học đường trong môi trường giáo dục là một biện pháp hiệu quả cần ưu tiên hàng đầu. Mỗi bạn học sinh cần ý thức được trách nhiệm và thái độ của mình trong học tập, cần rèn luyện về cả mặt thể chất lẫn đạo đức để tránh những sự cố đáng tiếc và để tương lai của các em tươi sáng hơn.
9. Nghị luận về vấn đề Bạo lực học đường chi tiết – mẫu 2
Bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong trường học hiện nay, nó gây ảnh hưởng đến tâm lý chung và sự phát triển chung của học sinh.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí đạo đức xúc phạm, trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và thật đáng buồn, đáng hổ thẹn thay khi những con người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, những con người đã và đang hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với những kiến thức sách vở, toàn là những kiến thức văn minh, văn hóa, đạo đức mà lại chỉ thích xúc phạm, lăng nhục, chà đạp lên nhân phẩm, danh dự người khác, làm tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói, đánh đập, tra tấn, hành hạ dã man làm tổn thương về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.
Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn lớn ngày càng gia tăng làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cũng theo thống kê của Bộ GDĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau… Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của các phương tiện truyền thông, phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm lan tràn trên các trang mạng xã hội đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ thực dụng, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.
Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta còn quá lỏng lẻo, chưa thực sự thiết chế nội quy chặt chẽ. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị phát hiện.
Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào. Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao… Tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn, cha mẹ cũng không nắm bắt kịp hoặc là không có thời giờ để quan tâm.
Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.
Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh mặc áo dài trắng thướt tha mà lại ngoắt một cái có thể lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau, những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đánh nhau tập thể như những tên xã hội đen thực thụ, rồi chính người trong cuộc còn tung lên mạng trong sự hả hê mà không hề biết rằng đã làm đau nhói trái tim của những bậc sinh thành và những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.
Trước hết, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào sự bế tắc khó gỡ bỏ. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường.
Đồng thời, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar… và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân vận động, câu lạc bộ thể thao, các câu lạc bộ về những môn nghệ thuật để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường.
Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lý tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lý có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp… Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.
Toàn xã hội phải cần quan tâm, cần có những biện pháp quản lí, ngăn chặn những hành động có hại đến môi trường văn hóa, xã hội. Quan tâm, nâng cao văn hóa gia đình, người lớn cần phải làm gương, ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án, loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phối hợp ba môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hội. Nhà trường cần quan tâm tổ chức thực hiện việc dạy kĩ năng sống cho học sinh một cách nghiêm túc, hiệu quả. Mỗi học sinh cần biết kiềm chế bản thân, giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương, ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả mình gây ra.
Khi có tình trạng bạo lực xảy ra trong học đường thì tất cả mọi học sinh, dù không liên quan thì cũng không nên chỉ biết đứng nhìn mà nhanh chóng báo cáo với ban giám hiệu nhà trường, báo cáo cho các cơ quan công an địa phương… để hạn chế những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho xã hội, thế nhưng chúng ta không nên đánh mất niềm tin vào con người. Hiện tượng bạo lực học đường chỉ là một mảng tối trong bức tranh của toàn xã hội hiện nay. Nhưng không vì thế chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ, cần phải có biện pháp triệt để vấn đề này, lôi những nạn nhân đang bế tắc ra nơi ánh sáng.
Cần nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học đường. Cần sống có lí tưởng, sống với trái tim đạo đức và đầy sự yêu thương, chung tay cùng với gia đình, nhà trường và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi học đường, hãy diệt trừ tận gốc mầm mống đầu tiên bằng cách răn đe và xử phạt thật nghiêm minh.
Với mục tiêu giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, vấn đề bạo lực học đường cần được thật sự chú trọng quan tâm.
10. Nghị luận về vấn đề Bạo lực học đường chi tiết – mẫu 3
Trước kia, chúng ta thường có tâm lí chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, ít xảy ra, không phổ biến. Cũng do đó, mọi người cũng không ý thức về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả nghiêm trọng của hiện tượng này. Song, thời gian gần đây, nó lại trở thành một vấn đề nóng bỏng trên các báo, các trang web. Đứng trước thực trạng này chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
Bạo lực học đường diễn ra rất nhiều ở các trường học, từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông tới cả Đại học mà nhiều nhất là ở các trường THCS và THPT trên quy mô cả nước. Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các video clip quay cảnh bạo lực của cả nữ sinh lẫn nam sinh. Dường như bạo lực học đường đã trở thành một “mốt” thời thượng của học sinh, để khẳng định vị trí của mình với mọi người, cho mọi người biết ta đây hơn người và chính vậy đã khiến bạo lực học đường diễn ra mạnh mẽ, rầm rộ hơn.
Bạo lực học đường có nhiều hình thức khác nhau. Nhẹ thì tát, đấm, túm tóc, đá, đạp, nặng hơn thì dùng dao rạch mặt, dùng giày cao gót đánh vào đầu… thậm chí còn chém đứt tay, chém ngang người, nguy hiểm đến tính mạng và tinh thần. Bạo lực học đường có thế diễn ra giữa học sinh cùng trường hay khác trường, giữa cá nhân hay một nhóm người, giữa thầy cô và học sinh… Có một sự thật không thể phủ nhận là hiện tượng bạo lực học đường ngày càng diễn ra nhiều hơn và quy mô rộng hơn. Không phải chỉ có những trường ở thành phố, thành thị mới có bạo lực học đường mà ngay cả những trường vùng ven, miền núi hay nông thôn cũng không hiếm. Không chỉ “solo” đánh tay đôi mà những hiện tượng bạo lực học đường còn có sự tham gia của các băng nhóm hội tụ các tay anh, tay chị trong trường.
Nhưng bên cạnh những trận đánh giữa các học sinh còn có một phần nhỏ những xích mích giữa giáo viên và học sinh. Học sinh xúc phạm, lăng mạ, chà đạp nhân phẩm của giáo viên cũng có mà giáo viên đánh đập, sỉ nhục, đay nghiến học sinh cũng không phải là ít. Bạo lực học đường đang diễn ra một cách mạnh mẽ, sôi động, rầm rộ ở nhiều trường học trên phạm vi cả nước với nhiều hình thức khác nhau.
Gây bạo lực học đường là tự làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội và khiến mọi người lên án, xa lánh, căm ghét. Chúng ta cần có những biện pháp gì để chống bạo lực học đường? Những người gây ra bạo lực học đường cần cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức, giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu thương và ý thức rõ ràng về hành động do bản thân thực hiện. Hiện nay xã hội nói chung và nhà trường nói riêng đều đang tìm cách để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường diễn ra. Chính vì vậy, bản thân là một học sinh chúng ta nên tránh những hành vi xấu mang tính không lành mạnh trong khu vực giảng đường, hãy cư xử như một người học sinh đúng mực.
11. Nghị luận về vấn đề Bạo lực học đường chi tiết – mẫu 4
Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.
Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.
Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang hồ”.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.
Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do “giật” mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.
Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.
Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.
Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát từ việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.
Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.
Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.
12. Nghị luận về tệ nạn xã hội trong học đường lớp 9
Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con trẻ cũng được nhiều phụ huynh quan tâm hơn trước. Tất cả trẻ em đến độ tuổi đi học đều được đến trường. Vì vậy mà trường học được coi là môi trường giáo dục tốt nhất, là nơi các em có thể tiếp thu tri thức và có những mối quan hệ bạn bè thân thiết. Tuy nhiên, hiện nay trong môi trường đó lại tồn tại một vấn nạn vô cùng nhức nhối – đó là tình trạng “bạo lực học đường” chủ yếu diễn ra ở lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Vậy thực trạng và nguyên nhân của bạo lực học đường là do đâu?
Trước hết, ta cần hiểu “Bạo lực học đường” là những hành vi thô bạo, xúc phạm đến danh dự của người khác gây tổn hại cả về tình thần và xác. Những hành vi đó thường diễn ra ở lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi.
Theo thống kê thì mỗi năm nước ta có đến hàng trăm vụ bạo lực học đường và mức độ nghiêm trọng thì ngày càng đáng báo động. Các em học sinh không chỉ dừng lại ở hành vi đánh đập, xúc phạm nhân phẩm của người bị hại mà các em còn quay lại clip up lên các trang mạng xã hội gây nên nhiều nhức nhối. Chắc hẳn chúng ta đều biết đến sự việc đau lòng khi một nữ sinh ở Hưng Yên bị nhóm bạn cùng lớp bạo hành dã man ngay tại lớp học. Rồi còn biết bao vụ bạo hành học đường khác mà chúng ta không biết đến khiến các em học sinh ngày càng sợ hãi mỗi khi đến trường. Hành vi bạo lực học đường có những dấu hiệu nghiêm trọng, nhưng đáng lo ngại nhất là thái độ thờ ơ, vô cảm từ phía nhà trường, ngành giáo dục trong cách xử lý vấn đề về bạo lực học đường.
Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Như chúng ta đã biết, lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi – lứa tuổi thay đổi tâm sinh lý và hình thành tính cách. Đây là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, bởi chúng sẽ trở nên rất nhạy cảm và bắt đầu xuất hiện cảm giác “trở thành người lớn”. Cũng chính vì điều đó mà việc thích thể hiện cái tôi đã dần hình thành trong lứa tuổi này. Khi xã hội ngày càng phát triển, bố mẹ càng trở nên bận rộn hơn với công việc, Một nguyên nhân có tác động lớn nhất đến hành vi bạo lực học đường ở các em đến từ phía gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống mưu sinh khiến các bậc phụ huynh không còn thời gian dành cho con trẻ của mình nữa. Họ đi làm từ sáng sớm đến tận tối khuya và mặc cho con cái với những chiếc Smartphone, iPad… Điều này khiến những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm và sự giáo dục từ chính bố mẹ chúng. Và một điều hết sức quan trọng là sự ảnh hưởng của các trang mạng xã hội, vì các em trong độ tuổi mới lớn sẽ rất tò mò với những điều thú vị mà mạng xã hội lại đáp ứng được điều đó. Tuy nhiên có những em hiếu động và do không được giáo dục, uốn nắn từ nhỏ nên các em có những hành vi ngang bướng và sẵn sàng xúc phạm người khác khi các em thích. Một góc khuất nữa đến từ sự quản lý của nhà trường, có những thầy cô thờ ơ, thậm chí vô cảm trước những hành vi ngang ngược của học sinh. Rồi đến khi sự việc đi quá xa và để lại những tổn hại nghiêm trọng đến những học sinh bị bạo lực học đường thì lúc đó họ mới nhận trách nhiệm về mình. Nhưng khi đó là quá muộn cho những vết thương không thể lành trên những cơ thể yếu ớt của các nạn nhân…
Hậu quả của bạo lực học đường đã quá rõ ràng. Các nạn nhân là các em học sinh sẽ phải mang trên mình những vết thương về thể xác nhưng vết thương ấy sẽ lành. Còn những khủng hoảng trầm trọng về tinh thần và nỗi ám ảnh sẽ theo các em cả cuộc đời và ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em. Như chúng ta cũng đã thấy hậu quả để lại sau vụ bạo hành của nhóm học sinh lớp 9 ở Hưng Yên. Các em chỉ mới là học sinh trung học, rồi tương lai của những em bị bạo hành và cả những em có hành vi đó sẽ đi về đâu…
Cuối cùng, ai mới phải là người chịu trách nhiệm và phải ngăn chặn chuyện này? Có quá nhiều câu hỏi, quá nhiều sự quan tâm mỗi khi vấn đề này được nhắc tới, được đem ra bàn luận, và có lẽ nó sẽ không bao giờ hết“nóng hổi” trong cuộc sống ngày nay. Vậy liệu rằng có biện pháp nào có thể ngăn chặn được việc này? Trước hết là từ phía gia đình, các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian cho can cái hơn để tâm sự cùng con và chia sẻ cho các con những tình cảm yêu thương nhất. Hạn chế cho các con tiếp xúc với các trang mạng xã hội quá sớm và có thái độ thật nghiêm khắc để các con không được có hành vi xúc phạm người khác. Tiếp đó là trách nhiệm từ phía nhà trường, có thể nói thời gian các con ở trường nhiều hơn là ở nhà với bố mẹ, vì vậy các thầy cô ngoài việc giảng dạy thì cần thiết phải chú ý đến các hành vi của các em học sinh hơn nữa. Nếu không phát hiện sớm hoặc thờ ơ thì hậu quả để lại sẽ vô cùng lớn. Thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa tuyên truyền cho các bạn học sinh về bạo lực học đường và những nguy hại của nó đến cuộc sống của những nạn nhân bị bạo lực học đường.
Chúng ta đều biết rõ những nguy hại của bạo lực học đường. Vậy thì ngay từ giây phút này hãy chung tay để bảo vệ chính cuộc sống của con em mình. Có như vậy mới có thể giảm lùi những tác hại do bạo lực học đường gây ra.
13. Nghị luận về bạo lực học đường lớp 8
Bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Đó là những hành động xấu và thiếu văn hóa của một số bạn trẻ. Họ đánh nhau thay vì dùng lời nói, họ sẳn sàng lăn xả vào nhau vì những lí do hết sức nhỏ bé. Đây là một hiện tượng xấu, mang lại nhiều tác hại tiêu cực cho người bị bạo lực và gia đình họ. Vấn đề bạo lực học đường là vấn đề lớn của cả xã hội nên tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm trong việc này.
Bạo lực học đường là những hành động xấu, tác động đến thể chất và tâm lý của người bị hại. Đó có thể là sự đánh đập, hành hạ thân thể hay đe dọa, xúc phạm về tinh thần. Có thể vì những hiềm khích nhỏ trong cuộc sống hay học tập, các bạn học sinh sẳn sàng đánh nhau. Một người đánh một người, nhiều người đánh một người rồi nhiều người đánh nhiều người. Tất cả đôi khi chỉ vì những lý do hết sức nhỏ nhặt. Hoặc họ đe dọa nhau về mặt tinh thần, xúc phạm nhân cách người khác. Hiện nay, bạn bạo lực học đường ngày càng có chiều hướng gia tăng và mức độ nguy hiểm hơn. Dù ở khía cạnh nào đi nữa thì nạn bạo lực học đường cũng gây ra những tác hại vô cùng to lớn.
Trước hết, những người bị bạ hành bị những đau đớn về thể xác. Nặng hơn, họ có thể vĩnh viễn không quay trở lại trường học được nữa. Nhưng nỗi đau thể xác không thể sánh bằng những nỗi đau về tinh thần. Người bị bạo hành sẽ có cảm giác bất an, tinh thần bất ổn và hay mắc chứng lo sợ. Thậm chí nhiều người còn bị trầm cảm kéo dài. Gia đình của những người bị bạo lực gia đình cũng đau buồn không kém. Họ đau buồn về những gì mà con em mình phải chịu đựng. Trong khi đó, những học sinh gây ra bạo lực đôi khi lại càng hung hăng hơn. Dần dần, họ trở thành những con người xấu. Và sau này, khi lớn lên, liệu họ có tấm lòng lương thiện hay lại thích động tay động chân như vậy?!
Nạn bạo lực học đường được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính là do bản thân các bạn học sinh. Chính những suy nghĩ và hành động chưa “lớn” của mình đã tạo nên những sự nhức nhối cho xã hội. Ngoài ra, sự thiếu quan tâm của cha mẹ cũng là một yếu tố khiến các bạn trở nên lêu lỏng. Hãy ảnh hưởng xấu của xã hội cũng không thể phủ nhận được. Nhiều phim ảnh mang tính bạo lực được lan truyền trên nhiều phương tiện mà thiếu sự kiểm soát. Điều đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý và hành động tiêu cực của các bạn trẻ.
Hơn ai hết, gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên. Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn. Bên cạnh đó, vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng. Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng. Riêng bản thân các bạn học sinh, cần nói không với bạo lực học đường. Không tham gia đánh nhau hoặc tổ chức đánh nhau mà hãy tập trung học và vui chơi lành mạnh.
Nạn bạo lực học đường đang là vấn nạn lớn của cả xã hội và ngày càng phức tạp. Nói như vậy không phải là không thể ngăn chặn được nạn bạo lực này. Mỗi người trong chúng ta cần phải hành động và làm những gì để góp phần hạn chế và tiến đến xóa bỏ nạn bạo lực học đường. Gia đình, nhà trường cần giáo dục tốt và tạo môi trường học tập thân thiện, lành mạnh để các bạn học sinh học tập. Hãy nói và chia sẻ với nhau nhiều hơn thay vì dùng hành động. Hãy yêu thương lẫn nhau và đừng làm tổn thương nhau. Và hãy để nạn bạo lực học đường chỉ còn là quá khứ!
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học