Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ Sang thu
Nghị luận xã hội bài thơ Sang thu
Nghị luận về bài thơ Sang thu sẽ là tài liệu học tập bổ ích để các bạn học sinh hiểu rõ hơn về dạng văn nghị luận, đặc biệt là nghị luận văn học về tác phẩm Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Bạn đang xem bài: Top 2 mẫu nghị luận về bài thơ Sang thu hay chọn lọc
1. Dàn ý Nghị luận về bài Sang thu
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Khổ thơ đầu
Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên.
Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.
Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.
Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.
Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.
b. Khổ thơ thứ hai
Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.
Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim mang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến.
Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu.
Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã.
→ Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.
c. Khổ thơ cuối
Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa.
Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.
2. Nghị luận về bài thơ Sang thu
Khi những cơn gió heo may bắt đầu lả lướt trên những cành cao, khi giọt nắng vàng ươm rơi rớt qua từng kẽ lá, khi cỏ hoa rủ nhau khoe sắc một khung trời là ta biết thời tiết đã sang thu. Thu về mang bao mật ngọt cho đời, thu khiến đất trời chao đảo mông lung trong những hoài niệm đong đầy và trong cả những cảm xúc chẳng thể gọi thành tên. Mùa thu luôn là đề tài khiến các thi nhân phải động lòng yêu thương. Bài thơ Sang Thu được sáng tác năm 1977 của Hữu Thỉnh đã lột tả trọn vẹn cái chất thu trầm ngâm, sâu lắng cùng sự chuyển đổi mượt mà của đất trời và của lòng người.
Mùa thu là đề tài khiến thi nhân phải động lòng thương yêu. Bởi đó là mùa của những gì nhẹ nhàng và em dịu nhất, mùa của những rung động sâu sắc. Thu se lạnh, man mác buồn gợi ra bao suy tư. Bài thơ Sang Thu được sáng tác năm 1977 của Hữu Thỉnh đã lột tả trọn vẹn cái chất thu trầm ngâm, sâu lắng cùng sự chuyển đổi mượt mà của đất trời và của lòng người.
Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh, từng được nhiều người ưa thích. Bài thơ gồm có ba khổ thơ; mỗi khổ thơ bốn câu là một nét thu đẹp êm đềm của đất trời, tạo vật trong buổi đầu thu – thu mới về, thu chợt đến. “Sang thu” thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Cụm từ “bỗng nhận ra” giống như một ngạc nhiên, thú vị khi phát hiện ra điều gì đó mới mẻ. Đây là cụm từ diễn tả trạng thái ngỡ ngàng của tác giả khi hương ổi chín vô tình xộc vào khóe mũi ông, ông bất giác nhận ra mùa thu đã chạm ngõ từ bao giờ. Dấu hiệu gợi báo mùa thu đến của Hữu Thỉnh không phải là cơn gió nồng nàn mùi hoa sữa, cũng không “Đây mùa thu tới, mùa thu tới / Với áo mơ phai dệt lá vàng” của Xuân Diệu. Mà là những hình ảnh vô cùng đơn sơ, mộc mạc của quê hương. Cái hương ổi chím đượm đã “phả”, bốc ra, tỏa ra mãnh mẽ vào cơn gió se. Mùa thu vốn là mùa của trái ngọt, hoa thơm và giữa muôn ngàn sắc hương, Hữu Thỉnh vẫn nhận ra trong gió hương thơm giản dị của từng quả ổi xanh, giòn rụm, phải yêu lắm xứ sở, làng quê, yêu lắm cái nơi mình đã “chôn rau cắt rốn” thì ông mới có thể nhận ra chuyển biến dù là rất nhỏ của cảnh sắc quê hương và đối đãi với nó bằng tất cả tình thương yêu, trân trọng. Hương ổi của làng quê đồng bằng Bắc bộ, mùi hương thấm đẫm bao kỉ niệm tuổi ấu thơ cùng tình yêu quê hương đã hòa quyện trong cốt cách, tâm hồn của người thi sĩ ấy. “Sương chùng chình qua ngõ… thu đã về”, hai câu thơ sau rất duyên, rất tinh tế nhưng cũng rất sâu sắc đã gợi lên sự mơ hồ của giây phút chuyển mùa. Hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” khiến người đọc tưởng tượng ra khung cảnh sương đang ngập ngừng giăng mắc ở đầu ngõ. Và khi tác giả trông thấy từng làn sương trắng mờ ảo đi ngang qua ngõ mà có vẻ chậm chạp như đôi phần luyến tiếc, ông đã phải thốt lên: “Hình như thu đã về”. Các từ ngữ “bỗng” và “hình như” làm tăng thêm cảm giác bâng khuâng, xao xuyến rất đúng với tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh mùa thu. Chữ “se” vần với chữ “về” (vần chân, vần bằng, vần cách) đã góp phần tạo nên sự phong phú về vần điệu và nhạc điệu, làm cho giọng thơ thêm nhẹ nhàng, mênh mông và gợi cảm.
Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu” được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai tiếp theo:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Nhà thơ đã cảm nhận mùa thu bằng tất cả giác quan. Từ “xúc giác” để cảm nhận cơn gió nhẹ, thoáng hơi sương thổi lướt qua da thịt, đến “khứu giác” để nhận ra mùi ổi chín thơm lừng, nồng đượm yêu thương và rồi Hữu Thỉnh đã dùng đến thị giác của mình, đôi mắt ông trìu mến quan sát dòng sông, đàn chim sải cách và thậm chí là mây, cả một vùng trời, một khung cảnh bao la của sắc thu dịu dàng, quyến rũ như được thu gọn trong tầm mắt ông. ông mùa thu trên miền Bắc nước ta nước trong xanh, êm đềm trôi ông nước đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi như cố tình chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ. Còn chim bay “vội vã”, đó là những đàn cu ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đối mùa, tránh rét, từ phương Bắc xa xôi bay về phương Nam. Trong số đàn chim bay “vội vã” ấy phải chăng có những đàn ngỗng trời mà nhà thơ Nguyễn Khuyến đã nói tới trong “Thu vịnh”:
“Một tiếng trên không ngỗng nước nào?”
Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị. Để miêu tả áng mây trắng trong trên nền trời cao thăm thẳm, Hữu Thỉnh đã không dùng những từ ngữ như: lang thang, lơ lửng, bồng bềnh, nhẹ trôi,… mà lại dùng chữ “vắt”. Mỗi nhà thơ đều mang vào trong tác phẩm của mình cũng câu từ rất riêng, khó lẫn vào đau được, và ở Hữu Thỉnh, cái chất riêng biệt đó chính là “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”.. Dường như mùa hạ vẫn còn bâng khuâng luyến tiếc thì thu đã đến tự bao giờ, sự chuyển mình của bốn mùa, trời đất được tác giả phát hiện và miêu tả vô cùng ấn tượng, từ “vắt” khiến người đọc liên tưởng mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo. Quả là một hình ảnh bất ngờ, độc đáo nhưng cũng không kém phần sâu lắng – “một nửa” của đám mây vẫn còn luyến tiếc mùa hạ, là một nửa ký ức, quá khứ đã ngủ yên, và “một nửa” còn lại đang dần chuyển sang mùa thu, sẵn sàng chào đón những biến chuyển mới mẻ của đất trời, cuộc sống.
Vẫn còn bao nhiêu nắng,
Đã vơ dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Ấn tượng về cái ào ạt, mạnh mẽ của những cơn mưa mùa hạ vẫn còn đó, nhưng nỗi bâng khuâng, xao xuyến trước vẻ dịu dàng, êm mát của mùa thu đã len nhẹ vào tâm hồn từ lúc nào. Nắng cuối hạ đã bớt nồng nàn, rực rỡ và những cơn mưa xối xả cũng đã thưa dần. Từ hiện tượng thiên nhiên ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. ở hai câu thơ cuối: “Sấm… hàng cây đứng tuổi”. Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Mùa thu của thiên nhiên, hay “mùa thu” của con người? Nhìn chuyển biến của sự vật khi sang thu mà Hữu Thỉnh nhận ra rằng mình đã đứng tuổi. Có lẽ “mùa thu” của đời người là sự khép lại của những năm tháng tuổi trẻ đầy sôi nổi, tràn trề nhiệt huyết để mở ra một giai đoạn mới, một mùa mới trong tâm hồn con người với những gì nhẹ nhàng, tĩnh lặng và trầm lắng hơn. Hai hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Hai câu thơ cuối mang 2 tầng ý nghĩa, tầng ý nghĩa thứ nhất là tả thực hiện tượng thiên nhiên – lúc sang thu, tiếng sấm dữ dội và những cơn mưa giông cũng bớt đi, hàng cây không còn bị rung giật vì những tiếng sấm bất ngờ nữa; còn tầng ý nghĩa thứ 2, “sấm” tượng trưng cho những phong ba, bão táp, biến động của cuộc đời, còn “hàng cây đứng tuổi” là ẩn dụ của lớp người đã từng trải, được tôi luyện qua nhiều gian khổ khó khăn. Phải chăng con người càng sống lâu, càng chiêm nghiệm được nhiều điều thì biến cố, thay đổi của cuộc đời cũng không còn là gì đáng ngại?
Mùa thu thường không rạo rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như mùa hạ, hay lạnh lẽ, thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng và đi rất lặng lẽ. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa. Cả bài thơ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. 12 câu thơ, câu nào cũng đẹp, cũng hay Hữu Thỉnh đã thể hiện cảm xúc, trạng thái rất thành công bằng những từ ngữ: “bỗng”, “phả”, “hình như”, “dềnh dàng”, “vội vã”, “vắt”,… khiến cho bài thơ của ông sống động, ngập tràn sự sống cùng bao cảm xúc ngượng ngùng, bâng khuâng khi thu tới.
Bằng cảm nhận tinh tế và cách dùng từ tự nhiên chân thật, cùng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ đặc sắc, Hữu Thỉnh đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa thu ở nông thôn Bắc bộ một cách rất có hồn. Ông đã ghi lại dấu ấn riêng của mình vào kho tàng thơ ca phong phú của Việt Nam, dẫu năm tháng có qua đi nhưng vẻ đẹp của Sang Thu vẫn sẽ luôn làm rung động tâm hồn bao bạn đọc.
3. Nghị luận bài thơ “Sang thu”
Khi những cơn gió heo may bắt đầu lả lướt trên những cành cao, khi giọt nắng vàng ươm rơi rớt qua từng kẽ lá, khi cỏ hoa rủ nhau khoe sắc một khung trời là ta biết thời tiết đã sang thu. Thu về mang bao mật ngọt cho đời, thu khiến đất trời chao đảo mông lung trong những hoài niệm đong đầy và trong cả những cảm xúc chẳng thể gọi thành tên. Mùa thu luôn là đề tài khiến các thi nhân phải động lòng yêu thương. Bài thơ Sang Thu được sáng tác năm 1977 của Hữu Thỉnh đã lột tả trọn vẹn cái chất thu trầm ngâm, sâu lắng cùng sự chuyển đổi mượt mà của đất trời và của lòng người.
Thu se lạnh, man mác buồn gợi ra bao suy tư. Bài thơ Sang Thu được sáng tác năm 1977 của Hữu Thỉnh đã lột tả trọn vẹn cái chất thu trầm ngâm, sâu lắng cùng sự chuyển đổi mượt mà của đất trời và của lòng người. Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của, từng được nhiều người ưa thích.
Dấu hiệu gợi báo mùa thu đến của Hữu Thỉnh không phải là con gió nồng nàn mùi hoa sữa, cũng không “Đây mùa thu tới, mùa thu tới / Với áo mơ phai dệt lá vàng” của Xuân Diệu. Mà là những hình ảnh vô cùng đơn sơ, mộc mạc của quê hương. Cái hương ổi chím đượm đã “phả”, bốc ra, tỏa ra mãnh mẽ vào cơn gió se. Mùa thu vốn là mùa của trái ngọt, hoa thơm và giữa muôn ngàn sắc hương, Hữu Thỉnh vẫn nhận ra trong gió hương thơm giản dị của từng quả ổi xanh, giòn rụm, phải yêu lắm xứ sở, làng quê, yêu lắm cái nơi mình đã “chôn rau cắt rốn” thì ông mới có thể nhận ra chuyển biến dù là rất nhỏ của cảnh sắc quê hương và đối đãi với nó bằng tất cả tình thương yêu, trân trọng. Hương ổi của làng quê đồng bằng Bắc bộ, mùi hương thấm đẫm bao kỷ niệm tuổi ấu thơ cùng tình yêu quê hương đã hòa quyện trong cốt cách, tâm hồn của người thi sĩ ấy. Và khi tác giả trông thấy từng làn sương trắng mờ ảo đi ngang qua ngõ mà có vẻ chậm chạp như đôi phần luyến tiếc, ông đã phải thốt lên: ”Hình như thu đã về”.
Từ “xúc giác” để cảm nhận cơn gió nhẹ, thoáng hơi sương thổi lướt qua da thịt, đến “khứu giác” để nhận ra mùi ổi chín thơm lừng, nồng đượm yêu thương và rồi Hữu Thỉnh đã dùng đến thị giác của mình, đôi mắt ông trìu mến quan sát dòng sông, đàn chim sải cách và thậm chí là mây, cả một vùng trời, một khung cảnh bao la của sắc thu dịu dàng, quyến rũ như được thu gọn trong tầm mắt ông. Mỗi nhà thơ đều mang vào trong tác phẩm của mình cũng câu từ rất riêng, khó lẫn vào đau được, và ở Hữu Thỉnh, cái chất riêng biệt đó chính là “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”.. Dường như mùa hạ vẫn còn bâng khuâng luyến tiếc thì thu đã đến tự bao giờ, sự chuyển mình của bốn mùa, trời đất được tác giả phát hiện và miêu tả vô cùng ấn tượng, từ “vắt” khiến người đọc liên tưởng mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống. Câu thơ tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và cách chọn từ và dùng từ rất sáng tạo. Quả là một hình ảnh bất ngờ, độc đáo nhưng cũng không kém phần sâu lắng – “một nửa” của đám mây vẫn còn luyến tiếc mùa hạ, là một nửa ký ức, quá khứ đã ngủ yên, và “một nửa” còn lại đang dần chuyển sang mùa thu, sẵn sàng chào đón những biến chuyển mới mẻ của đất trời, cuộc sống.
Vẫn còn bao nhiêu nắng,
Đã vơ dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Ấn tượng về cái ào ạt, mạnh mẽ của những cơn mưa mùa hạ vẫn còn đó, nhưng nỗi bâng khuâng, xao xuyến trước vẻ dịu dàng, êm mát của mùa thu đã len nhẹ vào tâm hồn từ lúc nào. Nắng cuối hạ đã bớt nồng nàn, rực rỡ và những cơn mưa xối xả cũng đã thưa dần. Từ hiện tượng thiên nhiên ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. ở hai câu thơ cuối: “Sấm… hàng cây đứng tuổi”. Nhìn chuyển biến của sự vật khi sang thu mà Hữu Thỉnh nhận ra rằng mình đã đứng tuổi. Có lẽ “mùa thu” của đời người là sự khép lại của những năm tháng tuổi trẻ đầy sôi nổi, tràn trề nhiệt huyết để mở ra một giai đoạn mới, một mùa mới trong tâm hồn con người với những gì nhẹ nhàng, tĩnh lặng và trầm lắng hơn.
Hai câu thơ cuối mang 2 tầng ý nghĩa, tầng ý nghĩa thứ nhất là tả thực hiện tượng thiên nhiên – lúc sang thu, tiếng sấm dữ dội và những cơn mưa giông cũng bớt đi, hàng cây không còn bị rung giật vì những tiếng sấm bất ngờ nữa; còn tầng ý nghĩa thứ 2, “sấm” tượng trưng cho những phong ba, bão táp, biến động của cuộc đời, còn “hàng cây đứng tuổi” là ẩn dụ của lớp người đã từng trải, được tôi luyện qua nhiều gian khổ khó khăn. Phải chăng con người càng sống lâu, càng chiêm nghiệm được nhiều điều thì biến cố, thay đổi của cuộc đời cũng không còn là gì đáng ngại?
12 câu thơ, câu nào cũng đẹp, cũng hay Hữu Thỉnh đã thể hiện cảm xúc, trạng thái rất thành công bằng những từ ngữ: “bỗng”,” phả”, “hình như”, “dềnh dàng”, “vội vã”, “vắt”,… khiến cho bài thơ của ông sống động, ngập tràn sự sống cùng bao cảm xúc ngượng ngùng, bâng khuâng khi thu tới. Ông đã ghi lại dấu ấn riêng của mình vào kho tàng thơ ca phong phú của Việt Nam, dẫu năm tháng có qua đi nhưng vẻ đẹp của Sang Thu vẫn sẽ luôn làm rung động tâm hồn bao bạn đọc.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Văn học – Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học