Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ Những đường Việt Bắc của ta
Bài thơ Việt Bắc là một trong những tác phẩm đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Thông qua đoạn thơ: Những đường Việt Bắc của ta… Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng. Tác giả đã tái hiện lại bức tranh Việt Bắc một cách sống động và hùng vĩ. Trong bài viết này Tmdl.edu.vn xin chia sẻ một số bài văn mẫu cảm nhận Những đường Việt Bắc của ta hay chọn lọc sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh.
1. Dàn ý cảm nhận Những đường Việt Bắc của ta
Mở bài:
Bạn đang xem bài: Top 3 bài cảm nhận Những đường Việt Bắc của ta siêu hay
– Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ “ Việt Bắc “
Thân bài:
– Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
– Khái quát các đoạn thơ trước và dẫn ra nội dung của đoạn thơ cần phân tích.
Cảm nhận đoạn thơ :
+ Hai câu đầu : Các từ láy “ rầm rập “ diễn tả hình ảnh đoàn quân từ mọi miền đổ về VIệt Bắc rất nhộn nhịp, tươi vui.
+Hai câu sau : Các từ láy “ điệp điệp, trùng trùng” diễn tả khí thế hừng hực, tinh thần sôi nổi, mạnh mẽ của đoàn quân ra trận.
Ánh sao : là hình ảnh ngôi sao trên mũ của người lính , cũng là ngôi sao đêm trên bầu trời, cho thấy sự lãng mạn cũng như niềm tin của người lính vào tương lai tươi sáng của dân tộc
+ Hai câu tiếp : Diễn tả từng đoàn dân quân cứ lần lượt nối đuôi nhau ra trận thành hàng dài , tạo nên một sự mạnh mẽ, rắn giỏi.
+ Hai câu cuối : Niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền tổ quốc
– Về nghệ thuật : Đoạn thơ sử dụng nhiều từ láy kết hợp với nhiều từ tượng thanh và tượng hình làm nổi bật hình ảnh đoàn quân ra trận đầy sôi nổi, qua đấy toát lên sức mạnh và tinh thần dân tộc.
Kết bài:
– Khẳng định giá trị bài thơ
– Suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa mà bài thơ mang lại.
2. Nêu cảm nhận về đoạn thơ Những đường Việt Bắc của ta
Tố Hữu được xem là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Việt Bắc được xem là đỉnh cao của thơ ca cách mạng kháng chiến. Bài thơ là khúc hùng ca và cũng là khúc hùng ca về kháng chiến và con người kháng chiến. Tiêu biểu trong bài thơ là đoạn thơ miêu tả cảnh Việt Bắc ra trận trong không khí đầy tươi vui, rộn ràng, hừng hực khí thế.
Bài thơ được Tố Hữu viết vào tháng 10 năm 1954 sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi và miền Bắc được giải phóng. Trong hoàn cảnh ấy Tố Hữu đã viết nên khúc ca về con người và cuộc kháng chiến gian khổ ấy. Đoạn thơ thể hiện rõ điều đó nhất chính là đoạn:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Như chúng ta đã biết Việt Bắc được xem là quê hương của cách mạng và đã trở thành địa danh, hình ảnh quen thuộc trong thơ ca. Đoạn thơ trên đã hai lần nhắc đến cái tên Việt Bắc quen thuộc ấy như để nhắc nhở chúng ta về cội nguồn của cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp không chỉ những người lính mới tham gia vào cuộc chiến mà còn có những tầng lớn nhân dân khác. Chính bởi đó là một cuộc chiến mang tính chất toàn dân, toàn diện. Trong nó nổi bật nhất có lẽ chính là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Họ trải qua biết bao hi sinh, gian khổ nhưng vẫn thể hiện được sự kiên cường, bất khuất và sự hùng tráng, tinh thần lạc quan, yêu đời.
Hình ảnh về đoàn quân ấy được thể hiện rõ nét nhất trong hai câu thơ đầu:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
Trong hai câu thơ trên đặc biệt chú ý đến việc sử dụng hai từ láy “điệp điệp, trùng trùng” để diễn tả sự đông đảo của quân ta. Đồng thời nó còn thể hiện sức mạnh đoàn kết và khí thế hào hùng ngất trời của quân ta. Đặc biệt ở câu thớ thứ hai của đoạn càng tô thêm vẻ đẹp của người lính, một vẻ đẹp mang theo sự lãng mạn lại vừa có tính hiện thực. “Ánh sao đầu súng” khiến cho người đọc liên tưởng đến khung cảnh của những cuộc hành quân vào ban đêm khi sao trời đã sáng tô điểm cho bầu trời đêm. Những ngôi sao như được gắn trên mũ nan của các anh chiến sĩ, nó giống như lý tưởng ngời sáng, soi đường dẫn lỗi cho bước chân của họ.
Ngoài những anh bộ đội cụ Hồ thì những người dân công cũng góp công không nhỏ vào cuộc chiến đấu của dân tộc:
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay”
Cách nói cường điệu, phóng đại của nhà thơ đã làm nổi bật lên sức mạnh của nhân dân và khẳng định ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù. Người nông dân họ không chỉ là lực lượng lao động của đất nước mà còn là lực lượng nòng cốt trong chiến đấu. Trong thời bình họ ở sau lũy tre làng, họ vương mồ hôi trên đồng ruộng. Nhưng khi đất nước gặp lâm nguy thì họ bất chấp, hi sinh gian khổ để đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Hình ảnh “chân nát đá” và “muôn tàn lửa bay” chính là những nét phác họa chân thực nhất và diễn ra trong hoàn cảnh:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
Có thể khẳng định một điều rằng chính sự đoàn kết của dân tộc đã làm nên những chiến thắng vẻ vang:
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Điệp từ “vui” cùng phép liệt kê đã khiến cho câu văn trở nên dồn dập khi kể về những chiến thắng của quân ta. Đó là chiến thắng không chỉ của nhân dân miền Bắc mà là của cả đất nước. Chính vì thế đó không chỉ là tin vui từ Nam chí Bắc mà còn là tin vui đối với tất cả dân tộc Việt Nam trong lúc bấy giờ.
Bài thơ ” Việt Bắc “được viết bằng thể thơ lục bát của dân tộc . Đoạn thơ có sự xen kẽ giữa chất trữ tình lãng mạn với tính hiện thực khiến cho người đọc, người nghe có thể hình dung được không khí của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đoạn thơ trên được viết với giọng điệu sôi nổi, thể hiện không không khí hào hùng, niềm tin, niềm lạc quan cách mạng. Đoạn thơ còn thể hiện ý chí chiến đấu, không khuất phục trước kẻ thù. Đồng thời đây giống như việc tái hiện một trang sử vẻ vang của dân tộc, giống như một đoạn sử thi hào hùng của dân tộc.
3. Cảm nhận Những đường Việt Bắc của ta – mẫu 1
Nhà văn Tố Hữu, lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam, đã từng chia sẻ: Tôi phải lòng đất nước và nhân dân mình và cũng đá nói nhiều về đất nước và nhân dân mình như người đàn bà mình yêu. Có thể nói, thơ Tố Hữu là bản tình ca về đất nước và con người Việt Nam. Trong số những bản tình ca ấy, ta không thể không nói kể tới “Việt Bắc” – đỉnh cao của Tố Hữu, là tác phẩm xuất sắc trong văn học kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc không chỉ là bản tình ca sâu sắc mặn nồng giữa kẻ ở người đi mà còn là khúc hùng ca về những người anh hùng dân tộc. Bên cạnh những vần thơ trữ tình ngọt ngào, ta còn bắt gặp những vần thơ tràn đầy khí thế chiến thắng của quân và dân ta:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui thắng trận trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.
Ngay ở câu thơ đầu tiên mở đầu đoạn thơ, tác giả đã nêu lên cái nhìn khái quát chung cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đây là một cuộc chiến tranh sáng ngời chính nghĩa hợp với ý trời lòng dân. Cho nên lực lượng của ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh không ngừng. Từ một đội quân chỉ có ba mươi tư người xuất phát từ cây đa Tân Trào hôm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi: Thu Đông, Sông Lô, Biên Giới… Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thê và lực. Đoạn thơ “Những đường Việt Bắc của ta…Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng” tập trung tái hiện lại không khí hào hùng của cuộc kháng chiến lúc quân và dân ta đang dành được lợi thế.
Trong 8 câu thơ đầu, nhà thơ đã tái hiện lại một cách chân thực hình ảnh đêm Việt Bắc trong mùa chiến dịch:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Câu thơ Những đường Việt Bắc của ta vang lên khỏe khoắn, hùng tráng, chứa chan niềm tự hào kiêu hãnh. Trăng ngả, trăng đường hướng về Việt Bắc, trăm nẻo đường từ Việt Bắc tỏa đi muôn nơi đều là “của ta”: Hai tiếng của ta giản dị mà vô cùng thiêng liêng. Chúng thể hiện rõ ý thức làm chủ của người kháng chiến đất nước mình cũng như niềm tự hào về sự bất khả xâm phạm của vùng căn cứ. Có sống trong những ngày kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ khó khăn, ta mới thấm thía niềm tự hào kiêu hãnh chống Pháp gian khổ khó khăn. Sau bao ngà tháng trong tình thế ngặt nghèo, phải phòng thủ ta đã vươn lên dành thế chủ động trong mọi mặt trận. Những con đường từng bị giặc chiếm đóng nay đã là của ta. Hình ảnh thơ Đêm đêm rầm rập như là đất rung đặc tả sự lớn mạnh nhanh chóng, vượt bậc và khí thế ra trận hào húng, ngất trời của đoàn quân và dân ta. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn thời điểm ban đêm. Trong cuộc sống, đêm là lúc yên bình, tĩnh mịch, vạn vật đã chìm vào giấc ngủ say nông nhưng trong kháng chiến, đêm thường là điểm khởi đầu của những hoạt động, chiến dịch chuẩn bị cho ngày mai thắng lợi. Trong màn đêm bao la bao phủ, trùm khắm, đoàn quân của ta ra trận rầm rập như vũ bão khiến đất rung, trời lờ. Với những từ láy rắn rỏi, hình ảnh so sánh, phóng đại, nhịp thơ đanh, chắc kết hợp với những phụ âm rung, câu thơ bật lên âm hưởng khỏe khoắn hùng tráng góp phần tái hiện sống động cuộc diễu binh hùng vĩ. Có thể nói, tinh thần chiến đấu quả cảm, khí thế ra trận hào hùng của cha ông trong suốit bồn nghìn năm dựng nước, giữ nước đã sống dậy trong ngày tháng ra trận.
Khổ thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca, mang dáng vẻ của một sử thi hiện đại. Chỉ một vài nét phác hoạ khung cảnh hùng tráng của cuộc kháng chiến ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho người độc thấy khí thế hào hùng, mạnh mẽ của khối đoàn kết toàn dân toàn diện, của sự hoà quyện, gắn bó giữa thiên nhiên với con người – tất cả tạo thành hình đất nước đứng lên chiến đấu vì độc lập tự do, vì hạnh phúc, tương lai của dân tộc. Bức tranh hoành tráng trước hết được thể hiện ở không gian rộng lớn, những nẻo đường chiến khu Việt Bắc giờ đây là của ta. Đêm đêm những bước chân hành quaan rầm rập, làm rung chuyển của đất trời, bước chân của những con người khổng lồ đội trời đạp đất, làm nên những kì tích anh hùng. Nổi bật lên là hình ảnh quân đội nhân dân Việt Nam, ý thơ phô trương sức mạnh hùng hậu: Quân đi điệp điệp trùng trùng/Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan, chỉ với hai câu mà tạc được bức phù điêu điệp trùng, hùng vĩ của Việt Bắc kháng chiến. Càng đẹp đẽ và sống động hơn là hình ảnh ánh sao đầu úng lấp lánh dười trời đêm, khiến người đọc nhớ đến “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Những câu thơ giàu chất tạo hình, vừa hiện thực, vừa lãng mạn gợi nhiều liên tưởng về vẻ đẹp của người chiến sĩ. Hình ảnh của Dân công đỏ đuốc từng đoàn cũng kì vĩ và tràn đầy sức mạnh. Kháng chiến của chúng ta là cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện, người người đánh giặc, nhà nhà đánh giặc, nông dân miền xuôi tấp nập lên đường đóng góp sức người sức của cho tiền tuyến lớn. Hình ảnh của họ thật hào hùng, hoành tráng qua câu: Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay, sự kết hợp kì diệu giữa hình ảnh thực và những liên tưởng lãng mạn bay bổng vừa làm sống dậy nguồn sức mạnh to lớn của một dân tộc, vừa thần thoại hoá sức mạnh của con người, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bước chân của họ là bước chân của những con người đội đá vá trời, rung chuyển càn khôn, đạp bằng mọi gian nguy làm nên chiến thắng kì diệu khiến thế giới phải khâm phục.
Cảm hứng sử thi lãng mạn, hào hùng đã khiến ý thơ được mở rộng đến viễn cảnh tương lai tươi sáng:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Nhà thơ sử dụng hình ảnh Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên diễn tả cảm hứng tự hào, lạc quan tin tưởng về một tương lai tươi sáng của chiến khu trường kì gian khổ. Dù hôm này cà cả nghìn đêm đã qua, dân tộc phải chìm trong thăm thẳm của khói lửa đau thương; tăm tối, mịt mù của chiến tranh, của đói nghèo thì hãy tin rằng ngày mai, ngày mai chúng ta sẽ chiến thắng. Cuộc đời sẽ rộng mở, tươi sáng như ánh đèn pha đang chiếu vào bóng tối, sương mù, mở đường cho xe ta ra mặt trận. Chúng ta sẽ được độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc. Nhịp thơ cũng từ cảm hứng ấy mà trở nên mạnh mẽ, dồn dập như âm hưởng bước chân hành quân của quân và dân ta, nườm nượp, trùng điệp trên những nẻo đường ra trận. Hệ thống từ vựng mở căng độ diễn tả (Nát đá, thăm thẳm, bật sáng.). Hình ảnh con người kì vĩ, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh. Tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ngợi ca sức mạnh của nhân dân anh hùng, đất nước anh hùng.
Việt Bắc là căn cứ địa hào hùng, mồ chôn giặc Pháp, nhà thơ không thể không nhắc đến những tên đất, tên làng, tên sông, tên núi của trăm miền hoà với những chiến công lừng lấy cùng Việt Bắc đã đi vào sử xanh của dân tộc.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Niềm vui chiến thắng tràn ngập những câu thơ, tràn vào tâm tư người độc niềm vui chiến thắng bất tận của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Nhìn chung, đoạn thơ Việt Bắc ra trận là minh chứng tiêu biểu cho phong cách thơ đậm tính sử thi và dạt dào cảm hứng lãng mạn của Tố Hữu. Đọc đoạn thơ, ta thấy như một khúc ca thắng trận của quân dân Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp Khẳng định, ngợi ca, tự hào về quê hưong Việt Bắc ” Quê hương cách mạng dựng nên cộng hòa”.
4. Cảm nhận Những đường Việt Bắc của ta – mẫu 2
Mở bài:
Bạn đang xem bài: Top 3 bài cảm nhận Những đường Việt Bắc của ta siêu hay
Giới thiệu thời điểm sáng tác, xuất xứ, nội dung và chủ đề bài thơ Việt Bắc để giới thiệu đoạn thơ.
Bài thơ Việt Bắc được nhà thơ Tố Hữu viết vào tháng 10 – 1954, tức sau chiến thắng Điện Biên Phủ (5 – 1954), miền Bắc được giải phóng. Các cơ quan Trung ương của Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc (thủ đô của cuộc kháng chiến) về Hà Nội. Sự lưu luyến kẻ ở người về là nguồn cảm xúc lớn cho Tố Hữu viết nên bài thơ này. Bài thơ Việt Bắc được trích trong tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954) của Tố Hữu. Bài thơ đã bộc lộ nỗi nhớ của người cán bộ cách mạng (cũng chính là nhà thơ) đối với chiến khu Việt Bắc khi rời chiến khu về thủ đô Hà Nội. Bài thơ là lời ca ngợi phong cảnh và con người Việt Bắc: cảnh vật Việt Bắc đẹp, hùng vĩ… con người Việt Bắc đáng yêu, cảnh vật và con người nơi đây đã ghi dấu nhiều chiến công là làm nên những kỉ niệm thật vô cùng sâu sắc mà nhà thơ không thể nào quên được. Đặc biệt, trong bài thơ, Tố Hữu đã viết nên một khúc ca hùng tráng về con người kháng chiến và cuộc kháng chiến. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn thơ sau:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như lá đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng
Thân Bài :
a) Tiêu đề bài thơ:
Bài thơ có tiêu đề là Việt Bắc. Việt Bắc được xem là quê hương của cách mạng, ở đây có Pắc Pó, nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi Người trở về nước (tháng 2/1941), ở đây, diễn ra hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám, thành lập mặt trận Việt Minh. Việt Bắc lại có mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào – nơi họp Quốc dân đại hội ngày (16/8/1945) bầu ra ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc và cũng là nơi xuất phát của đội quân cách mạng tiến về giải phóng Thái Nguyên
Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc là một chiến khu vững chãi, nơi đóng các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Việt Bắc cũng là nơi chứng kiến biết bao nhiêu chiến công oanh liệt, thể hiện khí thế hào hùng của quân và dân ta trong chín năm kháng chiến.
b) Hình ảnh hào hùng của quân và dân ta trong kháng chiến:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến toàn dân. Các tầng lớp nhân dân bất phân già trẻ, gái trai, lớn bé đều tham gia kháng chiến. Trong đó, nổi bật nhất là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Người lính thời chống Pháp đã trải qua biết bao nhiêu hi sinh gian khổ nhưng rất hùng tráng và đầy lạc quan.
Hình ảnh hào hùng của đoàn quân ấy được thể hiện trong hai câu đầu của đoạn thơ:
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Hai từ láy “điệp điệp” và “trùng trùng” đi liền nhau ở câu thơ có sức gợi tả đó, nó vừa gợi lên hình ảnh của một đoàn quân đông đúc, vừa gợi lên sức mạnh, khí thế hào hùng của một đoàn quân. Đoàn quân ra mặt trận hùng tráng, mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.
Câu thơ thứ hai đưực ngắt theo nhịp 4/4: “Ánh sao đầu súng / bạn cùng mũ nan” càng làm tăng thêm vẻ đẹp của người lính – một vẻ đẹp vừa mang tính lãng mạn vừa mang tính hiện thực sâu sắc. Hình ảnh “Ánh sao đầu súng” có thể là hình ảnh ánh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân như “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu; “ánh sao đầu súng” ấy cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi, như nhà thơ Vũ Cao trong bài Núi đôi đã viết:
Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Góp phần vào sự hào hùng của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta có cả một tập thể quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến. Họ là những “dân công đỏ đuốc từng đoàn” tải lương thực, súng đạn để phục vụ cho chiến trường. Hình ảnh của họ cũng thật đẹp, thật hào hùng và đầy lạc quan không kém những người lính:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Dấu chân nát đá, muôn tàn lửa bay
Bằng một cách nói cường điệu “dấu chân nát đá “, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh yêu nước, yêu lí tưởng cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân thù của người nông dân lao động. Người nông dân lao động (lực lượng nòng cốt của cách mạng) là lực lượng góp phần rất lớn để đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn sau này – Họ là những người nông dân đôn hậu, chất phác, lớn lên từ bờ tre, gốc lúa nhưng họ đi vào cuộc kháng chiến với tất cả những tình cảm và hành động cao đẹp, họ bất chấp những hi sinh, gian khổ, chấp mưa bom bão đạn của quân thù, đạp bằng mọi trở lực để đi theo tiếng gọi của lòng yêu nước và lí tưởng cách mạng như nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã nói trong bài Đất Nước:
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng.
Hai hình ảnh “dấu chân nát đá” và “muôn tàn lửa bay” đã thể hiện cái khí thế hào hùng đó của nhân dân.
Dù có trải qua bao nhiêu gian khổ, có nghìn đêm đi trong “thăm thẳm sương dày” nhưng niềm lạc quan tin tưởng vào ngày mai thắng lợi vẫn sáng ngời. Như “ngọn đèn pha bật sáng” giữa cái “nghìn đêm thăm thẳm sương dày” ấy, mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó chính là ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi đường cho dân tộc ta bước qua đêm trường nô lệ để đến một ngày mai tươi sáng, một thời đại thắng lợi huy hoàng của cách mạng – một thời đại độc lập, tự do:
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Chính những sức mạnh ấy, niềm tin ấy đã đem lại những niềm vui chiến thắng. Những tin vui chiến thắng dồn dập, liên tục trên nhiều mặt trận được gửi về làm nức lòng quân và dân ta:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng
Điệp từ “vui” được lặp đi lặp lại nhiều lần gợi lên những đợt sóng tình cảm trào dâng, đợt sóng này kế tiếp đợt sóng kia cứ dâng lên, dâng lên mãi, tràn ngập tâm hồn nhà thơ, trong lòng quân dân cả nước.
Kết luận:
Với lối thơ lục bát ngọt ngào như ca dao, với chất thơ trữ tình cách mạng, thật sôi nổi, hào hùng, thiết tha, nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ này đã thể hiện nổi bật khí thế hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc; đồng thời đoạn thơ còn thể hiện niềm lạc quan cách mạng, ý chí chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, làm nên những chiến thắng vẻ vang, mang niềm vui về cho dân tộc. Đoạn thơ như một đoạn sử thi của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học