Tìm hiểu về trạng ngữ
Trạng ngữ là gì? Có mấy loại trạng ngữ? Trạng ngữ có tác dụng gì? Đây đều là các kiến thức quan trọng các bạn học sinh cần nắm được để sử dụng trạng ngữ trong câu sao cho hợp lý và đúng ngữ cảnh. Sau đây là một số nội dung kiến thức về trạng ngữ Tmdl.edu.vn xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.
Trạng ngữ là một thành phần rất quen thuộc của câu. Nếu chưa nắm vững kiến thức về trạng ngữ thì mời các bạn hãy cùng tìm hiểu nội dung dưới đây nhé.
Bạn đang xem bài: Trạng ngữ là gì? Có mấy loại trạng ngữ?
1. Khái niệm trạng ngữ
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm.
- Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, …
2. Có mấy loại trạng ngữ
Trạng ngữ chỉ nơi chốn
Trạng ngữ chỉ nơi chốn là thành phần phụ của câu làm rõ nơi chốn diễn ra sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu ?
Ví dụ: Trong bếp, mẹ tôi đang nấu cơm
Trạng ngữ chỉ thời gian
Trạng ngữ chỉ thời gian là thành phần phụ của câu làm rõ thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho câu hỏi: Bao giờ ? Khi nào ? Mấy giờ ? …
Ví dụ: Sáng nay, chúng em đi đá banh
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân là thành phần phụ của câu giải thích nguyên nhân sự việc hoặc tình trạng nêu trong câu.
Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao ?, Nhờ đâu ?, Tại sao ?
Ví dụ: Vì rét, những cây bàng rụng hết lá.
Trạng ngữ chỉ mục đích
Trạng ngữ chỉ mục đích là thành phần phụ của câu làm rõ mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì ? Nhằm mục đích gì ? Vì cái gì ? …
Ví dụ: Để đạt học sinh giỏi, Nam đã cố gắng chăm chỉ học tập tốt.
Trạng ngữ chỉ phương tiện
Trạng ngữ chỉ phương tiện là thành phần phụ của câu làm rõ phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
Trạng ngữ chỉ phương tiện thường mở đầu bằng từ bằng, với.
Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì ? Với cái gì ?
Ví dụ: Bằng một giọng chân tình, thầy giáo khuyên chúng em cố gắng học.
3. Dấu hiệu nhận biết trạng ngữ
- Trạng ngữ thường đứng đầu, cuối hoặc giữa câu
- Giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu thường có dấu phẩy khi viết và một quãng nghỉ ngắn khi nói.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Tmdl.edu.vn.
Trang chủ: tmdl.edu.vn
Danh mục bài: Văn Học